Thứ Tư, 15 tháng 4, 2009

Ký sự du lịch: Từ xác ướp Ai Cập đến Hồ Chí Minh

Thiên Ðức

Ði du lịch Ai Cập, không ai là không mong muốn chiêm ngưỡng một lần các xác ướp của những vị vua thời cổ đại, nhất là đối với du khách Việt Nam để có dịp so sánh với xác ướp Hồ Chí Minh nhằm giải đáp những nghi vấn trong lòng mỗi người. Ðó chính là chủ đích của bài viết này vậy.

Theo chương trình du lịch ngắn ngày, đầu tiên chúng tôi được hướng dẫn ngang qua thành phố của người chết ở Cairo, những kim tự tháp, đền đài, thung lũng của các ông vua (Valey of the Kings), nghĩa trang tập thể trong lòng núi... cuối cùng đi thăm viện bảo tàng Ai Cập là nơi chứa nhiều xác ướp nổi tiếng của vua chúa cũng như giới bình dân.

Trước khi vào phòng xác ướp chúng tôi được thuyết minh trước, (vì ở trong phòng không được thuyết minh ồn ào, và không chụp hình tránh ảnh hưởng đến xác ướp. Ðiều này không có nghĩa là bí mật quốc gia, thực tế tất cả hình ảnh đều có bán đầy đủ ở các điểm du lịch, phổ biến rộng rãi trên internet).

Người Ai Cập tin rằng giữ gìn được thân xác được lâu dài, nhờ đó linh hồn có nơi trú ngụ để đầu thai kiếp sau, vì thế khi một người chết, nếu có điều kiện tài chánh, thì thân xác được ướp và an táng nơi kín đáo để cho người chết dễ dàng siêu thoát.

Công việc ướp xác của người Ai Cập thường phải trải qua 70 ngày. Bước đầu tiên, thân xác được mổ một lằn nhỏ bên trái bụng để lấy ra toàn bộ dạ dày, ruột non, ruột già, gan, phổi. Ðặc biệt trái tim được giữ nguyên vị trí vì người Ai Cập cho nó là trung tâm củathể xác.

Não được lấy ra bằng cái móc thông qua lỗ mũi để làm vỡ não. Các phần nội tạng bị lấy ra từ bụng được cất vào một trong cái gọi là canopic jar (bình kín), làm theo kiểu bốn người con trai của Horus: Qebehsenuef, đầu con chim ưng - ruột. Duamutef, đầu con chó rừng - bao tử. Hapy, đầu con khỉ (loại khỉ đầu chó) - ngực. Imset, đầu người - gan

Four stone containers each with different human or animal shaped lids

Hình minh họa số 1:

Canopic Jar

Nguồn: http://www.liverpoolmuseums.org.uk/wml/humanworld/ancientworld/egyptian/collection/canopic_jars.aspx

Sau đó thân xác được làm khô dần bằng cách phủ đầy Natron (một loại muối đặc biệt ở Ai Cập) dưới hơi nóng mặt trời. Khi thân xác đủ khô, được làm sạch trở lại, kế đến bao bọc bằng nhiều lớp vải lanh pha trộn nhựa thông, hương liệu cùng một số nghi lễ đầy bí ẩn tùy theo mỗi tôn giáo và tập tục ở mỗi địa phương. Ngoài ra tất cả các xác ướp cũng có một điểm chung là thổ táng chôn sâu vào lòng đất, yên tịnh không ai được quấy phá. Nhờ thế mà những xác ướp đã tồn tại qua được 4000 - 5000 năm nay.

Hình minh họa số: 2

Ðường vào mộ vua Thumes III

Nguồn: Thiên Ðức

Ði vào phòng, chúng tôi thấy nhiều xác ướp chưa mở bao gói mà hiện nay chính phủ Ai Cập có khuynh hướng giữ nguyên xác ướp ở tình trạng này nhằm bảo quản lâu dài.

Zahi Hawass with the mummy

Hình minh họa số 3

Xác ướp còn nguyên, chưa mở bao gói.

Nguồn: http://news.bbc.co.uk/1/hi/in_pictures/4510433.stm

Kế đến là những xác ướp đã được khám phá và đi vào lịch sử như là: vua Pharaoh Ramesses II, nữ hoàng nổi tiếng Ai Cập Hatchesout

Hình minh họa số: 4

Xác ướp Pharaoh Ramesses II

Nguồn: http://www.si.umich.edu/CHICO/mummy/images/rameses2-l.gif

Một xác ướp được xác định là nữ hoàng Hatshepsut được trưng bày trong bảo tàng Ai Cập ở Cairo hôm 27/06/2007

Hình minh họa số: 5

Xác ướp nữ hoàng Ai Cập Hatshepsut, vừa mới được khám phá (2007)

Nguồn: Reuters

Du khách có thể đi vòng quanh xác ướp, nhỏ to trao đổi ý kiến, sờ mó hòm kính, và săm soi tìm hiểu mọi khía cạnh của xác ướp không gặp phải một hạn chế nào ngoại trừ chụp hình.

Không khí thật thoải mái, gần gũi, cảm thông, ngưỡng mộ và khâm phục khi quan sát tỉ mỉ từng xác ướp. Cảm giác này, không hề có được khi đi thăm xác ướp Hồ Chí Minh vào năm 2004, một con người tự xưng “cha già dân tộc”. Thế nhưng khi vào lòng mộ huyệt, con người nằm đó sao mà quá xa cách và lạnh lùng, dù là trong không gian nhỏ bé, giữa trưa hè tháng năm.

Mỗi người đi thăm quan được nhắc nhở im lặng, trang nghiêm, dù đã có hàng rào ngăn cách 4- 5 mét lại thêm bốn tượng người bất động bao quanh với vẽ mặt vô hồn gây nhiều phản cảm. Ngoài ra còn những camera soi rọi nhiều góc cạnh của du khách làm cho không khí trở nên ngột ngạt đến khó thở. Cảm giác này tạo cho người du khách tâm lý “một đi không trở lại” hoàn toàn nghịch lại chính sách quảng cáo du lịch Việt Nam vậy.

Ðiều đặc biệt là người hướng dẫn du lịch VN kể cả người chịu trách nhiệm quảng bá hình tượng lăng cũng không hề đưa ra một thông tin nào về xác ướp ngoài những thông tin tuyên truyền chính trị đầy rẫy trên báo chí. Vì thế với tánh tò mò tìm hiểu xác ướp Hồ Chí Minh không còn cách nào hơn là tìm hiểu xác ướp Lenin, vì rằng xác ướp Hồ Chí Minh cũng chỉ là bản sao công nghệ của xác ướp Lenin. Theo một vài nguồn tin hiếm hoi chính thức trên báo chí Cộng sản Việt Nam như sau:

“Stalin cùng Dgierginxki nhất trí tiến hành ướp xác lâu dài theo phương pháp của Vorobiev.

Ngày 26 tháng 3 Vorobiev và bạn ông là giáo sư giải phẫu Boris Zbarxki bắt đầu công việc với thi hài đang bị thối rữa của Lê nin. Thi hài được mở phanh ra, mọi cơ quan nội tạng được lấy ra hết. Sau đó các giáo sư rửa sạch lồng ngực bằng nước cất. Mặt, hai bàn tay và toàn bộ bề mặt da được phủ bằng khăn ướt tẩm phoormaldehit.....

Chỉ sau đó họ mới thả Lê nin vào bồn cao su ngập đầy thứ rượu thuốc bí mật. Giáo sư Ilia Zbarxki, người đã cùng cha mình- giáo sư Boris Zbarxki, gìn giữ thi hài Lê nin, giải thích: “Trong thành phấn của dung dịch có glyxerin, axetat kali và clo- quinin. Công thức này đã được nhà bác học Manicov Razvedencov đưa ra vào thế kỷ XIX. Ông đã sử dụng dung dịch trong khi làm tiêu bản giải phẫu”. “Mỗi tuần chúng tôi lại dùng khăn thấm chất lỏng lên mặt và hai bàn tay của xác ướp. Hàng năm Lăng Lê nin đóng cửa một tháng rưỡi để ngâm thi hài trong dung dịch và thấm đẫm nó bằng các chế phẩm hóa học”. Phương pháp này đến nay vẫn không có gì thay đổi.

Riêng bộ não của Lê nin được đưa ra khỏi hộp sọ. Nó được tách ra thành 30.963 phần, được bọc bằng paraphin và được bảo quản trong dung dich cồn và phoocmaldehit trong tủ sắt của Viện não Liên Xô từ năm 1928....

Năm 1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, phương pháp ướp xác này lại được sử dụng để lưu giữ lại cho các thế hệ sau của Việt nam hình ảnh lãnh tụ thân thương của mình.

Ðoàn Phương ( theo báo Nga)

http://vietbao.vn/Phong-su/Nhung-dieu-chua-biet-ve-viec-uop-xac-Le-nin/75009225/264/

Sau đây là những hình ảnh minh họa quá trình bảo quản xác ướp:

http://ytrealestates.com/lenin.html

http://funzu.com/index.php/crazy-pic...nin-mummy.html

Một nguồn tin khác:

“Chuyên viên tẩm liệm hàng đầu của Nga là Yuri Denisov Nikolsky đã thực hiện việc ướp xác Hồ Chí Minh (1) trong những năm 1970, và xác Hồ Chí Minh đã được bảo quản trong những điều kiện nhiệt độ thấp từ -12 độ C đến -18 độ C. Boris Zbarsky (người cha) đã tẩm liệm xác của Lenin ngay từ những năm 1924 và truyền nghề cho con là Dr. Ilya Zbarsky tiếp tục làm việc này từ năm 1932 đến 1952. Riêng xác Hồ Chí Minh đã được nhóm ướp xác, dưới sự hướng dẫn của Dr. Sergei Debrov, làm việc trong một năm và hoàn tất vào cuối năm 1975.

Click the image to open in full size.

Hình minh họa số:

Xác ướp Hồ Chí Minh

Nguồn: X-cafevn.org

Ngoài ra, hàng năm cứ đến khoảng tháng 10-11, vào dịp Thu-Ðông, xác Hồ Chi Minh sẽ được chở qua Nga để tu bổ, tái tạo, đại tu, hay “Rebuild” toàn bộ. Chủ yếu, việc đại tu này gồm việc nhúng, ngâm chìm xác trong dung dịch hỗn hợp Glycerin và Potassium Acetate trong 30 ngày, để làm xác căng phồng, nở trương ra, phục hồi độ ẩm, sự căng phồng, trương nở da thịt vì thời gian và môi trường làm mất nước (dehydration) da thịt bị nhăn nheo, môi miệng bị khô nứt, tròng mắt xẹp xuống, mí mắt teo rút lại, co bắp bị teo nhỏ lại, khô cứng và mất nước. Cùng lúc đó, là việc tẩy, rửa, khâu, dán, thay thế những chỗ bị nấm mốc hủy hoại bằng những vật liệu nhân tạo như Sáp/Wax, nhựa dẻo. Các kỹ thuật trang điểm/make-up như tô, vẽ, son, phấn được sử dụng tối đa cho cơ thể, và khuôn mặt: Râu, lông, tóc được cắt, tỉa, xén, nhuộm lại như lúc còn sống, che bớt dấu vết, sắc xám chì của da và khuôn mặt. Ba yếu tố biến đổi nhiều nhất trong thời gian bảo quản xác, là ẩm độ, màu sắc, và độ cứng/Contour của da thịt cần phải phục hồi và tái tạo lại. Cộng thêm vào đó những chất dầu, cồn rượu, dung môi /solvents, những dược liệu hiếm, quý được sử dụng để tẩy rửa ngay từ lúc ban đầu tẩm liệm.

Ngoài ra, để bảo đảm an ninh trong phạm vi lăng, Ðảng phải sử dụng hàng Sư đoàn chính quy và Bộ tư lệnh thay phiên nhau canh gác, và bảo vệ lăng. Phạm vi lăng chiếm một mảnh đất có diện tích hơn 10 mẫu đất ngay trung tâm Hà nội.

Trần Ðức Hợp (DCVonline)

http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3353

So sánh hai xác ướp trên, cho thấy kết quả tương phản như sau:

I/- Xét về kỹ thuật:

1)- Xác ướp Ai Cập:

Là một thân xác có trái tim, được ướp xác theo kiến thức và kinh nghiệm của bổn xứ không lệ thuộc ngoại bang. Có bốn đặc tính:

* Khô: Người chết được làm mất nước thông qua lớp phủ Natron và hơi nóng mặt trời.
* Kín: Xác ướp được bao gói kỷ lưỡng bằng nhiều lớp vải phủ kín thân mình và mặt. Phủ một lần duy nhất cho “mãi mãi ngàn năm”, được nằm trong nhiều lớp áo quan và quách.
* Chìm: Sau khi xác ướp hoàn tất được an táng chìm sâu trong lòng đất, đồi núi, sa mạc hay bí mật trong kim tự tháp.
* Tỉnh: Nơi an táng xác ướp hoàn toàn yên tĩnh, hoang vu hẻo lánh như sa mạc hay các dốc núi cheo leo (xem hình minh họa số 2), không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

2)- Xác ướp Hồ Chí Minh:

Là một thân xác không tim óc. Xác ướp hoàn toàn lệ thuộc vào kỹ thuật của Liên Xô. Có bốn đặc tính sau:

* Ướt: Thân xác không hề được làm khô mất nước mà trái lại hằng năm được ngâm tẩm các dung dịch hóa chất đặc biệt được thay đổi theo tiến trình sinh hóa hay sự biến dạng của xác chết
* Hở: Ðiều đặc biệt xác ướp không hề được bao gói mà được mặc quần áo bình thường, được đổi thay theo ý thích của đảng csvn. Như là trước đây vào năm 1975 xác ông Hồ được mặc bộ đồ bà ba đen với chiếc khăn rằn, sau khi đại tu xác ướp ở đầu thập niên 80s, ông Hồ được mặc áo quần bộ đội, phải chăng chiếc khăn rằn phải biến mất theo MTGPMN. Ngoài ra, hằng năm vào tháng 11, trong dịp “đại tu” ở Liên Xô, ông Hồ được dịp “tô hô khoe của” ở xứ người, được săm soi từng cọng lông, vết nám. Thật là hở không còn cái hở nào hơn. (Xem hình minh họa xác ướp Lenin ở trên) .

Ðạo lý, truyền thống văn hóa và luật pháp nào cho phép đảng csvn được quyền đem bí mật thân xác của một người chết khơi khơi “phơi bày “, ngoài ý nguyện của đương sự , trước những cặp mắt cú vọ của mắt xanh mũi lõ hay đuôi sam “xính xáng” cho dù đó là những chuyên viên ướp xác?.

Ðảng csvn có thể nào thể hiện sự vô vàn kính yêu đối với ông Hồ Chí Minh qua hành vi đày đọa thân xác ông Hồ từ năm này qua năm khác như là sự việc “trấn nước” cho căng da, nở thịt, bôi vôi tẩy trùng một thân xác vô tri chẳng khác gì một con thú vật hay không? Ðây không phải là sự tôn kính mà chính là một tội ác!

Ông Hồ Chí Minh làm sao có thể siêu thoát, đi gặp cụ Mac, cụ Lenin trong khi phải chịu đựng bầm mình bầm mẩy trong cái xác ướp hằng ngày theo nhu cầu triển lãm của đảng csvn hay không?

* Nổi: Xác ướp Hồ Chí Minh không hề được chôn hay an táng, được đặt nổi trên mặt đất trong cái gọi là “nhà mồ hay lăng” Hồ Chí Minh. Những tên gọi này hoàn toàn sai. Vì ông Hồ hoàn toàn chưa được chôn ở trong lăng này. Nơi đây chỉ là chỗ trưng bày xác ướp chứ không phải chỗ chôn vĩnh viễn ông Hồ Chí Minh . Lăng Hồ Chí Minh phải được sửa đổi tên gọi là nhà chứa xác dang dở (vì xác ướp chưa hoàn tất, mỗi năm phải ngâm tẩm để tồn tại) hay nhà phơi bày xác Hồ Chí Minh thì thật sự mới đúng hiện trạng của nó.
* Ðộng: Theo nhu cầu quảng bá xác ướp, mỗi ngày thân xác ông Hồ được di truyền từ phòng đặc biệt ra phòng triển lãm, hằng năm đi “du lịch” Liên xô để sửa “sắc đẹp”, như vậy thân xác luôn luôn cơ động chứ không được yên tĩnh. (Xem thêm Phong thủy Lăng Hồ Chí Minh http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=118&nid=108878

II/- Xét về giá trị Văn hóa:

1)- Xác ướp Ai Cập

Theo văn hóa Ai Cập, tin rằng thân thể con người là nơi trú ngụ của linh hồn, thông qua thể xác, có thể đến bên kia thế giới hay đầu thai kiếp sau.

2)- Xác ướp Hồ Chí Minh

Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng bởi nhiều tôn giáo, trong đó Phật giáo là một tôn giáo có tầm ảnh hưởng nhiều nhất chủ trương thuyết luân hồi, linh hồn tồn tại từ kiếp này có thể đầu thai kiếp sau, vì thế thân xác chỉ là nơi ở tạm “sống gởi thác về”. Nên không quan tâm đến sự tồn tại của xác thân.

Riêng đối với Thiên Chúa Giáo, sách Sáng Thế: Thiên Chúa dùng bùn đất tạo dựng Adam, sau khi Adam phạm tội bất phục tùng, Thiên Chúa phạt ông và con cháu sau này cũng sẽ trở về với cát bụi ( x St 1,26-3,24). Do đó tôn giáo này cũng không khuyến khích giáo chúng ướp xác người chết.

Trong văn chương nghệ thuật, cũng từng thể hiện quan điểm:

“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi.” Trịnh Công Sơn

Hay

“Người ơi xin nhớ cát bụi là ta... mai này chóng phai

Người nhớ cho ta là cát bụi trở về cát bụi Xin người nhớ cho” (Lê Dinh)

Tóm lại văn hóa Việt Nam không có truyền thống ướp xác người chết. Vậy một câu hỏi đặc ra là ông Hồ Chí Minh được ướp xác dựa trên niềm tin hay nguồn văn hóa nào trong khi ý nguyện của người chết là muốn hỏa thiêu?

Vấn đề này được bộ chính trị đảng CSVN trả lời chính thức qua thông báo số 151-TB/TW ngày 19/08/1989 của BCT như sau: “Sở dĩ trước đây chưa công bố đoạn Bác viết về yêu cầu hỏa thiêu là vì thể theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng (khóa III) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam và hải ngoại, bè bạn quốc tế, có điều kiện tới viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm đối với Bác. Vậy là chuyện sửa đổi, cắt xén bản di chúc của Bác đã là sự thật, không chối cãi được nữa.

Xem thêm “Tài liệu mật...”

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2004/09/3B9D6114/

Hồ Chí Minh được ướp xác theo ý chí chủ quan của đảng csvn là để đồng bào và bạn bè quốc tế có điều kiện thăm viếng ông Hồ. Chứ việc ướp xác không dựa theo văn hóa dân tộc hay theo một niềm tin tôn giáo nào. Tự bản thân bản thông báo còn hàm ý rằng: xác ướp Hồ Chí Minh sẽ không tồn tại lâu dài. Vì rằng một khi nhu cầu thăm viếng không còn nữa thì xác ướp cũng trở thành vô dụng. Như vậy xác ướp Hồ Chí Minh chỉ là một công cụ chính trị cho một giai đoạn lịch sử mà thôi.

Cái giá nào mà dân tộc Việt Nam phải trả? cho nhu cầu chính trị của đảng csvn trong việc duy trì xác chết Hồ Chí Minh này.

Chi phí cho việc bảo quản xác ướp hằng năm là trên dưới 2 triệu đô la trả cho Liên Xô, chưa tính đến một ngân sách lớn lao không được tiết lộ để nuôi một đạo quân chuyên nghiệp tương đương với cấp sư đoàn nhằm bảo vệ xác chết cũng như những dịch vụ vệ tinh đi theo trong công việc bảo vệ an ninh và quảng bá xác ướp. Ðiều chú ý là các khoản chi phí trên người dân Việt Nam phải gồng mình gánh trả từ thời gian còn chiến tranh qua thời chặng đường đầu XHCN cho đến thời định hướng và còn tiếp tục trong tương lai.

Ngoài ra còn một cái giá quan trọng khác phải trả nữa không thể không nói đến, đó là sự NÔ LỆ CỦA MỘT DÂN TỘC. Trở lại thời kỳ “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN” cả nước đói đến độ, đảng csvn phải muối mặt, đi ăn mày bo bo đỏ là thức ăn của ngựa về nuôi dân, vết thương chiến tranh chưa lành, thế mà Việt Nam phải cam tâm đem máu xương của thế hệ thứ 4 trải dài trên chiến trường Campuchia để mở rộng biên giới XHCN cho Liên Xô. Lý lẽ bào chữa cho hành động này là “Làm nghĩa vụ quốc tế” không thuyết phục? Phải chăng vì những đồng tiền Rúp hay vì lý do nào khác? Ðảng CSVN có thể từ chối nghĩa vụ này không?

Khoa học ướp xác của Liên Xô đã từng tự hào thành công và có bề dày kinh nghiệm qua xác ướp Lenin hơn hữa thể kỷ qua không hề xảy ra một sự cố nào. Thế thì tại sao xác ướp Hồ Chí Minh chỉ mới vài năm từ 1975 đến thời điểm chiến tranh Campuchia (1979) đã bị rụng tai, thúi mũi? Ðây là một tình cờ lịch sử hay đây là một sự đểu cán của Liên Xô như là một lời cảnh cáo cho những ai dám có tư tưởng “phản bội quan thầy”? Bí mật công nghệ ướp xác được sử dụng như là một loại “sinh tử phù” cấy vào đảng csvn, nói theo văn chương truyện Kiều:

Cho tồn tại mới được quyền tồn tại

Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Năm 2010, xác ướp Lenin được đưa đi an táng, bộ phận chuyên môn ướp xác không còn nữa, rồi đây thân xác Hồ Chí Minh muốn được tồn tại, sẽ phải chấp nhận số phận lưu đày, làm con tin theo công nghệ Trung Quốc. Ðó chính là cội nguồn của nô lệ, cũng là một trong những lý do tại sao đảng csvn cam tâm cắt đất nhượng biển, khai thác Bâu xít Tây Nguyên, chấp nhận thân phận hèn hạ của một kẻ tôi đòi để tồn tại vậy.

Tóm lại, hiện thân những xác ướp Ai Cập chẳng những là niềm tự hào, mà còn đem lại nhiều nguồn lợi vật chất tinh thần đến cho toàn dân tộc Ai Cập. Thì trái lại, cái giá phải trả của sự tồn tại xác ướp Hồ Chí Minh cũng là linh hồn của chế độ csvn quá nặng nề cho toàn dân tộc Việt Nam. Thật là đắng cay và tủi nhục!






Tết Mậu Thân ở Huế
Hoàng Liên

(* Là 1 tù nhân quan trọng nên tác giả đã sớm được giải ra Bắc để khai thác, vì thế đã may mắn sống sót sau hàng chục năm vất vưởng trong hầu hết trại tù rùng rợn nhất tại rừng rú Việt Bắc.)

Tiếng súng nghe gần hơn, nổ liên hồi. Tôi nhìn đồng hồ: gần 4 giờ sáng. Thật là khác thường, vì theo thông lệ Việt cộng (VC) chỉ xuất quân trong đêm tối, va rút khỏi chiến trường khi trời gần sáng. Tôi vội vàng gọi điện thoại cho tiểu khu Thừa Thiên. Không ai trả lời. Giây điện thoại bị đứt rồi chăng ? Tôi liền đánh thức vợ và các con tôi dậy, rời bước xuống tầng dưới để tìm nơi ẩn nấp. ánh đèn điện vụt tắt. Trời chưa sáng. Ánh sáng mờ nhạt, yếu ớt chỉ đủ giúp cho tôi nhận ra một hành lang dẫn đến một căn phòng nhỏ ở phía sau ngôi nhà. Đang quanh quẩn tìm một ngõ ra, tôi bỗng nghe tiếng vợ tôi gọi, rồi hai người bộ đội VC đội nón cối bước vào và yêu cầu tôi bước qua phòng khách.

Sự việc xảy ra thật nhanh chóng và đột ngột. Vừa ngồi xuống ghế, chưa kịp nhận rõ tình hình, tôi đã thấy vài bộ đội VC dẫn một số người khác tiến vào. Chỉ trong chốc lát, phòng khách rộng lớn của Toà Đại Biểu Chánh Phủ đã chật kín những người, phần đông đang mặc quần áo ngủ, vẻ mặt bàng hoàng, ngượng ngập. Không ai nói với ai một lời Trong số những người tụ tập tại đây, tôi thoáng thấy chiếc áo dài của linh mục Nguyễn Văn Thích, một học giả, một giáo sư đáng kính của đất Thần Kinh. Đó đây, những bộ mặt đăm chiêu, lo lắng. Ai cũng đang suy nghĩ biến cố vừa mới xảy ra.

Tôi nhớ lại. Cuối tháng giêng 1968, sau khi thu xếp xong công việc tại văn phòng và chia tay với các bạn đồng sự tại Đà nẵng, tôi chuẩn bị về Huế ăn Tết và thăm gia đình. Tôi xa miền Trung đã lâu, và trên bước đường phục vụ của một người công chức, luôn luôn thay đổi nhiệm sở, tôi ít có dịp trở về dưới gối song thân. Cho nên sân này, được thuyên chuyển về Đà nẵng, tôi dự trù về Huế trong dịp Tết, dù trong mấy ngày gần đây có những tin đồn rằng Việt cộng sẽ tấn công vào cố đô trong dịp đầu Xuân. Vào những ngày cuối năm, được tin chính phủ Việt Nam Cộng Hoà đã chấp nhận đề nghị hưu chiến của đối phương trong ba ngày Tết, tôi không ngần ngại gì nữa, giữ nguyên ý định về thăm nhà, và sẽ trở lại Đà nẵng vào ngày mồng 4.

Ngoài khung cửa sổ lớn, những chiếc máy bay trực thăng lượn nhiều vòng trên nền trời đã sáng rõ, và bắn từng hồi đạn dài. Về sau, tôi biết những máy bay đó bắn vào nhà ga Huế, và gây ra một số thương vong cho đối phương.

Số người tập trung một lúc một đông, và mấy người bộ đội VC dồn chúng tôi cả ra sân, máy bay vẫn tiếp tục lượn trên đầu chúng tôi và bắn phá mỗi lúc một dồn dập hơn, nên chúng tôi chạy vào nấp trong cái am nhỏ ở góc sân khuân viên Toà Đại Biểu Chính Phủ.

Mấy người bộ đội và công an viên chạy đi chạy lại, thì thầm thảo luận. Có lẽ họ đang phân loại chúng tôi, vì chỉ một lúc sau, khoảng mười giờ họ gọi một số người trong đó có tôi, đến tập trung ở phía trước cổng ra vào rồi dẫn chúng tôi ra khỏi Toà Đại Biểu Chính Phủ. Chúng tôi xếp hàng hai rồi chậm rãi cất bước, lòng hoang mang không biết sẽ đi về đâu, và đối phương sẽ có biện pháp gì với chúng tôi.

Đoàn người hướng về phía Bến Ngự, đi một quãng ngắn, rồi dừng lại trước một ngôi nhà gạch lúp ngói bên đường Trong ngôi nhà khá rộng, một số độ 20 người đang đứng lộn xộn, bao quanh mấy người bộ đội và vài thanh niên mặc thường phục, đeo một băng màu đỏ ở cánh tay. Tôi đoán những người thanh niên đó là những người nằm vùng, bấy lâu âm thầm hoạt động cho địch trong hàng ngũ chúng ta, nay cho rằng thời cơ đã đến, nên xuất đầu lộ diện. Vẻ mặt và dáng điệu cố làm ra quan trọng, họ tỏ ra hăng hái và lạc quan quá mức - và có lẽ quá sớm. Một người phương Tây, khoảng độ 30 tuổi, hơi gầy, mặc một chiếc áo mưa màu xanh đậm phủ ra ngoài bộ quần áo ngủ, đang sôi nổi phân trần với mấy công an viên VC. Bằng cử chỉ và bộ điệu, bằng những tiếng Pháp thật đơn giản, anh cố giải thích cho họ hiểu rằng anh không phải là kẻ thù của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam:

- De Gaulle, Hồ Chí Minh, Amis.

Vừa nói, hai bàn tay của chính anh lại bắt vào nhau, làm cho tôi nhớ đến hình vẽ hai bàn tay xiết chặt in trên những bao nhựa tặng phẩm của chương trình viện trợ Mỹ. Một người trong bọn chúng tôi lẩm bẩm:

Hắn là người Pháp, dạy ở trường đại học Huế.

Chúng tôi tìm chỗ ngồi trong ngôi nhà rộng, lắng nghe tiếng máy bay, tiếng đạn nổ liên hồi, dò xét thái độ của các cán bộ, bộ đội để phỏng đoán sự biến chuyển của chiến cuộc. Nhưng không có một biến cố nào xảy ra, và đến sẩm tối, mấy cán bộ dẫn chúng tôi trở về Toà Đại Biểu Chính Phủ. Lần nầy, họ đưa chúng tôi vào nhà để xe hơi rộng lớn và trống trải ở bên ngôi nhà chính. Không ăn uống gì suốt một ngày, tôi vẫn không thấy đói. Nằm dài xuống nền xi măng lạnh lẽo, tôi suy nghĩ về hoàn cảnh của chúng tòi rồi ngủ thiếp đi.

Sáng hôm sau, khi tỉnh giấc, chúng tôi lại nghe tiếng máy bay lượn vòng quanh và tiếng súng nổ đó đây từng hồi dài. Thời gian lặng lẽ và chậm rãi trôi trong sự chờ đợi căng thẳng với những nỗi thác mắc không giải đáp được. Đến chiều, không hiểu tại sao, chúng tôi lại được đưa lên một phòng ngủ trên lầu hai của ngôi nhà chính. Tại đây, đã có một số đông người được tập trung lại. Do một sự tình cờ của số mệnh, tôi bị giam giữ ngay trong căn phòng mà tôi đã sử dụng trong mấy ngày Tết ở Huế. Các vật dụng bị lục soát, xáo trộn bừa bãi trên sàn nhà. Cái xách tay đựng mỹ phẩm và nữ trang của vợ tôi bị chọc thủng và các nữ trang đã biến mất. Cái máy vô tuyến truyền hình nhỏ cũng bị đánh vỡ mặt kính. Về sau, có người cho tôi hay rằng các bộ đội VC không biết máy TV là cái gì, nên tưởng lầm là điện đài thông tin. Cũng như khi mở tủ lạnh, những bộ đội miền Bắc nhìn thấy những lon bia có cái khâu tròn để mở, vội cho đó là những quả lựu đạn.

Mất hết tài sản, tôi không thấy tiếc, bởi vì ngoài tính mạng của tôi và của những người cùng cảnh ngộ, chúng tôi đang lo mất một điều ngàn cân đáng giá hơn: vận mệnh của đất nước. Một người không quen nhìn tôi, chỉ vào cái hộp đựng nữ trang, chán nản lắc đầu. Tôi chỉ lặng lẽ mỉm cười, và người đó cũng đáp lại bằng một nụ cười thông cảm ...

Lúc đó, biết tôi đã trở lại Toà Đại Biểu Chính Phủ, nhà tôi bưng đến một bát cơm. Tôi chia đều cho mấy người bên cạnh, nhưng không ai muốn ăn, và cả tôi cũng không thấy đói, mặc dù không ăn uống gì từ ngày hôm qua. Chúng tôi chỉ hút thuốc lá và trầm ngâm suy nghĩ. Chiến cuộc rồi sẽ biến chuyển như thế nào ? Số phận những người bị bắt rồi sẽ ra sao ? Chính sách VC đối với những người bị bắt trong chiến tranh là như thế nào ? Ngoài Huế ra, VC có tấn công vào vùng khác nữa không, và chính phủ ta đã có những biện pháp nào đề đối phó với tình hình ? Chúng tôi hoàn toàn bị cô lập, không nhận được tin tức gì bên ngoài, chỉ biết rằng điện và nước đã bị cắt đứt.

Tiếng máy bay trực thăng vẫn xành xạch dội lên trên nền trời đầy sát khí, và đạn vẫn nổ không ngớt. Ngoài khung cửa sổ, trời đã ngã về chiều, một buổi chiều đầu Xuân u ám, với gió lạnh buốt, như đang chờ đợi một biến cố nào đó sắp xảy ra. Và bao trùm lên trên mọi cảm giác và suy tư, cái ý thức bị mất tự đo dần dần trở nên rõ rệt hơn, như một mảnh vải bị thấm nước, cứ thẩm màu xuống mãi.

Cánh cửa lớn chợt được mở ra. Một cán bộ mặc đồng phục màu ka ki xanh rêu bước vào, nhìn quanh một lượt, rồi gọi tên một số người trong đó có tôi. Chúng tôi đứng lên, bước theo người cán bộ xuống tầng dưới, rồi ra ngoài sân. Ở đó một đám đông đang xếp hàng đứng đợi. phần lớn, họ còn rất trẻ. Lát sau, tôi biết đó là những học sinh thiểu số người Thượng du đang theo học tại một trường dạy nghề đặc biệt dành riêng cho họ. Tôi bỗng ngạc nhiên nhận ra một người quen: anh Bảo Lộc, phó tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên. Chúng tôi nhìn nhau bỡ ngỡ: người nọ không ngờ người kia cũng bị bắt.

Mấy cán bộ bắt đầu trói tay chúng tôi, cứ hai người buộc tay lại với nhau. Không ai nói ra, nhưng ai cũng hiểu rằng mình sẽ bị đưa đi xa. Tôi nói mấy lời từ biệt với nhà tôi, và cúi xuống hôn đứa con trai út chưa đầy mười tuổi. Nó bàng hoàng, ngơ ngác nhìn tôi. Có lẽ nó ý thức được đó là giây phút bi đát đối với gia đình, và nước mắt trào ra ngoài mí mắt, lặng lẽ, các chị nó còn ẩn nấp trong một căn hầm của Viện Đại Học Huế ở sát Toà Đại Biểu Chính Phủ.

Vào phút chót, đứa con gái nhỏ của chúng tôi chạy vội ra, vừa khóc vừa đưa cho tôi một cái xách tay đựng hai cái áo lót, một cái khăn, và một cái bi đông đựng nước. Một người cán bộ khoát tay ra hiệu, bảo tôi đừng lấy:

- Không cần thiết, đến trại sẽ có đủ mọi thứ.

Nhưng tôi vẫn cầm lấy, bùi ngùi cảm động trước sự chăm sóc của con.

Chiều đã xuống, một buổi chiều nặng trĩu mây chì, buổi chiều của những gì sắp chấm dứt, của chia lìa. Tôi rùng mình trong cơn gió buốt: chiếc áo len màu đen tôi đang mặc không đủ giữ sức ấm cho cơ thể. Một sân cuối cùng, tôi nhìn những người thân, nhìn quang cảnh hỗn độn của đám người bị giam giữ với những nét mặt lo âu, và tôi thông cảm nỗi hoảng hết của những thân nhân vào tiếp tế. Tôi nhìn mái am cổ kính, mấy hàng cây cao trong sân, ngôi nhà rộng lớn kiến trúc như một nhà ga hàng không, và, không hiểu sao, linh cảm rằng mình sẽ trở lại nơi này, và cuộc chia tay ngắn ngủi và bi đát này không phải là vĩnh biệt...