Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2009

Entry for January 08, 2009
CỘNG SẢN VIỆT NAM SỢ BỊ ÐẢO CHÁNH?


HÀ NỘI THANH TRỪNG MỘT LOẠT CÁC TƯỚNG LÃNH VÌ SỢ BỊ ÐẢO CHÁNH

Tin Hà Nội - Những tin tức mới nhất được tiết lộ bởi một cựu Trung tướng của bộ đội Cộng sản Việt Nam hồi hưu, làm cho người ta biết thêm về những vụ thanh toán của Chính Trị Bộ đối với các tướng lãnh Cộng sản vì sợ bị đảo chánh.

Theo một bản tin được gởi đi từ Việt Nam đã nhắc lại cái chết của toàn bộ Bộ tư lệnh và tham mưu của quân khu 4, đã chết thảm trong chuyến đi thị sát huấn luyện quân sự, mà nguồn tin này cho rằng đó là một âm mưu thanh trừng của Bộ Chính Trị khi biết được những vị tướng này không đồng ý và chống lại những nhượng bộ liên quan đến việc Trung Cộng gây áp lực quân sự và chiếm lấy các quần đảo của nước Việt Nam.

Họ đã ngấm ngầm chuẩn bị loại Bộ Chính Trị bằng giải pháp đảo chính ôn hòa là bắt Bộ Chính Trị phải giải tán và lập ra ủy ban quân quản lâm thời cho đến khi triệu tập toàn thể ban chấp hành trung ương để bầu lại một bộ chính trị mới, sau đó triệu tập quốc hội để thành lập chính phủ.

Tin này lọt ra ngoài nên toàn bộ những tướng lãnh này đã bị tiêu diệt và bị che giấu khi gọi đó là một tai nạn máy bay. Sự kiện xảy ra ngày 27 tháng giêng năm 2005 khi chiếc máy bay trực thăng chở đoàn cán bộ cao cấp của Quân khu 4 tren đường đi kiểm tra công tác huấn luyện thì bị tai nạn. Trong số những người hy sinh có Trung tướng Trương Ðình Thanh Tư lệnh Quân khu; Thiếu tướng Nguyễn Bá Tuấn, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 4; Ðại tá Lê Hữu Phúc là chủ nhiệm chính trị quân khu.

Trong số này còn có Ðại tá Nguyễn Văn Minh cục phó cục Kỹ thuật; Ðại tá Trần Quang Lộc, cục trưởng cục Hậu cần; Ðại tá Trần Kiểu là trưởng phòng tác chiến, cùng một số các sĩ quan cấp thấp hơn và 3 phi công theo đoàn. Sau đó Bộ Chính Trị đã nhóm họp và nghiên cứu lại toàn bộ nhân sự và tổ chức của quân đội Nhân Dân Cộng sản Việt Nam.

Sau khi điều tra theo hệ thống cấp quân ủy, cấp ủy trong quân đội rà xét thật kỹ lưỡng, Bộ Chính trị đã đồng loạt thay đổi nhân sự như hoán chuyển, thăng cấp và cho về hưu, đồng thời chỉnh đốn lại hàng ngũ Công An. Vì Bộ Chính Trị không còn tin tưởng vào quân đội, họ luôn luôn nghi ngờ và lo sợ quân đội sẽ làm phản và đảo chính. Họ cũng lo lắng lực lượng công an sẽ phối hợp hành động với quân đội vì một số vị lãnh đạo của Công An trước kia cũng xuất thân từ quân đội.

Vì lẽ đó Bộ Chính Trị đã ra tay trước là chọn lựa những người trung thành để nắm những chức vụ quan trọng của ngành Công An để bảo vệ Bộ Chính Trị khi xảy ra biến cố.

Ngày 25 tháng 4 năm 2007, Hà Nội ra lệnh thăng cấp hàng loạt Công an từ Ðại tá lên Thiếu tướng, và từ Thiếu tướng lên Trung tướng. Ngày 7 tháng 2 thay đổi và bổ sung một số tướng lãnh, nhưng đến ngày 14 tháng 12 lại cho nghỉ hưu hàng loạt các tướng lãnh cũ.

Ðến tháng 7 năm 2008, toàn bộ tự lệnh và bộ tham mưu của quân khu thủ đô bị Bộ Chính Trị cách chức bằng cách cho về hưu hay thuyên chuyển công tác vì có những nghi ngờ bên trong sau vụ thanh trừng lãnh đạo quân khu 4.
Tại Hội Nghị lần thứ 4 của Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra một nghị quyết theo đó các cơ quan quân đội, công an đang tham gia vào công tác kinh doanh phải chuyển cho nhà nước quản lý bắt đầu từ năm 2008.

Nguồn tin này còn cho biết cái chết của Thượng tướng công an Thi Văn Tám, đặc trách về gián điệp đã bị thanh toán chết. Những người hiểu chuyện đều cho biết là trên chuyến công tác bay về lại thành phố, vừa đến nhà thì ông chết vì uống nước bị thuốc độc trên máy bay.
Tin khác cho biết ông Tướng Tám dự trù đi Thủ Ðức và Bình Thuận để thăm trại giam, chuẩn bị cho màn trình diễn đặc xá tù vào dịp Tết Nguyên Ðán sắp tới nhưng nay đã bị giết, chuyến công tác phải đình hoãn và giao lại cho Thượng tướng Lê Thế Tiệm.

Việc tướng lãnh Công an gần đây bị đột tử do tranh giành quyền lực hoặc vì nhu cầu cần bịt đầu mối cũng không phải là điều ngạc nhiên. Trong giới công an nhất là phía Tổng Cục Tình Báo cũng đã từng thực hiện hàng loạt các vụ thủ tiêu những tướng lãnh như Hoàng Văn Thái, Chu Văn Vấn, Lê Trọng Tấn, Phan Bình.

Những chứng cứ trên đây cho thấy Hà Nội đang muốn xiết chặt việc kiểm soát quân đội cũng như ngành tình báo để bảo vệ đảng và Chính Trị bộ, cũng như để chống lại những âm mưu muốn lật đổ chế độ hiện nay vì sự bất mãn đã dâng cao sau khi đảng Cộng sản và nhà nước đã cắt đất dâng biển cho Trung cộng trong thời gian vừa qua.

THÊM MỘT NHÀ VĂN VIỆT NAM KHÔNG SỢ BỊ BẮT, SẴN SÀNG CHẤP NHẬN KHI NÓI LÊN SỰ THẬT

Tin Hà Nội - Sau khi Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Cộng sản Việt Nam ký một thông tư về việc cấm các blogs có nội dung không phù hợp và xiết chặt hệ thống Internet, nhà văn Võ Thị Hảo là một người cầm bút ở trong nước vừa lên tiếng tố cáo rằng, trang blog của bà liên tục bị phá xóa vì thường xuyên có những bài viết khiến nhà cầm quyền không thích.

Bà tuyên bố trên đài BBC mới đây rằng, bà không sợ và sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi nói lên sự thật. Trong cuộc phỏng vấn này, nhà văn Võ Thị Hảo tin rằng trang blog của bà bị đột nhập không ngẫu nhiên. Bà nói dù chưa thể khẳng định ai đã làm việc này, nhưng bà nghĩ không ngẫu nhiên trước tình trạng các trang blog cá nhân của bà trên mạng internet bị xâm nhập, biến đổi nội dung và hình thức sau khi nhà cầm quyền ra lệnh xiết chặt kiểm soát những trang blog trong nước.

Bà cho biết những gì bà viết là một tấm lòng, một tâm huyết và nói sự thật, không có gì là nhạy cảm cả, còn việc một số người trong đảng Cộng sản không thích những bài viết của bà thì đó là quan điểm của họ.
Khi được hỏi liệu chính bản thân có sợ bị kết án và bỏ tù vì những gì bà đã viết và phát biểu công khai trên blog, với truyền thông trong và ngoài nước hay không, bà Hảo nói khi đã cầm lấy cây bút, người ta phải cảm nhận được nỗi đau của người khác. Nỗi đau của người khác, nỗi oan khuất của một người trong xã hội, mình phải quan niệm là không của riêng ai cả. Ðó là lương tâm tối thiểu. Còn khi mình đã nói thật, mình không làm điều gì xấu cả, khi mình làm một điều vì mọi người, cho cộng đồng, trong đó có mình, nếu có điều gì không hay xảy ra đối với bà thì bà cũng chịu thôi.

XUẤT CẢNG BẾ TẮC, HÀ NỘI CHỈ ÐẠO QUAY LẠI VỚI THỊ TRƯỜNG NỘI ÐỊA

Tin Hà Nội - Trong một cuộc họp diễn ra trong tuần qua, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Công Thương Cộng sản Việt Nam là phải coi trọng thị trường nội địa, lấy đó làm điểm tựa vì trong những ngày tới tình trạng xuất cảng của Việt Nam sẽ lâm vào thế bế tắc, đưa tới những thất thoát rất lớn về vấn đề kinh tế cho Việt Nam.

Trong những ngày qua Hà Nội đã đề ra hàng loạt các biện pháp như giảm lãi suất cơ bản, yêu cầu ngân hàng bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn, nhưng nay mới chính thức kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa. Trước những tuyên bố này của Thủ tướng Cộng sản Việt Nam, giới quan sát cho rằng đã quá trễ.

Vào cuối tháng 8 năm 2008, ông Cao Sĩ Kiêm, cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước và nay là chủ t?ch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ, tiết lộ rằng từ khi Hà Nội thực hiện chính sách siết chặt tín dụng nhằm ngăn chặn lạm phát, đã có khoảng 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, 60% khác đang thoi thóp.

Dù các chuyên gia kinh tế dự đoán nếu khu vực tư nhân đổ vỡ hàng loạt thì sẽ là một tai họa nhưng Hà Nội vẫn không màng. Cho đến đầu tháng 11 khi các doanh nghiệp liên tục phá sản, Hà Nội mới chỉ đạo hệ thống ngân hàng hạ lãi suất cơ bản. Qua những điều này, người ta thấy Hà Nội không tin tưởng vào sự ổn định cũng như khả năng phát triển của nền kinh tế. Dự báo của Việt Nam trong năm 2009 là tổng thu ngân sách sẽ giảm khoảng 6000 tỉ đồng. Ngoài ra, vốn đầu tư nước ngoài đang sụt giảm nhanh vị các nhà đầu tư thi nhau rút vốn ra khỏi Việt Nam.

Vào ngày cuối cùng của năm 2008, ông Vũ Huy Hoàng là bộ trưởng Bộ Công Thương Cộng sản Việt Nam thú nhận xuất cảng đóng góp lớn cho nền kinh tế. Theo thống kê năm 2008, kim ngạch xuất cảng đạt xấp xỉ 63 tỷ đô-la. Tuy nhiên do kinh tế thế giới suy thoái nên năm 2009 sẽ là năm phải chuẩn bị tinh thần để đón nhận nhiều tin xấu, và Hà Nội thú nhận mục tiêu tăng trưởng 13% so với 2008 sẽ rất khó đạt. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mức cầu sẽ giảm, các nhà nhập cảng sẽ khó vay vốn để nhập cảng hàng hóa.

Nhiều hàng rào phi thuế và các biện pháp bảo hộ đã được dựng lên và những điều đó sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng xuất cảng của Việt Nam, vốn đã phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa cùng chủng loại của các nước Châu Á cũng đang gặp trở ngại, nên những thuận lợi về giá như gạo, cà phê, hạt tiêu, thủy sản, khoáng sản sẽ không còn.

Trong tuần trước và tuần này, Hà Nội đã ngưng đưa ra những tuyên bố lạc quan, mà ngược lại chính Bộ trưởng tài chính Cộng sản Việt Nam đã phải lên tiếng cảnh báo về tình trạng bi đát của nền kinh tế, và Hà Nội còn dự trù sẽ triệu tập Quốc Hội để họp khóa bất thường nhằm tìm giải pháp đối phó. Tuy nhiên cho đến nay Hà Nội vẫn đổ thừa cho nguyên nhân dẫn đến thực trạng hiện nay là do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến nhanh và sớm hơn dự trù.

Cả Quốc Hội lẫn nhà nước Cộng sản Việt Nam đặt chỉ tiêu xuất cảng cho năm 2009 là tăng 13%, nhưng theo bộ trưởng tài chính thì thực tế hiện nay vừa cho thấy tăng 5% cũng đã rất khó, và điều này cũng đã gây ra mâu thuẫn trong giới lãnh đạo Hà Nội hiện nay.