Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2009

TRUNG - CỘNG CÓ THỂ SỤP ĐỖ KAY KHÔNG .


Trung Quốc có thể sụp đổ hay không? Nếu có cơ sụp đổ như thế, phải là do một áp lực lớn, gay gắt, dữ dội và mãnh liệt nhiều lần hơn phong trào dân chủ Thiên An Môn 1989.

Hẳn nhiên, không ai nghĩ rằng Đài Loan sẽ đưa quân vào chiếm lục địa. Cũng không thể có chuyện nổi dậy ở Tây Tạng, Tân Cương. Cũng không có bàn tay phù phép CIA nào có thể làm nhà nước Bắc Kinh sụp đổ. Nhiều phần có thể suy đoán, rằng sụp đổ hay biến đổi bản chất phải là tự trong lòng chế độ. Có thể là sẽ có một Gorbachev, hay một Yeltsin... Cũng có thể là dân đói và nổi loạn... Cũng có thể tự Đảng CSTQ tách làm đôi vì cơ duyên nào đó, và rồi bất khả hàn gắn...

Nhưng đối với nhiều nhà nghiên cứu tại các đại học Hoa Kỳ, nếu TQ sụp đổ nhiều phần sẽ là do tham nhũng quá độ.

Nhà khoa học chính trị Pei Minxin đã viết một bản nghiên cứu phổ biến tháng trước bởi viện Carnegie Endowment of International Peace, bản doanh ở Washington. Họ Pei là nhà khoa học chính trị tốt nghiệp ở đại học Shanghai International Studies University tại Thượng Hải, rồi có bằng Tiến Sĩ ở Đại Học Harvard và có các tác phẩm in tại Mỹ.

Bản khảo sát khẳng định rằng tham nhũng tại Trung Quốc "đã có ảnh hưởng tràn qua biên giới" và làm thiệt hại các nhà đầu tư Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác.

Bản văn viết, "Hành vi bất hợp pháp của các cán bộ địa phương có thể làm các công ty Tây Phương thiệt hại lớn về môi trường, nhân quyền và tài chánh."

Không phải Pei là người duy nhất đưa ra tiên đoán đó. George Zhibin Gu, một chuyên gia ngân hàng đầu tư tốt nghiệp ở đại học Nanjing University và đậu bằng Tiến Sĩ ở University of Michigan, đã nhận xét rằng tham nhũng có thể phá hủy kinh tế TQ.

Không phải chỉ các chuyên gia tại Mỹ mới nói như thế. Bản tin Reuters hôm 6-1-2009 nhan đề "China faces wave of unrest in 2009" (TQ đối diện làn sóng bất ổn trong năm 2009) cũng ghi nhận rằng Đảng CSTQ cũng thấy cơ nguy sụp đổ.

Bản tin viết rằng báo nhà nước Liaowang Magazine, phát hành bởi thông tấn nhà nước Xinhua, đã cảnh báo thẳng thừng về bất ổn năm 2009 vì sẽ tăng vọt các cuộc biểu tình, khi thất nghiệp lên cao làm bất mãn giới công nhân nhập cư và sinh viên đại học.

Phóng viên kỳ cựu Huang Huo của Xinhua nói trên báo này rằng, "Không ngờ vực gì, bây giờ chúng ta đang vào thời kỳ đỉnh điểm của sự cố đám đông." Kiểu nói bí hiểm "sự cố đám đông" (mass incidents) là kiểu nói để chỉ các cuộc biểu tình và nổi loạn.

Bài báo viết, "Năm 2009, xã hội TQ có thể đối diện thêm nhiều mâu thuẫn và xô xát và các chuyện này sẽ thách thức thêm các khả năng lãnh đạo của mọi cấp cán bộ của Đảng và Nhà Nước."

Đe dọa lớn nhất cho ổn định TQ sẽ tới từ sinh viên đại học ra trường, gặp thị trường việc làm co cụm và đồng lương khó khăn hơn, và từ một làn sóng thợ nhập cư những người đã mất việc làm vì các hãng xưởng làm hàng xuất khẩu bị đóng cửa.

Tình hình nhiều tháng nay đã có nhiều hãng xưởng đóng cửa, và các trở ngại an sinh xã hội đã khởi sinh ra nhiều đợt biểu tình gần đây. Cán bộ các tỉnh nơi đã cung cấp việc làm cho hàng chục triệu công nhân nhập cư tại các hãng xưởng ở các tỉnh ven biển, bây giờ báo cáo có bước tăng vọt số người về lại làng quê sau khi mất việc và không tìm ra việc mới.

Thống kê nhà nước TQ ước tính là gần 10 triệu công nhân từ làng lên tỉnh nhập cư đã mất việc, theo bài báo, nhưng không nói rõ thời gian các việc này khai sinh.

Khi tính cả sinh viên tốt nghiệp năm 2008 và chưa tìm được việc, sẽ có hơn 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học năm nay đi tìm việc làm, theo ước tính của Huang.

Bài báo nói mục tiêu chính phủ TQ là đạt mức tăng thường niên GDP ở mức 8% cho năm 2009, thì chỉ tạo ra được 8 triệu việc làm cho cả nước. Trong năm 1989, chính các sinh viên bất mãn đã làm nòng cốt cho các cuộc biểu tình đòi dân chủ.

Huang viết, "Nếu trong năm 2009, có nhiều lao động nhập cư thất nghiệp không tìm việc được trong vòng nửa năm hay lâu hơn, cứ đi vòng quanh thành phố với không có đồng lương nào trong túi, thì vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn."

Huang là Trưởng Phòng Xinhua tại thành phố Chongqing.

Có thể Trung Quốc sẽ sụp đổ? Vì tham nhũng, vì thất nghiệp, vì ý thức dân chủ của người dân, hay vì nhiều yếu tố gộp lại?

Có một hiệu ứng cơ may sẽ thấy là: nếu Trung Quốc sụp đổ, nhà nước CS Việt Nam sẽ có thể sụp đổ dây chuyền...