Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2009

Về 2 Tấm Hình Của Phan Thị Kim Phúc (Napalm Girl)

» Tác giả: Phạm Thắng Vũ
» Dịch giả:
» Thể lọai: Lật lại hồ sơ
» Số lần xem: 888

1. Về 2 Tấm Hình Của Phan Thị Kim Phúc (Napalm Girl)

Tấm hình Napalm Girl thật.

Ngày 8 tháng 6 năm 1972 lúc quá trưa, chiến đấu cơ Skyraider thả bom Napalm xuống một vùng giao tranh tại Trảng Bàng, một quận lỵ thuộc phía Nam của tỉnh Tây Ninh. Trên con đường nhựa quốc lộ 1 (nay là quốc lộ 22) một bé gái trần trường chạy (chung với vài trẻ em khác) tản cư trong dòng người dân về phía Củ Chi. Một phóng viên hãng tin AP người Việt trẻ tuổi tên Huỳnh Công Út (có tên là Nick Út, khi đó khoảng 21 tuổi) có mặt trên con đường nhựa (đứng chung với các chiến sĩ miền Nam VNCH) đã chụp được tấm hình của bé gái bị thương nầy. Tấm hình sau đó đã được văn phòng (chi nhánh đại diện AP tại thủ đô Sài Gòn) chuyển ngay về cho tổng hành dinh AP tại New York-USA và sau đó, tấm hình đã được in (và được in lại nhiều lần ở các quốc gia khác) với cái tên là Napalm Girl. Tấm hình đã nổi tiếng khắp thế giới về sự tàn phá khủng khiếp của bom Napalm và sự bi thương của chiến tranh tại miền Nam VNCH.


Cô bé trần truồng trong tấm hình nổi tiếng đó tên là Phan Thị Kim Phúc hiện đang sống (cùng chồng và con) tại Canada.


Bom Napalm là loại bom gì và tại sao cô bé nầy đã bị cháy bởi loại bom đó? Napalm (trong tiếng Việt thường được gọi là bom Na Pan) là tên gọi của các loại chất lỏng dễ bắt cháy được sử dụng trong chiến tranh, thường là xăng được làm đông đặc. Thực ra, Napalm là chất làm đặc trong các loại chất lỏng này, loại chất mà khi trộn với xăng sẽ thu được một dạng keo cháy. Napalm được phát triển tại Hoa Kỳ trong thời Đệ Nhị Thế Chiến (bởi một nhóm các nhà hóa học ở Đại học Havard, đứng đầu là Louis Fieser) Napalm được Hoa Kỳ và các nước đồng minh sử dụng trong súng phun lửa và trong một số loại bom cháy làm tăng hiệu quả của chất lỏng cháy. Nó là chất được thiết kế cho các mức độ cháy cụ thể và độ bám dính vào vật thể khi cháy. Napalm được trộn với xăng theo các tỷ lệ nhất định để chúng đạt được điều đó. Khi được dùng trong bom, Napalm nhanh chóng hút hết Oxy trong không khí, đồng thời tạo ra một lượng lớn chất Carbon Monoxide (CO) gây ngạt thở. Cũng có khi bom Napalm được sử dụng trong chiến tranh để phát quang các vùng đất trống cho máy bay trực thăng hạ cánh để dễ dàng đổ quân tiếp viện. Quận lỵ Trảng Bàng trong thời kỳ đó (mùa hè năm 1972) là nơi giao tranh giữa các các đơn vị thuộc Công Trường 5 Việt Cộng với binh sĩ của Sư Đoàn 25 Bộ Binh QLVNCH. Việt Cộng thường lẩn lút vào dân chúng miền Nam (dựa vào dân chúng và dùng dân chúng như là tấm bia) để quấy phá và đó là lý do mà cô bé Phan Thị Kim Phúc (9 tuổi) đã bị thương bởi bom Napalm nầy. Công trường 5 Việt Cộng khi khuấy phá vùng Trảng Bàng nầy là để hộ trợ cho đồng bọn chúng trong cuộc chiến mùa hè năm 1972 tại các chiến trường chính khác ở Quảng Trị, Komtum và An Lộc (mà báo chí thường gọi là trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa). Việt Cộng đã chiếm được một số khu vực trong vùng Trảng Bàng và cắt đứt quốc lộ 1 (thông thương từ Sài Gòn-Tây Ninh) khiến binh sĩ Sư Đoàn 25 Bộ Binh (căn cứ trú đóng tại Củ Chi-Hậu Nghĩa) được lệnh phải tái chiếm lại vùng Trảng Bàng nầy. Dân lành trong vùng giao tranh (giống như trong tất cả các trận đánh trên khắp đất nước) đều gồng gánh hàng hoá, dìu kéo thân nhân...bỏ chạy về phía quân đội miền Nam VNCH. Đó cũng là hình ảnh của cô bé Phan Thị Kim Phúc trong ngày giao tranh hôm đó và cô đã gặp những người lính miền Nam VNCH cũng như phóng viên Huỳnh Công Út.


Tấm hình Napalm Girl giả.

Nếu cô Phan Thị Kim Phúc bỏ chạy về phía Việt Cộng khi đó (giả dụ là vậy) thì đã không có tấm hình nầy và cô có khi đã chết (chắc chắn là vậy). Việt Cộng đời nào chúng chữa trị cho cô thậm chí các đồng chí của chúng khi bị thương, chúng còn bắn bỏ (cho rảnh tay và tránh hình ảnh người thương binh trong cặp mắt của dân chúng hậu phương trong vùng CS cai trị. Đó cũng là lý do tại sao có quá ít thương binh bên phía Việt Cộng miền Nam và CS Bắc Việt). Phóng viên phương Tây nào được chúng cho phép đi theo bên phía chúng các cuộc hành quân để chụp hình.


Các máy bay ném bom Napalm lúc đó không rõ thuộc Không Lực Hoa Kỳ hay Không Quân VNCH nhưng điều đáng để ý là khi Phan Thị Kim Phúc chạy về hướng các phóng viên, những người lính miền Nam VNCH thì cô đã được họ đưa ngay vào nhà thương tỉnh lỵ Củ Chi cứu chữa kịp thời. Sau 14 tháng điều trị và qua 17 lần giải phẩu da, Phan Thị Kim Phúc đã bình phục về nhà. Nhờ tấm hình Napalm Girl nầy mà Huỳnh Công Út (Nick Út) đã đoạt giải Pulitzer năm 1973 và cũng làm cho cô gái Phan Thị Kim Phúc nổi tiếng khắp thế giới.


Ngay khi tấm hình Napalm Girl xuất hiện thì bọn CSVN cũng đã dùng tấm ảnh nầy trong việc tuyên truyền cho cái mà chúng gọi là tội ác của bè lũ Mỹ-Nguỵ. Sau khi chiếm được miền Nam VNCH thì bọn CS đã đưa cô Phan Thị Kim Phúc đi học đại học. Trong khi những cậu bé, cô bé khác (có mặt trong tấm hình) như Phan thanh Tâm (12 tuổi, mặc áo trắng, anh ruột), Phan Thanh Phước (5 tuổi, chạy đàng sau, em ruột) và Hồ Văn Bơ, Hồ Thị Tính (bà con trong họ, đứng phía bên phải) không được bọn CS ngó đến (vì không nổi tiếng như Phan Thị Kim Phúc). Năm 1986 cô Phan Thị Kim Phúc được bọn CS cho sang nước Cu Ba du học rồi cô lấy chồng (năm 1992) và trong chuyến bay từ Nga về (hưởng tuần trăng mật), máy bay ghé lại Newfoundland-Canada (để tiếp thêm xăng) thì cô và người chồng quyết định ở lại (xin tỵ nạn chính trị) luôn (và trở thành công dân Canada năm 1997). Cũng năm 1977 nầy, bà (đã có chồng) Phan Thị Kim Phúc là Đại Sứ Thiện Chí của tổ chức UNESCO-Liên Hiệp Quốc. Bà Phan Thị Kim Phúc còn xuất hiện tại nhiều nơi và được nhiều người nổi tiếng đón tiếp nữa. Đó là phần thưởng cho nỗi đau đớn vì bom Napalm trên cơ thể bà đã chịu năm xưa.


Việc bà Phan Thị Kim Phúc nổi tiếng và được bọn CS ưu ái (vì chúng còn lợi dụng được hình ảnh của bà mà ai cũng biết) như vậy mà sau cùng bà phải chọn con đường xin tỵ nạn chính trị tại Canada. Lý do tại sao bà cùng chồng quyết định làm như vậy thì PTV không viết ra ở đây mà chính là cùng với tấm hình nổi tiếng của bà (do Huỳnh Công Út (Nick Út) chụp) thì cũng đã thấy xuất hiện vài tấm hình khác được ghi chú hoặc trích dẫn là hình của Phan Thị Kim Phúc. Rồi lại có cả các đoạn Video Clip quay cảnh (hình mầu) cô bé Phan Thị Kim Phúc bị trúng bom Napalm bỏ chạy nữa. Trong 2 tấm hình, đối chiếu từng tấm một thì độc giả nào tinh mắt sẽ thấy có sự khác biệt giữa 2 cô bé Phan Thị Kim Phúc thật và giả. Cô Phúc thật khóc than thảm thiết (bị dính bom Napalm và trong khung cảnh giao tranh thật) và cô Phúc giả (không khóc, mặt tỉnh bơ dù được hóa trang những vết lột da trên người). Vị trí chạy của các cô, cậu bé trong 2 tấm hình cũng khác biệt (để ý phía cô bé mặc quần đen Hồ Thị Tính). Còn Video Clip thì người đàn bà bồng con (bà nầy là bà con ruột của Phan Thị Kim Phúc) thì người xem dễ dàng thấy vẻ ráo hoảnh, không một chút đau xót nào lộ trên khuôn mặt của bà (khi trên tay đang bế cháu bé mà da bị lột từng mảng).


Nữ Hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị tiếp kiến bà Phan Thị Kim Phúc và ông Nick Út.

Tại sao lại có tấm hình Napalm Girl mới và Video Clip nầy? Ai làm ra chúng, khi nào và để dùng cho mục đích gì? PTV cũng đã suy nghĩ và tạm đi đến một kết luận sau: Chắc chắn phóng viên Huỳnh Công Út (Nick Út) không thèm làm chúng vì ông đã quá nổi tiếng và đoạt giải Pulitzer rồi thì ông cần gì phải làm thêm một tấm giả thứ hai. Bà Phan Thị Kim Phúc cũng không phải là tác giả ( vì bà còn nổi tiếng hơn cả Nick Út nữa) và cả hai người nầy (ông Nick Út và bà Phúc) cũng không phải là tác giả của Video Clip đó (dù là có trộn với những cảnh chiến tranh khác vào). Tấm hình và Video Clip mới được dàn dựng (mà người ta thường gọi là rebuilt) ở ngay nơi giao tranh cũ (khúc quanh trên đường lộ gần một Thánh Thất Cao Đài tại Trảng Bàng) và chắc chắn tác giả là bọn CS vì chúng có phương tiện trong tay (như người, quân phục, vũ khí của binh sĩ miền Nam VNCH). Mục đích là để lưu giữ luận điệu tuyên truyền: Quân đội miền Nam VNCH và Hoa Kỳ đã vô cùng tàn ác với dân lành trong thời chiến tranh 1954-1975.


http://www.youtube.com/watch?v=Ev2dEqrN4i0&feature=email


Video Clip mới về Napalm Girl Phan Thị Kim Phúc. Hãy để ý cô bé mặc áo trắng, quần đen trong Video Clip và trong tấm hình của Huỳnh Công Út chụp.


Bà Phan Thị Kim Phúc tại Luxemburg.

Không biết ông Huỳnh Công Út (Nick Út) và bà Phan Thị Kim Phúc có biết đến tấm hình thứ 2 và Video Clip giả nầy không?


Phạm thắng Vũ
Feb 20, 2009.


2009-02-21 08:16:51