13.3.09
Đúng như dự đoán trong bản tin của TGNV ngày 10.3 vừa qua, TQ đã bắt đầu xuất chiêu, và VN lên tiếng phản đối. Phải chăng đây là hành động thường tình hay có "động lực phía sau", mà VN dám "to tiếng" với Thiên Triều Bắc Kinh?
Việt Nam phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ
Chiều 12/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: Việt Nam hết sức quan ngại và phản đối việc Trung Quốc cho phép Công ty TNHH du lịch quốc tế Châu Giang, Hải Nam của nước này mở tour du lịch ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng, lập trường của Việt Nam về vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này.
"Việt Nam hết sức quan ngại và phản đối việc Trung Quốc cho phép Công ty du lịch quốc tế Châu Giang mở tour du lịch ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam", ông Lê Dũng nói.
Người phát ngôn nhấn mạnh: "Việc này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên".
Người phát ngôn Lê Dũng khẳng định: Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, cũng như thỏa thuận chung đạt được giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc.
Theo Xuân Linh
Bọn xâm lược Trung Quốc không ngần ngại hạ độc tuổi thơ VN:
25 học sinh cấp cứu vì ngộ độc kẹo
TP - Nhặt được hai bịch kẹo khoảng 300 viên, 25 học sinh lớp 3/2 trường Tiểu học Kim Đồng ở quận 6, TPHCM chia nhau ăn, sau đó tất cả đều bị đau bụng kèm tiêu chảy, phải nhập Bệnh viện Quận 6 cấp cứu ngày 9/3.
Chiều tối qua 11/3, Sở Y tế TPHCM phối hợp với các đơn vị liên quan ở quận 6 để làm rõ.
Theo Phòng Y tế quận 6, số kẹo trên được đựng trong hai bịch có in chữ Trung Quốc, nằm trên vỉa hè đường Bình Tiên ở quận 6.
Ngoài ra, ghi nhận trên hai tuyến đường là Bình Tiên và Trần Văn Kiểu cho thấy nhiều vỏ kẹo như trên nằm rải rác tại đây.
Lê Nguyễn
Dân Saigon chuẩn bị lưới cá ngoài đường:
Triều cường, sạt lở đe dọa Saigon
Giữa tháng 3 đỉnh triều cường có thể lên đến 1,43 m sẽ gây ngập nhiều tuyến đường tại TP HCM. Đây cũng là giai đoạn bắt đầu tình trạng sạt lở tại các khu vực ven sông, kênh rạch Sài Gòn.
Dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, nước đang lên rất nhanh trên hệ thống sông kênh rạch toàn thành phố và đạt đỉnh 1,43 m vào ngày hôm nay.
Hôm qua, dù triều cường chỉ ở mức 1,25 m nhưng đã gây ngập nhiều tuyến đường thuộc quận 6, Bình Thạnh. Đường Phú Định quận 6, vì không có bờ kè nên nước sông nhanh chóng tràn qua xâm nhập trên cả tuyến đường này. Đường Bùi Hữu Nghĩa quận Bình Thạnh, nước từ miệng cống chui lên lênh láng dọc 2 bên lề đường, nhiều người dân phải lội với dòng nước đen ngòm để vào nhà.
Nếu như triều lên ngập đường thì triều xuống người dân lại phải đối mặt với nguy cơ sạt lở.
Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP HCM, hiện tượng sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch, biển thường xảy ra từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm (thời gian mực nước chân triều thấp nhất trong năm);
Thời điểm chân triều rút sâu làm gia tăng nguy cơ sạt lở là vào khoảng 9h tối đến 2h sáng. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP HCM lưu ý, đây là thời gian người dân rất chủ quan trong công tác phòng chống.
Thống kê trong năm 2008, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 7 điểm bờ sông bị sạt lở, cuốn trôi trên 6.045 m2, làm bị thương 4 người, thiệt hại 15 căn nhà (trong đó 7 căn bị mất hoàn toàn xuống sông, 4 căn sụp một phần, 4 nhà bị nứt và nghiêng móng).
Hiện TP HCM có 62 điểm có nguy cơ sạt lở cao đe dọa tính mạng, tài sản của nhiều hộ dân, tập trung tại các quận huyện trọng điểm gồm: huyện Bình Chánh, Cần Giờ, huyện Nhà Bè (26 điểm), quận Bình Thạnh (10 điểm), quận 9 (9 điểm) ...
Theo Kiên Cường
Dự án nào vào tay Quan chức Nhà Nước mà không có tai tiếng mới là chuyện lạ !
Con đường nhiều tai tiếng
Lao Động số 54 Ngày 12/03/2009 Cập nhật: 9:03 AM, 12/03/2009
(LĐ) - Sự cố gãy sập dầm bêtông công trình cầu vượt Chợ Đệm xảy ra ngày 10.3 càng làm cho công trình quốc gia này thêm kéo dài và thêm tai tiếng.
Cũng tại cây cầu này, cuối năm 2008, Cơ quan CSĐT Công an TP.Hà Nội và Bộ Công an đã bắt quả tang vụ rút ruột công trình, bắt tạm giam 3 bị can.
Sau đó ít lâu, vào đầu năm 2009, Công an xã Lợi Bình Nhơn, thị xã Tân An (Long An) đã bắt quả tang các công nhân thi công công trình này bán hàng trăm kilôgram sắt cây cho một vựa phế liệu. Các công nhân đã thừa nhận họ "rút ruột" công trình bán sắt lấy tiền tiêu xài.
Một cán bộ của công trình mang 500.00 đồng đến mua chuộc Công an xã Lợi Bình Nhơn và đã bị lập biên bản hành vi đưa hối lộ.
Công trình này được duyệt tổng mức đầu tư 6.550 tỉ đồng, nhưng đến nay đã hiệu chỉnh là 9.880 tỉ đồng.
Đầu năm 2008 đã phát hiện tốc độ lún vượt xa mức cho phép các đoạn đường ở khu vực địa bàn TPHCM...
Kỳ Quan
Từ tai tiếng đến tai họa:
Ngã ổ gà, đôi nam nữ bị xe tải cán chết
(VTC News) - Vì bất ngờ sập xuống một ổ gà ngầm dưới làn nước tù đọng trên mặt đường làm đôi nam nữ ngã xuống, vừa lúc đó xe tải cán chết cô gái, chàng trai bị thương.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: AD
Vụ tai nạn trên xảy ra vào lúc 12h30 ngày 12/3 tại vòng xoay An Lac (quận Bình Tân, TP HCM). Một đôi nam nữ đi trên xe gắn máy biển số 53R5-8436 đi hướng từ đường Kinh Dương Vương về cầu vượt An Sương.
Khi đến vòng xoay An Lac, thì bất ngờ gặp vũng nước có ổ gà ngập sâu khoảng 20 cm làm cả 2 người ngã xuống.
Vào thời gian này, mật độ xe cộ lưu thông trên đường khá đông, nên 2 người vừa ngã xuống đường thì đã bị ôtô tải 6 tấn biển số: 66S-0227 do tài xế Trịnh Bửu Vinh (42 tuổi, ngụ Đồng Tháp) lưu thông cùng chiều cán qua người.
Hậu quả vụ tai nạn làm cô gái tử vong tại chỗ, còn người nam bị thương nặng. Chiếc xe máy bị biến dạng. Do nạn nhân không mang giấy tờ tùy thân nên chưa xác định được danh tính.
Hiện cơ quan công an đang xác định danh tính nạn nhân và xử lý vụ việc.
An Dung
Xe buýt sập 'bẫy' đào đường, giao thông tê liệt
Sáng nay, chiếc xe buýt rẽ từ phố Giang Văn Minh sang Kim Mã (Hà Nội) bất ngờ bị sụt bánh sau xuống hố đào đường, gây ùn tắc trong giờ cao điểm.
Tại hiện trường, chiếc xe buýt tuyến 25 (Nam Thăng Long - Giáp Bát) nằm chắn giữa ngã tư, nửa bánh sau bị thụt xuống nền đất sỏi, đá. Toàn bộ hành khách đi trên xe buýt đã phải chuyển sang xe khác.
3 xe buýt đã được huy động để kéo chiếc xe bị nạn. Vụ việc đã làm ùn tắc giao thông kéo dài tại đường Kim Mã vào giờ cao điểm buổi sáng.
Nguyên nhân tai nạn là trong quá trình đào đường thi công đường ống cáp ngầm, đơn vị thi công đã lấp miệng hố sơ sài nên khi xe buýt đi vào đã bị lún, sụt.
Trước đó, rạng sáng 5/1, một xe tải đang chạy theo hướng Khương Đình - Nguyễn Trãi (Hà Nội) cũng đã sập hố công trình đào đường, gây ùn ứ giao thông. Gần 10 cảnh sát giao thông đã phải vất vả phân luồng, giải tỏa ùn ứ cho tuyến đường.
Xuân Tùng
"Bác sĩ VC" trong rừng ngày xưa và bây giờ giống nhau:
Một bệnh nhi tử vong do bác sĩ không bắt bệnh(LĐ) - Tin từ Sở Y tế Đồng Nai hôm qua (11.3) cho hay, sở vừa chỉ đạo phòng nghiệp vụ y kiểm tra, làm rõ nguyên nhân tử vong và kiểm tra toàn bộ quy trình tiếp nhận, điều trị ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành (BV Long Thành) đối với bệnh nhi Dương Quốc Đạt (13 tháng tuổi, con trai của chị Lê Kim Như - ngụ tại huyện Long Thành).
Ngày 1.3, bé Đạt bị tiêu chảy, được đưa vào BV Long Thành cấp cứu. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ cặp nhiệt độ, rồi kê đơn và yêu cầu đưa về nhà vì... không sao hết.
Về đến nhà, uống thuốc theo đơn bác sĩ, bé Đạt không chỉ tiêu chảy, mà còn ói mửa, gia đình đưa lên BV muốn điều trị nội trú, nhưng một bác sĩ trực vẫn bảo cứ yên tâm đưa về nhà.
Khoảng 5 giờ sau khi đưa về nhà, bé Đạt lên cơn co giật, dù lại được đưa lên cấp cứu tại BV, nhưng đã không qua khỏi.
Ngô Sơn
Đến bao giờ người dân mới thoát ra khỏi những lận đận không đáng có của cuộc sống ?
Đìu hiu mùa tôm
(LĐ) - Đã bước qua tháng ba, nhưng những đầm tôm công nghiệp tại "mỏ tôm" của cả nước vẫn đìu hiu. Huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) lác đác vài người ra đồng. Các công ty lớn cũng chần chừ chưa dám đầu tư.
Họ dường như chưa thật sự sẵn sàng cho một mùa vụ mới. Thất bại của những vụ trước, giá cả bấp bênh là nguyên nhân làm cho người nuôi tôm thận trọng.
Cải tạo cầm chừng
Đầm tôm công nghiệp - bán công nghiệp (CN-BCN) xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) đất trắng xóa. Bụi mù mịt bay mỗi khi có cơn gió thổi qua. Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hậu A Nguyễn Minh Thống chỉ những đầm tôm còn bỏ trống, nói với tôi: "Giá tôm nguyên liệu thấp, trong khi giá thức ăn và thuốc xử lý, thậm chí con giống cũng cao nên người dân chưa dám mạnh dạn thả nuôi". Mọi năm đến mùa tôm, khu vực này rất sôi động. Người cải tạo ao, kẻ thả tôm giống. Cả một vùng nông thôn như một công trường. Không khí ngày mùa năm nay vắng lặng đến lạ. Hỏi ai họ cũng lắc đầu: Chưa biết chừng nào thả tôm.
Đã vào chính vụ, nhưng cả tỉnh Bạc Liêu mới thả nuôi 1.300ha, trong tổng số hơn 13.000ha quy hoạch. Ông Lương Ngọc Lân - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bạc Liêu - lý giải: "Chúng tôi đã kiểm tra rồi, người dân còn ngán ngại nuôi tôm vì sợ rủi ro và đầu tư quá cao". Tuy nhiên, theo một số người dân, phần hết vốn, phần nợ thức ăn nuôi tôm các năm trước nên thận trọng trong đầu tư. Ông Nguyễn Văn Son - ấp Vĩnh Hội, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu - có 5 ao tôm nuôi CN với diện tích trên 1ha.
Ông đang cải tạo một ao duy nhất để thả nuôi, cho biết: "Giá thức ăn, tôm giống đầu vụ quá cao, trong khi giá tôm nguyên liệu không tăng. Mấy năm nay, tôm nuôi lâu lớn, phải năm - sáu tháng mới đạt chuẩn 30 con/kg, làm tăng thêm chi phí. Chính vì vậy, không khéo tính sẽ lỗ vốn". Người dân thận trọng đã đành, các công ty NTTS lớn cũng chưa có kế hoạch thả nuôi trong năm 2009. Giám đốc Cty Duyên Hải Bạc Liêu Nguyễn Tri Thức phân bua: "Hơn 200ha đã bỏ trống mấy năm rồi, năm nay Cty cũng chưa biết chừng nào thả nuôi". Trong khi đó, Cty Hoàn Cầu, xã Vĩnh Thịnh, Hòa Bình cũng đang thăm dò, đến cuối tháng ba mới biết sản xuất bao nhiêu diện tích.
Bạc Liêu là vậy, hai tỉnh lân cận là Cà Mau và Sóc Trăng tình cảnh cũng tương tự. Cà Mau dự kiến năm 2009 có 1.300ha diện tích nuôi tôm theo mô hình CN-BCN, đầu tháng ba chỉ 300ha được cải tạo. Số còn lại vẫn để đó thăm dò thị trường. Người nuôi tôm CN-BCN tại Sóc Trăng cũng mới cải tạo trên 20% diện tích.
Nhật Hồ
Một xã hội băng hoại, đã tạo nên quá nhiều kẻ mất nhân tính:
Kinh hãi thịt rừng !
Tại TP.HCM có hàng trăm quán bằng nhiều hình thức quảng bá chuyên bán thịt thú rừng, với thực đơn từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một món. Thế nhưng, rất nhiều người khi bỏ tiền ra thưởng thức "đặc sản rừng" đã không biết rằng, họ đang bị lừa bằng thịt bò, thịt bê, thậm chí là thực phẩm ôi thối mà nếu một lần nhìn thấy sẽ tởn đến già!
Đường đi của "đặc sản rừng"
Qua giới thiệu của một người bạn, trưa 11.3, chúng tôi gặp Nh., một người rất am hiểu về chuyện buôn thịt thú rừng từ Lâm Đồng, Đồng Nai về TP.HCM. Nhân nhẩm tính bình quân mỗi ngày, các quán ăn tại TP.HCM tiêu thụ hàng tấn thịt động vật hoang dã và hiện nay nguồn cung cấp chủ yếu đến từ rừng Nam Cát Tiên (!). "Hằng ngày, nhiều người dân gần rừng và những tay thợ săn chuyên nghiệp vào rừng đặt bẫy hoặc tìm thú mà bắn. Đặt bẫy thì có thể bắt sống được các loài thú nhỏ như chồn, trút, gà, cheo, dúi... còn dùng súng bắn hạ được những loài thú lớn như heo rừng, nai, mễn, sơn dương... Khi đi săn, ai cũng muốn thu được "chiến lợi phẩm" thú sống vì bao giờ cũng được giá hơn thú chết, nhưng giữa muốn và thực tại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau...", Nh. kể.
Theo lời Nh., thường một chuyến đi săn, thăm bẫy chỉ gói gọn trong một ngày, nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày. Vì vậy, sau khi bắn hạ hoặc bẫy được con mồi, các nhóm thợ săn ít khi quay về ngay mà phải tiếp tục hành trình để kiếm thêm mồi hoặc đi thăm số bẫy còn lại. Thú săn bắt được, nếu là loại nhỏ như chồn, trút... và còn sống thì các thợ săn có thể mang theo. Nhưng nếu là thú lớn như heo, mễn, nai, sơn dương... thì các thợ săn cho vào bao ni lông rồi đào lỗ chôn (dân đi rừng gọi là ủ), nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng hoặc bị thú rừng ăn mất, rồi đánh dấu để khi nào quay về sẽ moi lên xử lý, róc lấy thịt gùi về.
Việc ủ thú chết dài hay ngắn tùy theo thời gian chuyến đi săn, có khi một ngày nhưng cũng có khi vài ngày. Sau đó, thú rừng được đưa về bán cho các đầu nậu ngoài bìa rừng. Tại đây, nếu là thú còn sống thì người ta cho vào lồng, còn thịt thì cho vào tủ cấp đông, rồi vận chuyển bằng ô tô về TP.HCM hoặc các thành phố lớn bán cho các nhà hàng, quán ăn...
Nh. khẳng định chắc nịch: "Đối với thịt thú rừng, vấn đề đáng lo ngại không chỉ là hóa chất tẩm ướp mà còn là mầm bệnh hoặc vi-rút, vi trùng lạ. Do là động vật hoang dã, được săn bắt trộm, buôn lậu và được ăn lén nên nó hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan chức năng về dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm".
100% thịt ôi thối
Trước khi đưa đến quán ăn, những con thú đã chết rất lâu và được chôn dưới đất, ướp đá... hoàn toàn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thậm chí, ông Nguyễn Đình Cương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.HCM còn khẳng định: "Trong thành phố không có thịt rừng tươi, các quán nhậu rao bán thịt rừng đều là thịt ôi thối, hoặc đã được bảo quản bằng phoóc - môn!". Để minh chứng, ông Cương lục lại rất nhiều biên bản kiểm tra các nhà hàng và các tụ điểm bán "đặc sản rừng" ở thành phố, trong đó đều ghi tang vật thu được là thịt để lâu ngày và đã bốc mùi hôi thối... "Có nhiều vụ khi mang tang vật về đến chi cục, vài tiếng đồng hồ sau là mùi từ những miếng thịt bốc lên hôi nồng. Nhiều lần anh em đưa tang vật xuống xe ô tô xong là phải chạy ra chợ mua cồn và hóa chất khử mùi về để xử lý cho hết mùi hôi thối tỏa khắp chi cục", ông Cương kể.
Điển hình như vụ bắt quả tang một người vận chuyển 6 chân gấu ở Tân Bình. Các chân gấu đựng trong thùng xốp, ướp lạnh, khi mở ra cứng như đá. Thế nhưng, mang về đến trụ sở Chi cục Kiểm lâm thì các chân gấu mềm dần, sau đó nhũn ra và bốc mùi hôi thối kinh khủng, buộc các cán bộ Kiểm lâm phải dùng phoóc - môn ướp lại để chờ xử lý, dùng hóa chất tẩy khắp gian phòng chứa tang vật. Lần khác, trinh sát kiểm lâm bắt hơn một tạ thịt heo rừng và thịt cheo tại một lò bán buôn thịt rừng ở quận Thủ Đức. Dù vẫn được để trong thùng bảo ôn, nhưng số thịt này đã bốc mùi hôi nồng nặc. Lãnh đạo chi cục lần đó phải xin ý kiến cấp trên xử lý tiêu hủy gấp số thịt tang vật này, không dám đưa về trụ sở! "Tại sao khi đem thịt ra bán khách hàng không thể biết là thịt hư? Vì các nhà hàng, cửa hàng... đã xử lý bằng biết bao nhiêu thứ hóa chất tẩy rửa, ướp phoóc - môn rồi!", ông Cương giải thích.
Ăn vào... bổ ngửa!
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Trưởng phòng Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm Sở Y tế, TP.HCM, phân tích: "Ở nhiệt độ thường, sản phẩm thịt sau khi giết mổ, không được đóng bao gói và bảo quản lạnh sẽ bị nhiễm khuẩn rất nhanh. Thời gian lâu hay mau làm cho thịt bị nhiễm khuẩn, biến chất còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố...". Cụ thể hơn, theo bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM: "Khi con vật đã chết hoặc qua giết mổ, nếu không được bảo quản tốt thì thông thường sau 4 giờ, thịt của chúng đã có biểu hiện ươn, từ 12 đến 24 giờ thịt bắt đầu chua, và sau 24 giờ thịt sẽ chảy nước và thối rữa. Bởi vì, khi đã chết thì cơ thể của chúng không còn khả năng đề kháng, chống cự lại các vi khuẩn, vi trùng, đồng thời các enzyme (có chức năng chuyển hóa các hoạt động của con vật) cũng bị phân hủy. Sự phân hủy của các enzyme sẽ làm cho thịt bị biến chất. Mặt khác, các vi khuẩn, vi trùng thường trú trên lông, trên da con vật và có trong môi trường sẽ bắt đầu tấn công, xâm nhập, sinh sôi nảy nở làm hư thịt. Nếu sử dụng sản phẩm thịt bị ươn, biến chất thì sẽ gây ngộ độc, tiêu chảy, hoặc tích tụ chất độc hại trong người".
Theo chuyên gia Huỳnh Hữu Thọ, Trưởng trạm Chẩn đoán xét nghiệm Chi cục Thú y TP.HCM, những vi sinh, vi khuẩn nhiễm vào sản phẩm thịt thường gặp chỉ sau 1 ngày giết mổ nếu không được bảo quản tốt là Salmonella (gây ngộ độc), E.coli (gây tiêu chảy)... Đáng lưu ý, chuyên gia này cũng cảnh báo: Hiện nhiều nhà hàng, quán nhậu thường dùng urê, phoóc-môn... ướp thịt để giữ thịt tươi lâu. "Đây là chất không được phép dùng vì nó rất độc cho cơ thể. Phoóc-môn có thể gây ra các triệu chứng như: đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, nôn ra máu, tiểu ra máu, trụy tim mạch và có thể gây tử vong; ngoài ra, thí nghiệm trên chuột, người ta nhận thấy phoóc-môn còn gây ra ung thư. Với urê, nó có thể có chứa lẫn các tạp chất kim loại như chì, asen, thủy ngân... nên có thể có thể gây ngộ độc và là tác nhân gây ung thư", ông Thọ nói.
Thịt "lừa"
Theo Chi cục Kiểm lâm TP.HCM, qua nhiều lần phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất hàng chục nhà hàng, tụ điểm vì có tin báo bán thịt rừng, lực lượng chức năng chỉ phát hiện 17 vụ kinh doanh trái phép thịt thú rừng và thú rừng còn sống (động vật hoang dã), còn lại đa phần khi kiểm tra chỉ phát hiện toàn thịt... bê và bò, dù nhà hàng quảng bá "kinh doanh đặc sản thịt rừng". Tương tự, tại "chợ" chuyên bán thịt thú rừng trên đường Phạm Viết Chánh (Q.1), qua nhiều lần kiểm tra cũng chỉ phát hiện một vài cửa hàng có vi phạm, còn đa phần "treo thịt rừng, bán thịt bò". Gần đây nhất, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đích thân dẫn đoàn kiểm tra đột xuất tại chợ này nhưng thịt rừng đâu không thấy, chỉ toàn thịt bò với bê!
Hoài Nam - Thanh Tùng - Lê Anh Đủ
Chữ "chui" đã trở thành quen thuộc trong đời sống của người dân tại VN:
Muôn nẻo chuyện học “chui”
“Muốn đi học thêm tiếng Anh không? Không mất tiền đâu. Học chui mà”. Lời rủ rê của đứa bạn khiến tôi háo hức nhận lời ngay. Và quả thực, vài lần đi học “chui” giúp tôi “khám phá” được nhiều điều mà chỉ những người trong cuộc mới biết được.
Học “chui” dễ “chui” lắm!
Tôi cùng đứa bạn vào 1 lớp học tiếng Anh trong các lớp tại chức ngoại ngữ rất ít người. Một lớp chỉ khoảng 30 sinh viên là nhiều, không hiểu do sĩ số như vậy hay là do sinh viên “nghỉ phép”. Quan sát tôi thấy sinh viên ở đây đi học rất muộn, 6 giờ tối vào lớp thì 6 giờ kém 5 phút trong lớp chỉ khoảng dăm người.
Vào lớp, tôi cố chọn bàn gần cuối để cho khỏi bị “lộ diện”. Ngồi bên cạnh tôi là một chị đang làm nhân viên kế toán, học tại chức tiếng Anh năm thứ 2. Tôi bắt chuyện và dò hỏi: “Ở đây có nhiều người học “chui” không hả chị?”. “Em là dân học “chui” à, thảo nào chị thấy mặt lạ lạ. Không sao đâu. Các thầy cô dễ tính lắm. Vào lớp không hề điểm danh. Lớp chỉ khoảng 30 người nhưng không phải ai thầy cô cũng “chỉ mặt, gọi tên” được. Câu gọi quen thuộc chỉ là “em nữ ở đầu bàn hai” hay nhìn mặt và gọi “em nào”. Chính điều đó càng làm cho dân học “chui” “dễ hoạt động”. Bởi chẳng ai biết mình là ai cả. Đó là chưa kể việc lúc nào muốn “chui” về cũng tiện lợi hơn, không sợ bị phát hiện".
Bạn Nguyễn Vân, sinh viên trường ĐHSPHN, một “chuyên gia” học “chui” ngoại ngữ cho biết: “Mình có bạn học ở đây nên rủ đi học “chui” cho biết. Mình học “chui” ở lớp này cũng khá lâu rồi. Lúc đầu cũng hơi sợ. Nhưng dần thành quen”.
Theo lời Vân kể thì bạn đã học được hơn 1 học kỳ, cũng mua giáo trình, băng đĩa như ai. Quả là có đi học mới biết những chuyện như thế này.
Cũng có những ngoại lệ...
Học “chui” dễ “chui” thật nhưng không phải không thể bị “tóm”. Với những thầy cô dễ tính thì cho qua, thậm chí không “buồn” dò hỏi xem có phải là dân “chui” hay không. Nhưng với những thầy cô “có máu mặt” nhất là những thầy cô đứng tuổi thì sự việc không phải lúc nào cũng dễ dàng như thế.
“Thầy cô có thể nhớ được mặt và tên tất cả thành viên trong lớp”, theo lời kể của chị ngồi bên cạnh, nên những trường hợp nào là dân “chui” thầy phát hiện ngay. Quả thực, chỉ sau vài phút vào lớp, nhìn quanh lớp vài lượt, thầy đã phát hiện ra “một nhân lạ” trong lớp. Thầy gọi làm tôi suýt chết đứng: “Người mới à, bạn của ai vậy?”. Cũng may có một anh chàng ra tay “cứu mỹ nhân” mặc dù tôi biết mình không phải mỹ nhân: “Thưa thầy bạn của em ạ”. Ông thầy ra vẻ thông cảm rồi cũng cho qua. Hú vía.
Theo lời của mấy chị ngồi cạnh đó thì "trong mấy thầy cô trước tao đi học vào hôm thầy này dạy cũng bị “tóm” nhưng có sao đâu, mày thấy đấy, tao vẫn đi học như thường”.
Với những người “tinh thần thép” thì không sao nhưng với ai “yếu bóng vía” thì những sự việc như thế này cũng đủ làm họ sợ “mất mật”.
Quả thực, đi học chui có nhiều điều thú vị. Những chuyện này chỉ có dân “chui” mới biết được. Muốn thử cảm giác này, thử “chui” một lần đi rồi bạn sẽ biết?!.
Theo Nguyễn Thuý
Phóng Viên Không Biên Giới xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia "kẻ thù" của Internet
Thanh Phương (RFI)
Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới hôm nay, 12/03/2009, công bố bản báo cáo liệt kê danh sách 12 quốc gia bị coi là kẻ thù của Internet, trong số này có các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Miến Điện, Bắc Triều Tiên.
Phóng Viên Không Biên Giới đã thống kê 69 trường hợp bị giam cầm vì đã tự do phát biểu trên mạng Internet, trong đó nhiều nhất là ở Trung Quốc, với 49 nhà bất đồng chính kiến trên mạng đang bị giam.
Đứng thứ hai là Việt Nam với tổng cộng 7 người đang ngồi tù vì đã phổ biến trên mạng những bài viết chỉ trích chế độ, đặc biệt là trường hợp của blogger Nguyễn Văn Hải, biệt danh Điếu Cày, bị kết án bốn năm rưỡi tù giam vào cuối năm ngoái nhưng vớI tộI danh trốn thuế.
Trong phần nói về Việt Nam, Phóng Viên Không Biên Giới nhắc lại là từ năm 2002, Việt Nam đã lập một lực lượng công an chuyên trách Internet để sàng lọc những nội dung bị xem là không có lợi cho chế độ cũng như để giám sát các quán càphê Internet.
Gần đây, chính quyền Hà Nội còn ra một thông tư nhằm kiểm soát các trang blog, nghiêm cấm các blogger phổ biến những thông tin báo chí. Do có đến hơn 80% blogger Việt Nam sử dụng dịch vụ của nước ngoài nhu Yahoo hay Goggle, nên chính quyền Việt Nam đã đề nghị các công ty nói trên hợp tác để kiểm soát các trang blog.
Quỷ Môn Quan ! Quỷ Môn Quan ! Thập nhân khứ nhất nhân hoàn !
Bị Tổ Tiên ta đánh cho tan tác, bọn Hán tộc sống sót thất kinh chạy về Tàu mà đồn rằng : " Quỷ Môn Quan ! Quỷ Môn Quan ! Thập nhân khứ nhất nhân hoàn ! (Xâm lăng vào đất VN , mười thằng đi chỉ có một thằng sống sót trở về !)
Noi gương Tổ Tiên Lạc Việt ngày trước, chúng ta quyết đánh tan nát quân Tàu phù, Hán gian man rợ cút nhanh ra khỏi lãnh thổ mẹ VN thương yêu của chúng ta .
melinh