Nông dân tỉnh Hưng Yên biểu tình phản đối việc tịch thu đất đai
Ánh Nguyệt
Bài đăng ngày 08/01/2009 Cập nhật lần cuối ngày 08/01/2009 15:21 TU
Những vụ tranh chấp đất đai và bồi thường không thoả đáng trong thời gian gần đây hầu hết là nguyên nhân chính trong những vụ biểu tình của nông dân trong nước. Trong vụ Cửu Cao, nông dân được đề nghị bồi thường khoảng 20 triệu đồng (1120 đôla) cho 360 mét vuông đất, vào năm 2004
Theo hãng tin AFP, hôm qua hàng ngàn nông dân huyện Cửu Cao, tỉnh Hưng Yên đã chống đối dữ dội khi xe ủi đất được công an yểm trợ bắt đầu san bằng các khu đất nông nghiệp của họ. Vùng đất này nằm trong chương trình xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Vân Giang, còn được gọi là Eco Park, rộng 500 hecta thuộc tỉnh Hưng Yên, cách thủ đô Hà Nội chừng 15km về hướng Đông Nam.
Eco Park do công ty Vihajico trúng thầu khai thác có kế hoạch xây dựng trên địa bàn ba xã Xuân Quang, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên một khu đô thị và du lịch mới, có sân đánh gôn.
Do việc bồi thường thiệt hại đất trưng dụng không rõ ràng, vào tháng 8/2006, mấy trăm nông dân đã kéo tới bên ngoài trụ sở Quốc hội biểu tình ôn hòa. Tháng 12 năm ngoái, hai trong số những ngưòi này đã bị tuyên xử mỗi người một năm tù giam với lý do gây rối trật tự công cộng.
Về cuộc chống đối hôm qua của dân làng xã Cửu Cao, một phụ nữ yêu cầu không đưa tên nói với AFP là hơn 1.000 dân trong đó có người còn mang theo cả nông cụ đã giận dữ chống lại việc cưỡng chế đất đai của họ.
Những vụ tranh chấp đất đai và bồi thường không thoả đáng trong những năm gần đây hầu hết là nguyên nhân chính trong những vụ biểu tình của nông dân trong nước.
Trong vụ nông dân Cửu Cao, tỉnh Hưng Yên phản kháng hôm thứ Tư, chính quyền địa phương biện minh, 70% cư dân đã chấp thuận tiền bồi thường nhưng 30% còn lại chưa chấp nhận mức đền bù. Cán bộ Nhà nước đã nhiều lần thương thuyết với họ nhưng không đạt được kết quả.
Người phụ nữ Cửu Cao mà AFP tiếp xúc cho biết, nông dân được đề nghị bồi thường 19 triệu đồng Việt Nam tức khoảng 1.120 đôla cho 360 mét vuông đất, vào năm 2004. Do sự phản đối của nông dân nay mức bồi thưòng cho đất đai cưỡng chế đã được nâng lên thành 48 triệu đồng. Một số hộ nông dân do khó khăn tài chính đã chấp nhận khoản bồi thưòng này nhưng nhiều người vẫn tiếp tục đòi thương thuyết với chính quyền.
Ánh Nguyệt
Bài đăng ngày 08/01/2009 Cập nhật lần cuối ngày 08/01/2009 15:21 TU
Những vụ tranh chấp đất đai và bồi thường không thoả đáng trong thời gian gần đây hầu hết là nguyên nhân chính trong những vụ biểu tình của nông dân trong nước. Trong vụ Cửu Cao, nông dân được đề nghị bồi thường khoảng 20 triệu đồng (1120 đôla) cho 360 mét vuông đất, vào năm 2004
Theo hãng tin AFP, hôm qua hàng ngàn nông dân huyện Cửu Cao, tỉnh Hưng Yên đã chống đối dữ dội khi xe ủi đất được công an yểm trợ bắt đầu san bằng các khu đất nông nghiệp của họ. Vùng đất này nằm trong chương trình xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Vân Giang, còn được gọi là Eco Park, rộng 500 hecta thuộc tỉnh Hưng Yên, cách thủ đô Hà Nội chừng 15km về hướng Đông Nam.
Eco Park do công ty Vihajico trúng thầu khai thác có kế hoạch xây dựng trên địa bàn ba xã Xuân Quang, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên một khu đô thị và du lịch mới, có sân đánh gôn.
Do việc bồi thường thiệt hại đất trưng dụng không rõ ràng, vào tháng 8/2006, mấy trăm nông dân đã kéo tới bên ngoài trụ sở Quốc hội biểu tình ôn hòa. Tháng 12 năm ngoái, hai trong số những ngưòi này đã bị tuyên xử mỗi người một năm tù giam với lý do gây rối trật tự công cộng.
Về cuộc chống đối hôm qua của dân làng xã Cửu Cao, một phụ nữ yêu cầu không đưa tên nói với AFP là hơn 1.000 dân trong đó có người còn mang theo cả nông cụ đã giận dữ chống lại việc cưỡng chế đất đai của họ.
Những vụ tranh chấp đất đai và bồi thường không thoả đáng trong những năm gần đây hầu hết là nguyên nhân chính trong những vụ biểu tình của nông dân trong nước.
Trong vụ nông dân Cửu Cao, tỉnh Hưng Yên phản kháng hôm thứ Tư, chính quyền địa phương biện minh, 70% cư dân đã chấp thuận tiền bồi thường nhưng 30% còn lại chưa chấp nhận mức đền bù. Cán bộ Nhà nước đã nhiều lần thương thuyết với họ nhưng không đạt được kết quả.
Người phụ nữ Cửu Cao mà AFP tiếp xúc cho biết, nông dân được đề nghị bồi thường 19 triệu đồng Việt Nam tức khoảng 1.120 đôla cho 360 mét vuông đất, vào năm 2004. Do sự phản đối của nông dân nay mức bồi thưòng cho đất đai cưỡng chế đã được nâng lên thành 48 triệu đồng. Một số hộ nông dân do khó khăn tài chính đã chấp nhận khoản bồi thưòng này nhưng nhiều người vẫn tiếp tục đòi thương thuyết với chính quyền.