Liệu có thể nổ lớn ?Hưng Yên: dân cắm cờ xuống đất, phản đối chính quyền
Liệu có thể nổ lớn ?
Hưng Yên: dân cắm cờ xuống đất, phản đối chính quyền
Thiện Giao, phóng viên RFA
2009-01-08
Cuộc biểu tình của hàng ngàn nông dân 3 xã thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, bắt đầu từ sáng sớm ngày 7 tháng Giêng, đến hôm nay vẫn tiếp diễn với hiện tượng “người dân cắm cờ xuống đất,” phản đối.
Photo courtesy of ecopark Khu vực được chính quyền qui hoạch xây dựng dự án khu dịch vụ xã Xuân Quan. Photo courtesy of ecopark
Hàng ngàn nông dân biểu tình
Sáng sớm ngày 8 tháng Giêng, tức là 1 ngày sau khi va chạm xảy ra, nông dân các xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan thuộc huyện Văn Giang đã “cắm cờ xuống đất” trong tình hình mà một người dân địa phương kể là “căng thẳng ghê lắm.” Căng thẳng giữa người dân và chính quyền xoay quanh khu đô thị Văn Giang, được triển khai tại 3 xã vừa kể. Một người dân địa phương kể rằng, chính quyền và công an dùng xe ủi từ khuya hôm trước. Khi dân đến thì họ đã bắt đầu làm rồi. Khi người dân tiếp tục phản đối thì xô xát xảy ra. “Có đánh đập và xô xát. Ước lượng có khoảng 1 ngàn dân.”
Tình hình bây giờ ở trên ấy đang căng thẳng ghê lắm. Người dân dồn lại không cho đổ đất. Còn chính quyền thì vào cưỡng ép chứ còn gì nữa.
Một người dân Hưng Yên
Phía người dân thì không chịu bán đất, phần vì không thoả thuận được giá, phần vì muốn giữ đất làm ruộng; trong khi chính quyền thì kiên quyết giải toả để xây dựng đường xá và khu đô thị Văn Giang. “Tình hình bây giờ ở trên ấy đang căng thẳng ghê lắm. Người dân dồn lại không cho đổ đất. Còn chính quyền thì vào cưỡng ép chứ còn gì nữa.” Một người dân khác, cư trú tại thôn Hạ, xã Cửu Cao, thì cho biết vào hôm 7 tháng Giêng, “giữa công an và người dân đã có xô xát.”
Photo courtesy of Wikipedia
“Dự án của chính quyền là để làm đường và làm đô thị Văn Giang. Họ đưa giá mà người dân chưa thoả thuận nhưng chính quyền vẫn cứ tiếp tục lấy. Hôm qua thì chính quyền bắt đầu giải toả. Nhân dân thì đấu tranh. Giữa công an và nhân dân thì có xô xát. Bây giờ thì phía chính quyền vẫn tiếp tục cho xe ủi đất làm đường, làm đô thị, còn nhân dân thì cắm cờ dưới đất.”
Tranh chấp đất đai
Theo tin tức của báo chí trong nước, thì dự án có diện tích gần 500 hecta, được đấu thầu đầu năm 2006, từ đó phát sinh ra nhiều tranh chấp và phản đối từ phía người dân. Đến năm 2007, thủ tướng Chính Phủ ra công văn, chỉ đạo triển khai tiếp dự án sau nhiều tháng đình trệ. Một người dân ở xã Cửu Cao nói với chúng tôi, là “người dân không bán ruộng vì trả rẻ quá, vào khoảng 48 triệu 600 ngàn đồng cho 1 sào, tức là 360 mét vuông.” Một số ý kiến khác thì nói tâm lý người nông dân là không bán đất mà giữ lại cho con cháu sinh sống. “Giá cả thì không biết người dân tính thế nào. Dân chỉ bảo không bán thôi. Dân bảo đất làm ruộng thì giữ lại, không bán.”
Chính quyền thì muốn làm đô thị nhưng lại giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động thì không minh bạch.
Một người dân Hưng Yên
Trong khi một người dân khác thì nói “việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động không minh bạch.” “Người dân ở đây phần lớn là nông dân. Người ta muốn giữ đất lại cho con cháu sống trên mảnh đất ấy. Còn chính quyền thì muốn làm đô thị nhưng lại giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động thì không minh bạch. Tôi nghĩ nếu giá hợp lý thì có thể họ bán, nhưng bây giờ thì người dân thấy chưa hợp lý.”
Giải thích của chính quyền
Chính quyền huyện Văn Giang huy động các phương tiện cơ giới đến san ủi mặt bằng để xây dựng công trình ở xã Xuân Quan. Photo courtesy of ecopark
Tiếp xúc với Uỷ Ban Nhân Dân Xã Cửu Cao và đặt câu hỏi về việc người dân cắm cờ phản đối, thì một nhân viên tại đây nói, rằng “Bà con cắm cờ thì chịu thôi.” “Giải thích nhiều rồi, giải thích từ 4 năm nay rồi. Bà con hiểu hết đấy. Nhưng bà con tiếc ruộng nên giữ ruộng không bán đấy thôi.” Người này nói thêm, rằng lý lẽ giữ ruộng cho con cháu là đúng, nhưng “chẳng lẽ chết rồi mang đi theo.” Trong khi đó, thì một nhân viên tại Uỷ Ban Nhân Dân Xã Phụng Công nói rằng chính quyền địa phương “thực hiện theo qui định của trên thôi, chứ không có vấn đề gì.” Ông nói thêm:
“Không phải đâu, các anh đừng nghe bà con. Người ta nói ba lăng nhăng kệ người ta thôi. Chúng tôi giải thích theo đúng qui định của pháp luật thôi.” Một người dân, cũng cư trú tại thôn Hạ, xã Cửu Cao, cho biết, giá 48 triệu cho một sào đất là gần đây thôi. Còn giá ban đầu chỉ vào khoảng 19 triệu. Tuy nhiên, với giá mới, người dân vẫn chưa thấy thoả đáng so với tình hình giá đất hiện nay. Ông cũng nhận định thêm, tình hình hiện tại là cả người dân và chính quyền đều cương quyết. Nhưng chính quyền sẽ cưỡng chế thi hành, phía người dân thì sẽ đấu tranh nhưng “khó lòng giải quyết.”
ĐÁNH CHO ĐỂ TÓC DÀI , ĐÁNH CHO ĐỂ RĂNG ĐEN , ĐÁNH CHO CHÍCH LUÂN BẤT PHẢN , ĐÁNH CHO PHIẾN GIÁP BẤT HOÀN , ĐÁNH CHO SỮ TRI NAM QUỐC ANH HÙNG CHI HỮU CHỦ . ( chiếu xuất quân của vua quang trung ) ,