Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2009

đỗ quý doãn , người chuyên bịt miệng nhà báo ,bịt miệng dân .


CSVN kềm chế hệ thống blog đầy sinh lực trong nước

» Tác giả: Tim Johnston
» Dịch giả:
» Thể lọai: Chính trị - Xã hội
» Số lần xem: 79

1. CSVN kềm chế hệ thống blog đầy sinh lực trong nước


Tim Johnston, Washington Post, 18/01/09, Nguyễn Phương Nga lược dịch


Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều quyết định trong những tháng gần đây để ngăn chặn việc xử dụng blog, vì con số những người dùng Internet đang tăng vọt trong đất nước cộng sản này.

Chiến dịch trên bắt đầu vào tháng 8, khi chính phủ công bố một nghị định cho phép công an có một quyền hạn rộng rãi để ra tay đối phó với thành phần chỉ trích nhà nước trên mạng, trong đó cả những người chống đối “nhà nước CHXHCN Việt Nam”, phá hoại an ninh quốc gia và trật tự xã hội.

Nghị định cũng cấm “khiêu dâm truỵ lạc … và phá huỷ phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc”, theo tin tức đăng tải trên tờ báo mạng của Bộ Thông tin Truyền thông.

Việt Nam là một quốc gia đến với thời đại Internet tương đối khá trễ, nhưng mức tăng trưởng kinh tế phi thường trong vài năm qua đã tạo ra một sự gia tăng mạnh mẽ tương tự trong những người xử dụng Internet. Nhiều ước lượng cho thấy khoảng 24 triệu trong tổng số dân 84 triệu người thường xuyên lên mạng. Các dịch vụ thì có đầy rẫy để cho những ai không thể sắm nổi máy tính, và nhiều cửa tiệm nhỏ bán các nhu liệu vi phạm bản quyền cho những người có máy.

Trong một môi trường mà thông tin bị kiểm soát nặng nề bởi truyền thông nhà nước, thì các blogger đã nhanh nhẩu tìm ra được nhiều khả năng mà thế giới Internet có thể cung cấp cho họ. Tin tức về đất nước, phần lớn là từ các cơ quan truyền thông nước ngoài, và những bài bình luận chính trị thường xuyên phê phán chỉ trích chính phủ đã trở thành một nhu cầu cần thiết hàng đầu. Do đó, những bàn cãi về tương lai chính trị của đất nước, dù có hoặc không có Ðảng Cộng sản, đã trở nên sôi nổi.

“Ðây là một môi trường trí tuệ không được đồng đều”, theo bà Kim Ninh, người đứng đầu tổ chức Asia Foundation ở Hà Nội, khi nói về hệ thống của các trang blog, Bà nói, “Có rất nhiều chuyện đánh bùn sang ao, nhưng ở bên dưới là cả một truyền thống trí tuệ có từ thời kỳ thực dân Pháp trong các thập niên 20s, 30s, và 40s đang tiếp tục tràn tới. Họ tiếp nhận các đề tài tranh luận chính trị rất nghiêm túc. Mọi người vào các trang blog để tìm những tin tức mà họ không thể lấy được từ truyền thông chính thức”.

Hành động của nhà nước đối với việc tham gia vào các blog đã khêu gợi nên một phản ứng gay gắt từ những người cổ xuý cho tự do ngôn luận, “Việt Nam là một trong vài nước mà người dân có thể bị bỏ tù vì các tội danh như ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ’. Các nhà tài trợ cho Việt Nam nên tiếp tục đòi hỏi nhà nước phải chấm dứt hành động hình sự hóa việc bày tỏ tư tưởng một cách ôn hòa”, theo ông Brad Adams, giám đốc Á châu của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cho biết trong một thông cáo báo chí hôm Thứ Năm.

Sau một thời gian tương đối được tự do, khi các nhà báo trên mạng và báo giấy thử đi vào những phạm vi mà họ có thể đăng tải được, thì nhà cầm quyền mới đây lại bắt đầu đàn áp.

Cuối năm ngoái, toà án áp đặt một bản án tù hai năm lên một nhà báo sau khi ông ta viết một loạt bài vạch trần tham nhũng, và một blogger nổi tiếng được biết qua biệt danh Ðiếu Cày, có tên thật là Nguyễn Văn Hải, bị kết án 2 năm tù vì tội trốn thuế trong một trường hợp được khắp nơi coi như một sự trừng phạt vì anh ta tham gia vào blog.

Peter Leech, một người Úc đã thành lập ra ở Việt Nam một trang web, Intellasia.net, nhằm thu thập các tin tức phổ biến, bắt đầu gặp nhiều khó khăn với nhà cầm quyền vào tháng 6/2007. Ông ta nói rằng công an thường xuyên lục soát văn phòng Intellasia, máy chủ đặt trang web ở Hoa Kỳ bị tấn công và cuối cùng ông buộc phải bỏ chạy khỏi Việt Nam.

“Họ đang trở nên cứng rắn hơn đối với mọi thứ -báo chí, internet, mọi thứ”. Ông Leech nói từ thành phố Perth ở nước Úc.

Ðại đa số các blogger ở Việt Nam dùng các bộ phận nền tạo lập ra các trang blog của Yahoo và Google, và nhà nước nói rằng họ sẽ tranh thủ để tìm sự trợ giúp của các công ty này trong việc giám sát mạng internet.

“Các nhà cung cấp dịch vụ sẵn lòng hợp tác với các cơ quan Việt Nam”, theo Ðỗ Quý Doãn, thứ trưởng bộ Thông tin Truyền thông cho biết tại một cuộc họp báo hồi cuối tháng trước. “Tôi nghĩ là các nhà cung cấp dịch vụ cũng mong muốn có một môi trường internet sạch sẽ, Tôi nghĩ nếu các cơ quan nhà nước Việt Nam yêu cầu hợp tác, thì Google hoặc Yahoo cũng sẽ sẵn lòng”.

Bộ phận nền (platform) tạo lập ra blog phổ biến nhất đối với giới blogger Viêt Nam là Yahoo 360. Công ty Yahoo cho biết trong tuần này rằng họ chưa được nhà nước Viêt Nam tiếp xúc về bất cứ sự kiểm soát nào.

“Như một chính sách chung, thì công ty Yahơo cũng như các công ty khác trên thế giới, được yêu cầu phải tuân hành theo các luật lệ do các chính phủ đòi hỏi khi công ty là đối tượng lệ thuộc vào luật pháp của nước đó”, Yahơo nói trong một thông cáo, chỉ rõ ra cho thấy rằng bộ phận nền Yahoo 360 được vận hành từ Singapore

Ðể xem coi nhà nước Việt Nam có thể kiểm soát thành công Internet như thế nào. Như Trung Quốc đã cho thấy, có kỹ thuật tồn tại để ngăn chận các nội dung mà nhà nước không muốn, ít nhất là từ những người xử dụng thất thường. Nhưng không giống như những người xử dụng Internet của Trung Quốc, là nơi chính phủ của họ kiểm duyệt Internet từ lúc ban đầu, còn những người xử dụng ở Việt Nam đã có 8 năm được hưởng sự truy cập vào Internet không bị ràng buộc, vốn là điều mà họ coi là một quyền tự do.

Ông Leech nói về các quan chức nhà nước, “Nếu họ làm một vài điều gì đó khắc nghiệt, thì không những nó chỉ là một bước đi lùi to lớn, mà nó còn làm mọi người rất giận dữ”.


2009-01-18 19:08:11