Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2009

bài lưu trữ bên blog giỡn mặt " chính quyền f 5

Những Bài Thơ Của TRẠCH GẦM


-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-




Những Bài Thơ Của TRẠCH GẦM





Tháng Tư...
Ngồi nhớ một ngày




Ta có một ngày... một ngày ngồi khóc
Ta có một ngày gãy đỗ ước mơ
Mười năm lính tưởng đâu đà sỏi đá
Ai có ngờ lại ngồi khóc như mưa

Thằng thượng sỉ mười mấy năm gian khổ
Kê súng vào đầu chỉ chưởi một câu
Đới nhà binh sao tình như nhà thỗ
Thẩm Quyền ơi giờ Người ở nơi đâu ?!!

Thân lính trận, nhận lịnh gì không nhận
Nhận lịnh đầu hàng... rời rã tai ương
Hồn chinh chiến chỉ còn trơ thân xác
Thân xác không hồn ... điếng ngắt cô đơn

Con phố quận quen từng ô da thịt
Nơi tựa lưng, cười, mỗi lúc quay về
Giờ lạnh căm... bỏ đi như người lạ
Không một lời ... dù uất hận tái tê

Móc túi từng thằng, chia đều từng đưa
Thôi tan hàng... lại cố gắng mới đau
Cố gắng nhìn nhau mắt mờ nước mắt
Sừng sững đất trời... có cảnh nầy sao

Thôi chia tay, mà về đâu đã chứ
Mất hết cả rồi... mất dễ như chơi
Lịch sữ sang trang... sang trang lịch sữ
Mất cả vinh quang ; mất cả ngậm ngùi

Trạch Gầm



Tao viết bài thơ
Gởi mầy nỗi nhớ

Đoạn đường mầy đi là tao lại đến
Mỗi một địa danh ...đánh tới đánh lui
Mỗi một địa danh vài thằng bạn chết
Cho Quê Hương bớt di nỗi ngậm ngùi

Gốc cây bằng lăng giúp mầy tránh đạn
Đến lúc tao vào đã rụi thành tro
Lúc mầy đến vượt bao con suối cạn
Lúc tao vào nước ngập đến balô

Miền Nam mình chỉ hai mùa mưa nắng
Tao với mầy thì chẳng nắng chẳng mưa
Chỉ biết đổi giày khi giày mòn gót
Lội tróc rừng chỉ mỗi một ước mơ

Năm được mấy lần đụng đầu giữa phố
Ha hả cười rồi chưởi mẹ vài câu
Mầy còn sống- Ừ tao cũng còn sống
Nốc cạn nhớ thương... nốc cạn dãi dầu

Thằng vào Long Nguyên thằng qua Thị Tính
Thằng xuống Chánh Lưu thằng tạt Phó Bình
Rừng thức giữa đêm hít toàn thuốc súng
Cây cối gục đầu chào đón bình minh

Giờ... thì sao... hai thằng chung con phố
Con phố tha phương- lặng lẽ- u sầu
Tao viết bài thơ gợi mầy nỗi nhớ
Đã hòa bình mà...đất nước vẫn thương đau

Trạch Gầm

http://www.canhthep.com/modules.php?op=modload&name=Forum&file=view&bn=70a_thbun&key=1239074428


Tags: nhữngbàithơcủatrạchgầm
Tuesday April 7, 2009 - 08:54am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Nhân 30-4, lật hồ sơ cũ:16 tấn vàng VNCH đi đâu?


-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*


CỐ T.T NGUYỄN VĂN THIỆU

TỔNG THỐNG QUÂN LỰC VIỆT - NAM CỘNG HÒA
( mỹ bỏ rơi đồng minh việt năm 1975 )
GIỜ THÌ AI CŨNG BIẾT MẤT NƯỚC LÀ MẤT TẤT CẢ.


Lê đức thọ và kissenger cái bắt tay
đầy máu và nước mắt của dân quân
miền nam . sài gòn thất thủ vì sự phản
bội của mỹ không bao giờ tha thứ được .
( n.v nguoithichdua )

TOÀN DÂN DẸP NỔI SỢ HẢI , VÙNG LÊN LẬT ĐỔ CỘNG SẢN
DÀNH LẠI QUYỀN LÀM NGƯỜI , ĐÁNH ĐUỔI QUÂN HỒ CẨM ĐÀO , ÔN GIA BẢO RA KHỎI NƯỚC VIỆT , KHÔNG ĐỂ CHÚNG CAI TRỊ CON CHÁU LẠC HỒNG QUA LŨ TAI SAI BÁN NƯỚC CẦU VINH CỦA ĐẢNG CSVN.

ĐẢ ĐẢO HỒ CHÍ MINH ĐEM CHỦ THUYẾT CS ÁC QUỶ VÀO VIỆT - NAM
ĐẢ ĐẢO 15 TÊN TRONG BỘ CHÍNH TRỊ BÁN NƯỚC CHO TÀU ĐỂ DUY TRÌ
QUYỀN LỰC , CAI TRỊ TÀN ÁC CON DÂN NƯỚC VIỆT THEO LỆNH TÀU CỘNG




những gương mặt phản quốc bán nước cầu vinh trong bộ chính trị

NGUYỄN TẤN DŨNG , TÊN PHẢN QUỐC .
ĐƯA QUÂN TRUNG CỘNG VÀO VIỆT NAM
LẬP CĂN CỨ QUÂN SỰ Ở TÂY NGUYÊN
QUA CÁI GỌI LÀ DỰ ÁN BOXITE .

-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-

Nhân 30-4, lật hồ sơ cũ:
16 tấn vàng VNCH đi đâu? Ai là gian phi đạo tặc?

Tháng Tư Đen có nhiều kỷ niệm đau thương uất hận để nhớ đời và để nhắc nhở đám hậu sinh. Riêng chúng tôi không có cao vọng ấy, chỉ xin cống hiến bạn đọc một hồ sơ cũ: Vụ 16 tấn vàng của Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa mà cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bị cáo buộc là đã cuỗm ra ngoại quốc khi trốn chạy hồi Tháng Tư 1975.
Tối 21 Tháng Tư 1975, chiến trường Miền Nam Việt Nam sôi động. Do áp lực nặng nề cả về mặt quân sự lẫn chính trị, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đọc một bài diễn văn tố cáo Hoa Kỳ phản bội đồng minh, sau đó tuyên bố từ chức.
Ngày 26/4/1975, ông Thiệu bỏ nước, di tản sang Đài Loan trong một động thái trốn chạy vội vã hấp tấp có vẻ như không toan tính chuẩn bị trước. Ông Thiệu vừa rời khỏi nước, trong nước rộn lên “những lời đồn đại từ ‘đài phát thanh Catinat’ quả quyết là ông ‘đã mang theo 16 tấn hàng gồm cả một bộ sưu tập đá quý và đồ cổ đánh cắp ở Viện Bảo Tàng Quốc Gia và 4 tỉ vàng nén.” như ký giả người Pháp Pierre Darcourt ghi nhận.
Báo chí thiên tả ở Sài Gòn lúc bấy giờ do bọn Cộng sản nằm vùng chiếm lĩnh đã không bỏ lỡ cơ hội khai thác làm nhục chí chiến đấu các chiến sĩ quốc gia và gây hoang mang trong quần chúng Miền Nam Việt Nam như lời tường thuật của ký giả Pierre Darcourt, một đại úy Dù đã giận dữ nói: “Chỉ có một cách để chào đón ông ấy [ông Thiệu] là để vào đầu ông ấy một viên đạn.”
Sau ngày 30 Tháng Tư 1975, CSVN tiếp tục kích động báo chí thổi phồng “huyền thoại” cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ăn cướp 16 tấn vàng chẳng những gây thêm công phẫn lâu dài trong lòng người dân đối với cá nhân ông Thiệu, mà còn nhân rộng lòng oán thù đối với chính thể VNCH.
Mải 31 năm sau, năm 2006, bức màn bí mật về 16 tấn vàng mới hé mở.

Kẻ gian hùng giấu mặt và 16 tấn vàng
Báo Tuổi Trẻ ngày ngày 26/4/2006 bắt đầu đăng một loạt phóng sự về vụ 16 tấn vàng mà người ta rêu rao là đã bị ông Nguyễn Văn Thiệu, cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, cướp đoạt, mang ra nước ngoài.
Loạt bài này làm sáng tỏ một vấn đề: Không hề có chuyện ông Nguyễn Văn Thiệu hay bất cứ viên chức nào của chính quyền VNCH chuyển 16 tấn vàng ra ngoại quốc!
Tờ báo ghi nhận: “16 tấn vàng - đó là khoản tài sản dự trữ còn lại của chính quyền Sài Gòn vào tháng 4/1975, trị giá khoảng 120 triệu đô-la Mỹ vào lúc đó, tức khoảng 320 triệu đô-la Mỹ thời điểm hiện nay”.
Tờ Tuổi Trẻ khẳng định: “Không có chuyện 16 tấn vàng đã được đóng thùng sẵn (chờ chở đi) và lại càng không có chuyện “số vàng ấy nằm ở sân bay khi quân của tướng Dũng [Văn Tiến Dũng] tràn vào Tân Sơn Nhất”. 16 tấn vàng vẫn nằm nguyên vẹn dưới tầng hầm [kho dự trữ vàng quốc gia] ở số 17 Bến Chương Dương, Sài Gòn”..
Chiều 30-4, sau khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, trụ sở Ngân Hàng Quốc Gia VNCH vẫn còn được bảo vệ nghiêm ngặt bởi các nhân viên ngân hàng và các cảnh sát viên, dưới sự chỉ huy của một thiếu tá. Họ đã không rời vị trí vì nhiệm vụ của họ là bảo vệ an toàn kho tiền và vàng dự trữ, không để nó bị xâm nhập, cướp phá giống như nhiều tòa nhà và trụ sở lân cận. Họ cố thủ trụ sở Ngân hàng cho đến khi bộ đội CS xuất hiện.

* Chứng thứ nhất: người tiếp nhận (Hoàng Minh Duyệt)
Người tường thuật chi tiết về vụ 16 tấn vàng là Hoàng Minh Duyệt, chỉ huy phó đơn vị Cộng sản tiếp quản Ngân hàng Quốc gia. Ông Duyệt nói: “Tôi chỉ biết được tầng hầm chứa vàng ở đây khi tham gia nhóm kiểm kê. Nhóm kiểm kê lúc đó có tôi, anh Lân và anh em trong đơn vị; về phía Ban kinh tài có anh Huỳnh Kỳ Thanh, cô Tiếp... Về phía Ngân Hàng Quốc Gia có hai anh viên chức cũ ở đây là anh Huỳnh Bửu Sơn và anh Lê Minh Kiêm”.
Ông Duyệt mô tả: “Tầng hầm chứa vàng sáng choang, khá rộng, rộng đến mức có thể... đá bóng được. Tiền và vàng được cất giữ trong những tủ sắt đặt trong các hầm. Mỗi cửa hầm đều có ổ khóa riêng, sau lớp cửa đó là cửa hầm tự động với khóa bằng mã số. Lần đầu tiên tôi thấy vàng nhiều như thế, thấy được những thỏi vàng như thế. Tôi lại thấy nhiều loại đồng tiền vàng rất đẹp, rất lạ và nghe nói rất quí, cả những cúc áo bằng vàng thật độc đáo”.
Ông Duyệt tâm sự: “Chúng tôi nhìn rất thích nhưng chẳng ai “xơ múi” dù chỉ một đồng tiền vàng. Mà thật ra không ai trong chúng tôi có ý nghĩ gì bậy bạ, bởi mọi người đều rất vô tư và trong sáng. Cả những anh em viên chức cũ của ngân hàng cũng vậy, như anh Huỳnh Bửu Sơn chẳng hạn”.
Báo Tuổi Trẻ cho biết người giữ chìa khóa kho vàng lúc đó là ông Huỳnh Bửu Sơn - lúc bấy giờ làm việc trong ban lãnh đạo Nha Phát Hành Ngân Hàng Quốc Gia. (Vào năm 2006 khi Tuổi Trẻ đưa lên loạt bài phóng sự này thì Huỳnh Bửu Sơn đang là giám đốc đối ngoại Pepsi Co. tại Việt Nam).

* Chứng thứ hai: người bàn giao (Huỳnh Bửu Sơn)
Huỳnh Bửu Sơn kể: “Vào đầu tháng 6-1975, tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân Hàng Quốc Gia tiến hành kiểm kê kho tiền và vàng của chế độ cũ, các kho tiền và vàng của Ngân Hàng Quốc Gia thuộc quyền quản lý của Nha Phát Hành, nơi tôi làm việc trong ban lãnh đạo từ năm 1970 với tư cách là kiểm soát viên. Anh giám đốc Nha Phát Hành đã đi cải tạo tập trung, do đó trong số người còn ở lại chỉ có tôi là người giữ chìa khóa và anh Lê Minh Kiêm - chánh sự vụ - là người giữ mã số của các hầm bạc.
“Đại diện Ban Quân quản là một cán bộ đứng tuổi, khoảng 50. Cùng tham gia với ông trong suốt quá trình kiểm kê là một anh bộ đội còn rất trẻ, trắng trẻo, đẹp trai và rất thân thiện. Sau này tôi mới biết tên anh là Hoàng Minh Duyệt - chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân Hàng Quốc Gia”.
Bài báo ghi tiếp: “Theo ông Sơn, số vàng đúc lưu giữ tại kho của Ngân Hàng Quốc Gia vào thời điểm đó gồm vàng thoi và các loại tiền vàng nguyên chất.
“Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng 12-14kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép.
Ông Huỳnh Bửu Sơn còn xác nhận: “Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau... Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó.
“Cuộc kiểm kê kết thúc, ai nấy đều vui vẻ thấy số lượng tiền vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách từng chi tiết nhỏ”.

* Nhân chứng quan trọng thứ ba: Lữ Minh Châu
Trên đây chỉ mới là chứng từ của hai viên chức cấp nhỏ và lời nhận định của một luật sư. Báo Thanh Niên phát hành ngày 03/10/2006 trong bài “Trở lại câu chuyện 16 tấn vàng ngày 30/4/1975”, có nêu ra nhân chứng thứ ba là Lữ Minh Châu, bí danh Ba Châu. Ông Châu là người, “ngày 30/4/1975, với tư cách Trưởng ban Quân quản các Ngân hàng Sài Gòn - Gia Định, đã tổ chức tiếp quản toàn bộ tiền, vàng của chế độ Sài Gòn cũ”. Năm 1986, ông làm Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước (nay là Thống đốc), chức vụ tương đương với chức Bộ trưởng.
Hoàng Hải Vân, phóng viên báo Thanh Niên, đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với ông Lữ Minh Châu.
Trước khi nêu câu hỏi, nhà báo đặt vấn đề: “Chuyện Tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ Nguyễn Văn Thiệu mang theo 16 tấn vàng hồi đó được báo chí loan tin, sau này người nói có người nói không. Gần đây BBC lại đề cập đến thông tin này. Mới đây nhất, báo Tuổi Trẻ có một loạt bài dẫn lời các nhân chứng nói rằng không có chuyện đó. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức từ phía Nhà nước về vấn đề này.
Anh Phóng viên hỏi ông Châu có chuyện đó không. Ông Châu đáp: “Hoàn toàn không có. 16 tấn vàng vẫn còn nguyên vẹn trong kho của ngân hàng.”
PV lại hỏi: “Nguyễn Văn Thiệu không lấy vàng đi, tại sao lâu nay Nhà nước mình không nói lại cho rõ?”
Ông Châu đáp: “Mình biết rất rõ là số vàng đó vẫn còn, đã được kiểm kê cẩn thận và đưa vào tài sản quốc gia, nhưng không đính chính vì đó là tin đồn đăng trên báo chí, có ai đặt câu hỏi chính thức với Nhà nước đâu”.
Rõ ràng là ngụy biện! Đâu phải đợi có người “đặt câu hỏi chính thức” mới đính chính! 16 tấn vàng! Một khối tài sản khổng lồ của đất nước, một chiến lợi phẩm cực kỳ to lớn! Im lặng để mặc “tin đồn đăng trên báo chí” hẳn phải có hậu ý! Hậu ý gì thì không rõ, nhưng khi thiên hạ đinh ninh rằng thằng chạy là thằng ăn cắp, thì cái thằng nắm quyền chủ kho kế tiếp tất tự tung tự tác, ngốn hết miếng ngon, món bở… Có ai bắt tội thì cứ thằng ăn cắp trốn chạy kia mà truy, nào liên can gì tới cái thằng mới tiếp nhận chìa khóa kho này!!!

* Một luật sư ở VN nhận định
Phản hồi loạt bài phóng sự của Tuổi Trẻ, Luật sư Lê Công Định (hiện sống tại Sài Gòn) trình bày nhận định của ông qua bài viết “Liệu có vụ tham nhũng kinh khủng nào theo kiểu PMU 18 đối với 16 tấn vàng hay không?”
Ông luật sư đặt vấn đề:
“Câu chuyện thêu dệt, bất kể vì dụng ý gì, về việc cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu “đánh cắp” 16 tấn vàng, đã kết thúc. Người trong cuộc đã được giải oan, ít nhất ở khía cạnh tham nhũng và ăn cắp của công.”
Vâng! Người trong cuộc, cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, kẻ bị gán tội cướp đoạt tài sản quốc gia, nay được giải oan. Cũng giống như luật sư Lê Công Định, người dân không còn thắc mắc về ông Thiệu, nhưng vẫn phân vân về số phận của 16 tấn vàng: “Sau 1975 toàn bộ 16 tấn vàng đó đã được sử dụng như thế nào? Lẽ nào số trữ kim to lớn ấy không giúp ích gì cho quốc gia để đến nỗi 10 năm sau 1975 nền kinh tế đất nước phải rơi vào khủng hoảng liên tục và đồng tiền mất giá không kìm hãm được?”
Từ đó, chắc chắn nhiều người dân đồng ý với nhận định của Luật sư Định rằng 16 tấn vàng ấy đã rơi vào túi kẻ tham nhũng sau 30/4/1975. Người ta cũng tán thành lời Ls Định cảnh báo: “Kẻ tham nhũng tất nhiên có thể đã xa chạy cao bay để tránh né sự trừng phạt của luật pháp, song như một định mệnh ở khắp nơi, nhân dân và lịch sử rồi cũng sẽ lôi tuột họ trở lại để đòi hỏi công lý dù sau 10, 20 hay 30 năm chăng nữa! Đời cha không trả thì đời con phải trả. Lưới trời lồng lộng”.
Trở lại cuộc phỏng vấn của báo Thanh Niên với ông Lữ Minh Châu. Phóng viên hỏi ông Châu:
- Khi tiếp quản, liệu tiền, vàng có bị thất thoát không?
Ông Châu trả lời:
- Theo tôi thì không thể. Ngân hàng của chính quyền cũ quản lý rất chặt, ta cũng chặt.
Hỏi:
- Số vàng đó sau này đi về đâu?
Đáp:
- Nó trở thành tài sản quốc gia, được quản lý theo luật pháp của chính quyền cách mạng, sau đó là của Nhà nước Việt Nam thống nhất.
Quản lý theo luật pháp của chính quyền cách mạng ư? Chính quyền cách mạng sau 30/4/1975 tại Miền Nam Việt Nam làm gì có luật pháp! Mặt khác, cái chính quyền ấy không những chỉ lấy được vàng và tiền trong Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, mà còn thu hồi “hơn 100 triệu USD, tiền gửi của ngân hàng cũ ở nước ngoài” như ông Lữ Minh Châu tiết lộ. Số tiền này, dân cả nước sau 30/4/1975 chẳng hề nghe biết, mải sau hơn 3 thập niên mới nghe ông Lữ Minh Châu đề cập đến, nghĩa là làm sao?
Vả lại, khi bảo rằng “chính quyền cũ quản lý rất chặt, ta cũng chặt,” phải chăng ông Lữ Minh Châu muốn chơi chữ?
Chúng ta thử đọc kỹ lại câu: “Chính quyền cũ quản lý rất chặt, ta cũng chặt.”
Thâm thúy lắm! Ông Lữ Minh Châu đâu dám nói “ta cũng QUẢN LÝ RẤT chặt, chặt như chính quyền cũ.” Phải chăng ông Châu biết rõ chuyện “hậu trường” nhưng không dám bộc bạch? Để mặc ai muốn hiểu sao hiểu! Hay là ông có ngụ ý nói: Vàng và tiền ấy là chiến lợi phẩm! Phe TA CHẶT rồi! Chôm rồi! Chỉa hết rồi! Chia chác cả rồi! Đừng ai thắc mắc về cái chuyện 16 tấn vàng và hơn 100 triệu đô-la của thời 30/4/1975 nữa! Lịch sử đã sang trang!!!?


1. Nhà báo Pierre Darcourt có nhiều kinh nghiệm về những tin tức thất thiệt từ các quán cà-phê sang trọng ở đường Catinat (tức đường Tự Do thời VNCH, nay là đường Đồng Khởi) tung ra và lan truyền mau lẹ. Nhiều tờ báo nhanh nhẹn chụp lấy những tin vịt ở đó để đăng lên tạo thành “tin giật gân” kiếm bạc.

2. Pierre Darcourt: Vietnam, qu’as-tu fait de tes fils? Bản dịch của Dương Hiếu Nghĩa: Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên, do Tiếng Quê Hương xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2007, trang 250.

3. Như trên.
nguồn : http://www.bacaytruc.com/index.php?option=com_content&task=view&id=2790&Itemid=37
Tags: nhân30-4, lậthồsơcũ:16tấnvàngvnchđiđâu?
Tuesday April 7, 2009 - 07:39am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Cựu đại tá csvn Bùi tín nói về 30/4/1975
Cựu đại tá csvn Bùi tín nói về 30/4/1975 magnify


-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*



CHỪNG NÀO " BA ĐÌNH " THEO CHÂN SASSDAM
HUSSEN VÀO LĂNG " BÁC " ?

-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

06/04/2009
Nhận định về ngày 30 tháng 4 năm 1975
Bùi Tín



33 năm đã qua, theo tôi, với khoảng cách thời gian dài để có thể suy ngẫm sâu sắc và nhận ra sự thật lịch sử, mọi người Việt nam, kể cả những người Cộng sản, cần đính chính một nhận thức sai lầm nguy hiểm đã bị những người lãnh đạo cộng sản áp đặt theo kiểu cưỡng hiếp mọi người dân phải thừa nhận. Họ buộc mọi người công nhận rằng việc họ chủ trương đưa quân từ miền Bắc vào miền Nam chiến đấu từ 1960 đến 1975 là chính nghĩa nhằm giải phóng và thống nhất đất nước, và ngày 30-4 là ngày Toàn thắng Vĩ đại.

Hôm nay tôi sẵn sàng nói to cho mọi người nghe rõ : đất nước Việt nam ta sau ngày 30-4-1975 không hề được giải phóng, cũng không hề được thống nhất. Ngày 30-4, đảng cộng sản thắng, toàn dân vẫn thua, vẫn bị thống trị bới độc quyền đảng trị.

Đảng cộng sản đã thực hiện chính sách chiếm đóng và thống trị miền Nam, bỏ tù và quản thúc hàng triệu người dân, tước đoạt của cải của dân qua đổi tiền và cải tạo, thải loại ngay Mặt trận dân tộc giải phóng, gây thảm cảnh hàng triệu thuyền nhân. Như thế mà là giải phóng, là thống nhất ư ?

Sau 30-4-1975, chỉ riêng đảng cộng sản cầm quyền, không cho ai lập hội, không cho một tư nhân nào ra báo, không có tự do ứng cử và bầu cử, thế mà gọi là giải phóng dân tộc ư ? là tự do ư ?

Còn nay thì đảng giàu, giàu sụ, dân nghèo, nghèo rớt. Thống nhất kiểu gì vậy? phát triển kiểu gì vậy?

Một nước ''độc lập'' mà buộc phải ký những hiệp ước bất bình đẳng, để bị mất đất, mất biển hàng trăm, hàng nghìn kilômét vuông, mất đảo, mất vô vàn tài nguyên hải sản; rồi người nước ngoài muốn đuốc của họ đến nước ta, vào lúc nào, ở đâu là do họ quyết định; bộ trưởng ngoại giao của họ lại còn sang thủ đô ta để giao nhiệm vụ cho bộ trưởng ngoại giao, cho thủ tướng và cho chủ tịch quốc hội phải bảo vệ đuốc của họ cho triệt để, và còn cho an ninh vũ trang của họ vào tham gia đàn áp nhân dân nếu có biểu tình ôn hòa......thì thử hỏi nước ấy độc lập ở chỗ nào? có chủ quyền ở chỗ nào ? những người lãnh đạo của ta có còn chút thực quyền, có còn chút tự hào dân tộc gì nữa đâu ! Người Việt chân chính tự trọng không xử sự như thế.

Đây là điều mỗi người Việt ta ở trong hay ngoài nước hãy suy nghĩ cho kỹ nhân ngày 30-4 năm nay.

Tôi mong tuổi trẻ trong nước trau dồi tư duy độc lập, tập suy nghĩ bằng cái đầu tỉnh táo của chính mình, và đọc bài luận văn ngắn của nhà triết học Pháp trứ danh Jean - François REVEL :''Hồ Chí Minh: sự tước đoạt lòng yêu nước ''. Bài luận văn sắc sảo chỉ thẳng ra sự thật phũ phàng, là ông Hồ và đảng CS đã lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân Việt nam để phục vụ cho mưu đồ phe đảng của ông ta, để thỏa mãn mục tiêu thống trí thế giới của Quốc tế Cộng Sản III. Chữ ''détournement' ' theo tiếng Pháp có ý nghĩa khá rộng là ''tước đoạt'', ''lấy trộm, lấy cắp '', '' của người khác xoáy làm của mình'','' chuyển thành, biến thành của mình ''.

Đọc xong, tôi ngấm sâu ý nghĩa của từ ''tước đoạt'', và cảm thấy mình như bị mất cắp, mà mất cắp cái gì quý lắm, vô giá. Cả tuổi trẻ đầy lý tưởng và nghị lực, cả mấy chục năm bị đánh lừa, bị móc túi, bị gạ gẫm, để đến gần cuối đời mới tỉnh ra, mà thương hại, mà tiếc thay cho bao nhiêu người vẫn chưa tỉnh! Giả thử trong cuộc đời thường, một người bị mất cắp chiếc xe máy, chiếc đồng hồ đắt tiền, chiếc nhẫn vàng kỷ niệm ngày cưới ... hẳn là tiếc, tiếc nuối vô cùng, xót xa hàng tháng. Thế mà biết bao người bị lừa cả cuộc đời, có khi mất cả mạng sống, và hàng triệu triệu anh chị em, dòng họ, đồng bào mình cùng bị lừa hàng nửa thế kỷ ! một cuộc ăn cắp, lường gạt khổng lồ. Hãy chỉ cho nhau kịp thấy đi, để mà tiếc, mà xót xa, mà đòi lại quyền sống tự do cho mỗi người, mở ra cuộc đấu tranh mới dành lại độc lập thật sự và thống nhất thật sự cho Tổ quốc.

30-4- năm nay, tôi vui vẻ nhẹ nhàng lắm. Tôi có thêm biết bao bạn quý, từ khi là nhà báo tự do 18 năm nay. Bạn trong nước, ngoài nước, bạn già, bạn trẻ, bạn rất trẻ. Tôi viết không theo lệnh ai, không phải đưa ai duyệt, chỉ có theo lương tâm và trí tuệ, không sùng bái ai, chỉ sùng bái sự thật. Tuổi già tự do thế này thật đáng sống. Khó khăn vật chất mà sướng vô kể.

Tôi bỏ hết danh vọng hão, chức tước phù du, huân chương mai mỉa, tự hổ thẹn từng cao ngạo vô duyên về chuyện vào dinh Đôc Lập.

http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=2957&Itemid=300


Tags: cựuđạitácsvnbùitínnóivề30/4/1975
Monday April 6, 2009 - 11:44pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
QUỐC HẬN
QUỐC HẬN magnify


-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

...GIẶC TỪ BẮC VÔ NAM , BÀN TAY NHUỐM MÁU ANH EM ,
GIẶC CỜ ĐỎ XÂM LĂNG , GIẶC CỜ ĐỎ BẠO TÀN ,
GIẶC CỜ ĐỎ GIẾT HẠI DÂN LÀNH TỐT PHÁ QUÊ HƯƠNG .
( Bài hát trước 1975 đã theo tôi cả đời . Lần đầu tiên đến trường năm lên 7 tuổi ).
nguoithichdua.

XIN THẮP NÉN HƯƠNG LÒNG TƯỞNG NHỚ ANH HÙNG TỬ SĨ QUÂN LỰC VIỆT - NAM CỘNG HÒA ĐÃ HY SINH VÌ TỔ QUỐC . CÁC ANH CHƯA THUA CUỘC VÌ CUỘC CHIẾN VẪN CHƯA TÀN .



-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

QUỐC HẬN

Thuở ấy buông gươm trước giặc thù
Thân hèn sống gượng biết bao thu
Tai ngơ chế giễu phường tham dốt
Mắt điếc khinh thường lũ đại ngu
Gấu xám sa cơ nơi cốc hẹp
Rồng thiêng thất thế chốn ao tù
Máu đào trả nợ non sông Việt
Xương trắng lưu danh đấng trượng phu.



DH
Họa Vần Quốc Hận



Luống thẹn tai nghe chuyện Quốc thù
Giang sơn chẳng nhẽ hận ngàn thu ?!!!
Để cho giặc Cộng đem điều dốt,


Giáo hóa dân ta biết mấy ngu!
Mỏi cánh đại bàng xa quốc tổ


Thương tình bá tánh ở lao tù
Nhà tan nước mất đau lòng Quốc


Hữu trách dù là kẻ thất phu!

Eagle













This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x618.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x564.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x494.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x534.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x610.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x612.



PS: Đây là những hình ảnh tài liệu của một vị tiền bối (NSH) đã cho.
Last edited by duongxua; 03-28-2009 at 10:39 PM.

Nội dung và bản quyền của những bài viết trên trang Web này thuộc về tác giả. TheGioiNguoiViet.Net không chịu trách nhiệm về nội dung của bài viết và của những bài góp ý. Chúng tôi dành quyền loại bỏ những bài không phù hợp với chủ trương của Diễn Đàn. Powered by vBulletin® Version 3.7.4
Copyright ©2000 - 2009, Jelsoft Enterprises Ltd.
Tags: quốchận
Monday April 6, 2009 - 10:48pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Thành tích XHCN:Xóm “rừng ruồi” ở Cao Bằng


-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

79 NĂM TRONG " THIÊN ĐƯỜNG " CỘNG SẢN



SỐNG TRONG CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN CÓ CÁI " SƯỚNG " ÍT NGƯỜI NHẬN RA .
LÀ KHI CHẾT TA SẼ LÊN THẲNG THIÊN ĐÀNG .
VÌ... ĐỊA NGỤC ĐÂU NỮA MÀ XUỐNG !?

nguoithichdua.

-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

Thành tích XHCN:
Xóm “rừng ruồi” ở Cao Bằng
Nghe thông tin về nạn ruồi từ khu vực bãi rác Khuổi Kép (Cao Bằng) làm đảo lộn cuộc sống của họ, phóng viên đã tìm đến khu vực tổ 32 phường Sông Hiến, thị xã Cao Bằng. Dù còn cách khu vực này 500m, chúng tôi đã thấy những tiếng vo ve của ruồi nhặng.
Càng vào sâu, ruồi càng nhiều. Anh bạn đi cùng phải rút kính ra đeo vì ruồi và nhặng xanh cứ lao vào mặt, vào mắt. Trên những cành cây ven đường, ruồi bám đen kịt, chỉ cần chạm nhẹ là từng “đám mây” ruồi bay loạn xạ.
Chị Đàm Thị Lệ, ái ngại khi chén nước vừa rót mời khách đã bị mấy chú ruồi sa vào. Như để khách thông cảm, chị nói: “Ở đây, người dân thường gọi đùa là “xóm rừng ruồi” anh ạ. Ngày mới về nhà chồng em còn không dám ăn cơm, thương vợ, chồng em phải dọn cơm lên giường và buông màn để ăn. Về sau sống chung với ruồi mãi cũng thành quen, buông màn ăn cơm mãi cũng thấy phiền toái, thế là thôi kệ. Chỉ có điều ăn cơm phải ăn thật nhanh, nếu không ruồi lao vào cơm canh ngay”.
Ruồi nhiều hơn cả thức ăn (Ảnh: TTXVN)

Còn anh Đoàn Văn Định bộc bạch: Từ khi có bãi rác, mọi sinh hoạt của gia đình bị đảo lộn hoàn toàn. Ăn cơm thì phải mắc màn, quạt điện phải chạy nhiều hơn để đuổi ruồi, buổi tối phải tắt điện sớm vì ruồi cứ thấy ánh sáng là lao vào. Thi thoảng thấy cán bộ y tế xuống phun thuốc diệt ruồi, nhưng cũng chỉ được vài tiếng đồng hồ là đâu lại vào đấy. Đổ ruồi từ cái bẫy cho đàn gà ăn, anh nhăn nhó nói: 23.000 đồng một gói thuốc diệt ruồi, dùng 2 - 3 hôm là hết, chỉ sướng lũ gà thôi, ngày nào cũng ăn căng một bụng ruồi.
Vợ anh Định thì nói trong sự bực tức: “Lúc đầu ruồi sa vào canh còn đổ đi, nhưng cứ đổ đi mãi thì lấy gì mà ăn! Kêu mãi cũng vẫn thế anh ạ, bãi rác vẫn tồn tại. Sống với ruồi thì mãi cũng thành quen, nhưng lo nhất là ô nhiễm nguồn nước”.
Không hiểu vì lý do gì mà khi thiết kế bãi rác người ta lại đưa nó lên đồi, khiến cho mỗi khi trời mưa nước từ bãi rác chảy thành dòng xuống sông, suối, gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt không chỉ người dân sống quanh khu vực này mà cả những khu vực cách xa bãi rác hàng vài kilômét.
Đi một vòng quanh “xóm rừng ruồi”, đến đâu chúng tôi cũng nghe những bức xúc của người dân. Đem những bức xúc này đến gặp ông Chu Văn Bắc, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Cao Bằng, ông cho biết: Đã nhiều năm nay, công ty và chính quyền địa phương đã xây dựng phương án di chuyển bãi rác Khuổi Kép xuống khu vực hạ lưu và cách thị xã 12km, xong do điều kiện là tỉnh đặc biệt khó khăn nên kinh phí xây dựng bãi rác mới không có. Ủy ban Nhân dân tỉnh đã nhiều lần làm tờ trình xin kinh phí Trung ương nhưng chưa được phê duyệt nên vẫn tiếp tục phải chờ đợi.
Ông cho biết trong thời gian chờ đợi có bãi rác mới, biện pháp công ty đưa ra để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn chỉ là: Rác được dồn thành đống, rồi dùng vôi bột và chế phẩm FM để khử mùi hôi thối và diệt ruồi muỗi, sau đó dùng đất phủ nhẹ, chất nào cháy được thì mang đốt.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, ruồi và mùi hôi thối vẫn tràn ngập ra khu vực xung quanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân sống gần khu vực bãi rác. Chưa kể là cứ vào xế chiều khi các xe ôtô chở rác vào bãi là một đoàn người chực sẵn và đào bới, hất tung đống rác để tìm kiếm phế liệu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến rác không được xử lý đúng quy trình.
Bãi rác Khuổi Kép được xây dựng từ năm 1998 với khuôn viên 4,5ha nhưng mỗi ngày, phải “gồng mình” đón nhận 35 tấn rác thải. Trong thời gian hơn 10 năm qua nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân nơi đây, nhưng đến nay bài toán rác thải vẫn không có lời giải chỉ vì tỉnh không có tiền.
Theo TTXVN

-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Giấc mơ chạy lòng vòng:
Việt Nam: "nhập khẩu" lao động trở lại
Khủng hoảng kinh tế thế giới đang ảnh hưởng xấu đến việc làm của người lao động (LĐ) Việt Nam tại nước ngoài. Nhiều lao động Việt Nam phải về nước trước thời hạn, tạo ra một làn sóng lao động trong nước được “nhập khẩu” trở lại.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, một số thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam đã thực hiện việc cắt giảm hợp đồng hoặc tiến hành để người lao động về nước trước thời hạn, do nhiều nhà máy, xí nghiệp đã thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa. Đây là những tác động khó tránh khỏi của cuộc cuộc suy thoái toàn cầu đang diễn ra.
Mới đây, ngày 1-4 CH Czech thông báo nước này đã ngừng cấp thị thực về lao động và kinh doanh cho công dân năm quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhằm ngăn chặn dòng lao động giá rẻ vào nước này khi khủng hoảng kinh tế tiếp tục gây ra những hậu quả nặng nề.
Lao động Việt Nam tại hai thị trường Đài Loan và Hàn Quốc cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ suy thoái kinh tế, do hai nước này ngày càng có nhiều doanh nghiệp, công ty bị phá sản. Tại Đài Loan hai ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất là điện tử và sản xuất phụ tùng xe hơi. Trong khi đó tình hình kinh tế ở Hàn Quốc cũng tồi đi trong thấy.
Ngay tại Malaysia - nơi tiếp nhận nhiều nhất LĐ Việt Nam với khoảng 30 nghìn người mỗi năm, đến nay cũng chỉ nhận hơn 7 nghìn người. Qatar đã ngưng việc cấp mới visa cho LĐ Việt Nam và không gia hạn hợp đồng LĐ cho hàng ngàn người đang làm việc ở nước này..
Ngày càng nhiều lao động Việt Nam bị trả về nước

Trước tình hình thị trường lao động trong nước nhất là công nhân trong các nhà máy may mặc hiện cũng đang thiếu việc làm. Lao động Việt Nam ở nước ngoài lại tràn về, gây ứ đọng nhân công. Tình trạng thiếu việc làm sẽ diễn ra phổ biến bởi tỷ lệ khá cao trong lực lượng xuất khẩu lao động VN về nước và số lao động trong nước đang trong tình trạng thất nghiệp.
Việc “nhập khẩu” lao động bất đắc dĩ của Việt Nam trong thời điểm hiện tại, khiến thị trường lao động trong nước vốn đã khó khăn nay được nhân lên gấp bội. Số lao động Việt Nam bị nước ngoài trả về hầu hết là những công nhân lao động phổ thông . Trong khi đó ,các ngành sản xuất trong nước cũng đang bị đình trệ, vẽ nên một bức tranh ảm đạm về thị trường lao động ở Việt Nam trong giai đoạn này.
Được biết, trong năm 2008, nước ta đã xuất khẩu gần 87.000 lao động, trong đó có 28.900 lao động nữ, với các ngành nghề chủ yếu như: dệt may, điện tử, đánh cá, điều dưỡng... Theo thống kê của Bộ LĐTB&XH công bố mỗi năm lao động xuất khẩu gửi về nước 1,7 tỷ đồng. Trước tình hình hiện tại, số tiền 1,7 tỷ hàng năm chắc chắn sẽ bị giảm xuống gây ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà.
Như vậy, bước vào năm 2009 thị trường LĐ Việt Nam sẽ gặp đầy khó khăn, thách thức. Người LĐ vừa phải đối mặt với cơn bão tài chính thế giới, vừa phải cạnh tranh quyết liệt với lực lượng LĐ “nhập khẩu” bất đắc dĩ để giành thị phần LĐ trong nước.
PV

-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

Khi Nhà Nước "lo" cho dân:
Quảng Ngãi: Khu tái định cư 11 năm sống lay lắt, cơ cực
- Rời bỏ quê, nhường đất cho các dự án trong Khu kinh tế Dung Quất, nhưng đến nay, đã 11 năm cuộc sống của người dân khu tái định cư Đông Thuận, xã Tịnh Hoà, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi vẫn còn lam lũ, cơ cực hơn chốn quê xưa. 11 năm lời hứa "an cư, lạc nghiệp" của chính quyền hầu như bỏ ngỏ.

Tái định cư nhưng thiếu đủ thứ!
Khu tái định cư Đông Thuận là chốn cư ngụ mới của hơn 200 hộ dân thuộc 2 xã Bình Đông và Bình Thuận (huyện Bình Sơn) từ tháng 5/1998. Khi mới vào khu tái định cư này, người dân được hứa hẹn sẽ có hạ tầng đầy đủ…
Thế nhưng 11 năm qua, khu tái định cư vẫn như xưa: giao thông vẫn là con đường đất, nước sinh hoạt bữa có, bữa không; điều kiện sản xuất thì khó khăn. Nhiều người đã phải rời bỏ khu tái định cư để về lại quê xưa đi biển, hoặc vào miền Nam mưu sinh.
Chợ làng cá Tịnh Hòa (Đông Thuận) bị bỏ hoang vì không có ai tới mua bán. Ảnh: Trà Giang.

Ông Vương Cộng (58 tuổi), một trong những người đầu tiên đến khu tái định cư cho biết: “Hồi mới vào khu này, cán bộ bảo cứ ở trước rồi làm đường nhựa cho đi. Đến nay hơn 11 năm rồi, có thấy gì đâu? Mà không chỉ lời hứa về con đường, còn nhiều lời hứa khác nữa như có điện, nước, trường học, trạm y tế… cũng chẳng đi tới đâu. Dân ở đây nghe hứa miết phát chán rồi!”

Theo ông Cộng, ngoài con đường “nắng bụi, mưa bùn”, còn nước uống thì, cứ vào mùa nắng là cứ 2 bữa có, 5 bữa cúp, có khi cúp cả nửa tháng. Khi dân hỏi sao mà cúp nước như vậy, mấy anh cán bộ bảo: “Do chỉ có một giếng từ xã bơm lên nên không đủ cung cấp” Mỗi lần cúp nước người dân phải ra xóm ngoài xin nước chở về sinh hoạt, cực khổ vô cùng.

Dạo một vòng khu tái định cư, mới thấy cảnh hoang tàn như thế nào: trường học, trạm y tế, chợ cá… tất cả đều bỏ hoang, cỏ mọc ngút tầm mắt. Nhiều người dân ở đây cho biết, trường học được xây dựng từ 10 năm, nhưng do khu này ít trẻ nên không có ai học. Trạm y tế được xây lên để… làm cảnh cho vui bởi không có y tá, bác sĩ. Còn chợ cá, mang tiếng là vậy, nhưng thật ra nó giống cái... sân phơi cá nhiều hơn, vì từ xưa tới nay có mấy ai bước đến cái chợ này để mua bán.

Trong thôn xóm thì vậy, còn ngoài bờ sông, bờ kè bị lở xói, hằng ngày, hằng giờ uy hiếp đến cuộc sống của người dân trong khu tái định cư.

Gian nan chuyện mưu sinh
Tiếp xúc với người dân khu tái định cư Đông Thuận, tôi thấy trên mắt ai cũng có nỗi buồn. Ở đây, nhiều ngôi nhà bị bỏ hoang, hoặc rao bán. Nhìn cảnh tượng này, nhiều người buột miệng than: đây không phải là miền đất "lành"...
Trường học xây lên rồi bỏ hoang vì không có học sinh. Ảnh: Trà Giang

11 năm về khu tái định cư này, cuộc sống mưu sinh của người dân Đông Thuận lắm nỗi nhọc nhằn. Ông Phùng Đức (sinh 1944) cho biết, những ngôi nhà hoang chính là nhà những người quê ở xã Bình Đông, ở quê còn nhà cửa nên nay bỏ nơi này về lại quê làm ăn. Còn trường hợp ông Đức và nhiều người khác quê ở xã Bình Thuận, nhà cửa ở quê không còn nên về không biết ở đâu.

Một số người chọn cách vào Nam làm ăn, người ở lại thì cố bám víu, sống lắt lay cho qua ngày tháng. "Hồi còn ở quê (thôn Tuyết Diêm 1, xã Bình Thuận), tuổi như tui có thể chèo thúng, ghe ra biển đánh vài mặt lưới được mấy chục ngàn, cũng đủ sống trong ngày. Còn ở đây không có ghe thúng nhỏ, lại cách xa cửa biển đến 3km, già như bọn tui chỉ ngồi nhà nhìn ra cho hết ngày tháng chứ biết làm gì đâu". Ông Đức giãi bày trong thất vọng.

Ngay như gia đình ông Đức có đứa con bị tật nguyền hai chân. Nhờ nghị lực, Sỹ cố thi đỗ vào Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ngãi - ngành Tin học. Trải qua bao gian khó, khi tốt nghiệp ra trường cho đến nay đã mấy năm rồi, Sỹ vẫn không xin được việc làm. Gánh nặng giờ như đè thêm trên đôi vai gầy guộc của ông.

Ở khu tái định cư Đông Thuận này, chỉ thanh niên trai tráng đi biển, còn phụ nữ và người già thì ở nhà đan lưới. Nghề biển bấp bênh, đan lưới không đủ sống. Người dân Đông Thuận muốn đi vay tiền của chương trình quốc gia giải quyết việc làm để chuyển đổi nghề. Thế nhưng lần nào cũng vậy, nguyện vọng của họ không được đáp ứng. Nguyên nhân là khi mới vào đây, hầu như hộ nào cũng được vay khoảng 10 triệu đồng. Đến nay làm ăn khăn khó, số tiền vay chưa trả được, nên nay vay nữa ngân hàng không cho.

Đi đến Đông Thuận, tôi còn nghe bà con bảo, có nhiều người ở đây phải "ăn"... đất để sống. Hỏi ra thì mới hay, ấy là có nhiều trường hợp không biết làm gì để sống, đành bán đất để... "ăn" dần (!) Điển hình như ông Đấu; ông Bùi Phỉ; bà Sen; ông Phùng Nhỏ... Ai cũng đau yếu, già cả, nên ai cũng bán bớt 1/2 lô đất mình được nhận tại khu tái định cư để lấy tiền chi tiêu, sinh hoạt hằng ngày. Nhưng đất ở đây “rẻ như bèo”, số tiền bán đất cũng nhanh chóng vơi đi theo thời gian...

Ông Trần Sang, 76 tuổi, cho tôi biết, hai vợ chồng già của ông hiện nay nhờ vào tiền cứu tế của Nhà nước (240.000 đồng/hai vợ chồng). "Bấy nhiêu tiền làm sao đủ sống. Mai mốt lỡ có đau ốm thì phải bán đất chứ lấy tiền đâu mà thuốc thang. Mà khổ nỗi, bán đất có ai mua không nữa?” Nói xong, ông Sang cười với vẻ mặt đau khổ.
Trà Giang
-------------------
Ghi chú: Nhà máy lọc dầu Dung Quất là cơ sở kinh tài của Đảng CSVN.
-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

Luật riêng của Đảng:
Đà Nẵng: Bán đất rừng vẫn được làm Chi cục phó bảo vệ rừng!
– Đang bị thanh tra bán đất rừng đặc dụng trái phép nhưng Hạt trưởng Kiểm lâm Liên Chiểu được điều lên Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng phụ trách quản lý bảo vệ rừng!
Sáng 6/4, ông Trần Văn Hào, Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng cho hay, lãnh đạo Sở đã có quyết định điều động ông Trần Văn Hà, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu về công tác tại Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng và vẫn giữ chức Chi cục phó mà ông đang kiêm nhiệm.
Điều này trái với thông tin mà Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng Nguyễn Văn Kháng cung cấp cho báo chí cách đây mấy hôm là ông Trần Văn Hà bị tạm đình chỉ chức vụ Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng.

Đồng thời, lãnh đạo Sở NN – PTNT Đà Nẵng cũng có quyết định bổ nhiệm ông Phan Thế Dũng, nguyên Trưởng Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, về làm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu thay thế ông Trần Văn Hà.
Nguyên nhân của việc điều chuyển này được cho là vì ông Trần Văn Hà với tư cách Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Liên Chiểu đã có dính líu đến vụ bán trái phép đất rừng đặc dụng Nam Hải Vân (VietNamNet đã có bài phản ảnh). Hiện Thanh tra Sở NN-PTNT Đà Nẵng đang tiến hành làm rõ vụ việc và ông Hà được điều chuyển về Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng là để phục vụ cho công tác thanh tra.
Theo ông Trần Văn Hào, việc phân công công việc cụ thể cho Chi cục phó Trần Văn Hà trong thời gian này thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng. Nhưng điều đáng nói, như ông Trần Văn Hào cho biết, ông Trần Văn Hà được dự kiến bố trí làm Chi cục phó phụ trách mảng… quản lý bảo vệ rừng, trong khi ông đang là đối tượng bị thanh tra liên quan đến một vụ mua bán trái phép đất rừng đặc dụng!
Trả lời phỏng vấn VietNamNet, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng Nguyễn Văn Kháng xác nhận thông tin trên và cho biết thêm, việc bố trí công việc như vừa nêu gần như chắc chắn chứ không chỉ còn là dự kiến nữa. Theo ông Kháng, do Phòng Quản lý bảo vệ rừng của Chi cục này chưa có trưởng phòng nên ông Hà được bố trí theo dõi chỉ đạo, chờ đến khi có kết luận thanh tra chính thức sẽ tuỳ theo mức độ sai phạm nặng nhẹ mà xử lý tiếp.

Đối với số tiền thu được từ bán đất rừng đặc dụng trái phép, ông Trần Văn Hào và ông Nguyễn Văn Kháng đều cho biết là chưa có hướng xử lý và đang chờ kết luận thanh tra. Kể cả đối với yêu cầu mà lãnh đạo Sở NN-PTNT Đà Nẵng nêu ra trước đây là phải khôi phục nguyên trạng khu vực bị khai thác trái phép hơn 700m3 đất tại tiểu khu 11 rừng Nam Hải Vân, hai ông cũng nói là phải chờ kết quả thanh tra.

Trong khi đó, vụ việc đã bị chính quyền phường Hoà Hiệp Bắc và quận Liên Chiểu phát hiện, ngăn chặn từ hôm 11/3. Ngày 19/3, Sở NN-PTNT Đà Nẵng đã có cuộc họp, nghe ý kiến các bên liên quan và đưa ra một số nhận định bước đầu về sai phạm của Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu như làm sai quy trình (chưa cho phép nhưng tự ý làm); không trung thực trong công tác tham mưu cho cấp trên (trình hồ sơ cũ); thực hiện công trình nhưng không thông báo với chính quyền địa phương và Chi cục Kiểm lâm…

Thế nhưng đến nay mọi việc vẫn còn “đang trong vòng thanh tra”, chưa biết đến khi nào mới có kết luận cụ thể. Còn Hạt trưởng Trần Văn Hà thì được điều động lên Chi cục để phụ trách theo dõi, chỉ đạo một mảng mà chính ông đã có sai phạm.
Hải Châu
-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-

Trong Xã Hội CSVN, thảm họa xảy ra hàng ngày, và Nhà Nước vẫn tiếp tục học tập, rút ưu khuyết điểm để khắc phục... mỗi ngày:
Đắm ghe, 3 người chết đuối, 21 người được cứu sống
(VTC News) - Sau khi đưa đoàn người đi thăm con gái, ông Kỵ thuê một chiếc ghe trọng tải 1 tấn chở mọi người đi thăm quan. Khi còn cách bờ 40m, một ghe chở lúa đi qua gây sóng lớn làm ghe tam bản bị nhấn chìm. 3 người bị mất tích, trong đó có chị Vân và con ruột mới 5 tuổi.

Hôm nay (6/4), tin từ Công an huyện An Phú - An Giang, cho biết khoảng 8h ngày 4/4, tại sông Vĩnh Trường, đoạn thuộc xã Vĩnh Trường, huyện An Phú, xảy ra vụ đắm ghe tam bản. Hậu quả làm ba người chết đuối, 21 người được cứu sống.

Được biết, ngày 4/4, ông Lê Văn Kỵ, 47 tuổi, cùng với anh em và dòng họ (tổng cộng 21 người, trong đó có 6 trẻ em) ở xã Tấn Mỹ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An thuê xe ôtô 16 chỗ đến ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Trường, huyện An Phú để thăm con gái là cô Lê Thuý An, 24 tuổi, lấy chồng tại đây.
Đoàn của ông Kỵ đến nhà của An lúc khoảng 12h trưa. Đến khoảng 5h chiều, đoàn người của ông Kỵ (21 người) cùng với 3 người tại địa phương tổ chức đi qua sông để thăm quan Cồn Nổi (thuộc xã Vĩnh Trường) bằng phương tiện ghe tam bản, trọng tải khoảng 1 tấn. Chủ ghe là anh Nguyễn Văn Quang (SN 1981, ngụ ở địa phương) điều khiển và người điều khiển ghe là Hà Văn Sa (SN 1969) điều khiển.

Thăm quan xong, khoảng 6h chiều, cả đoàn 24 người xuống ghe tam bản để qua sông (lúc này do anh Nguyễn Thành Trung, SN 1988 điều khiển). Khi ghe chạy còn cách bờ sông khoảng 40 mét thì gặp 1 chiếc ghe chở lúa từ hướng xã Phước Hưng (An Phú) chạy về hướng Châu Đốc nên xuất hiện sóng vỗ. Nước tràn vào ghe tam bản và nhấn chìm toàn bộ xuống nước.
Nhân dân địa phương đã kịp thời ứng cứu, đưa được 21 người vào bờ an toàn, còn 3 người mất tích.

Chính quyền, Công an địa phương, CSGT đường thuỷ và lực lượng có liên quan đã vận động dân địa phương tiếp tục tìm kiếm. Đến khoảng 11h ngày 5/4, đã vớt được xác của 3 nạn nhân Nguyễn Thị Be (44 tuổi), Nguyễn Thị Vân (21 tuổi) và Nguyễn Tấn Phát (5 tuổi, con ruột của chị Vân). Cả 3 đều chết do ngạt nước, cơ quan công an đã cho gia đình đưa về quê mai táng.
Qua làm việc, Nguyễn Thành Trung khai nhận, việc điều khiển ghe tam bản là do chú ruột của Trung là ông Nguyễn Thành Sáng yêu cầu. Bản thân Trung chưa có chứng chỉ điều khiển phương tiện thuỷ, chỉ biết lái ghe theo kinh nghiệm.
Nội vụ đang tiếp tục điều tra làm rõ.
Ng.Linh
-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

Vào đầu năm 2009, Nhà Nước khoe thành tích: VN đã vượt qua được ngưỡng nghèo với mức thu nhập bình quân trên 1100 đôla/ người/ năm. (khoảng 91 đôla/tháng). Nay Nhà Nước lại khoe sẽ tăng lương cho mức tối thiểu lên tới ... 33đôla/tháng. Xem ra, đại đa số người lao động muốn vượt qua được ngưỡng nghèo, phải chờ cho hết kiếp!
Từ 1/5, tăng lương tối thiểu lên 650.000 đồng/tháng
(VTC News) - Mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng/tháng sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 1/5/2009, cùng với việc tăng 5% mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc.
Ảnh minh họa

Đây là nội dung quan trọng của Nghị định số 33/2009 và NĐ 34/2009 mà Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành ngày hôm nay, 6/4.
Theo đó, mức lương tối thiểu chung nêu trên được áp dụng đối với 4 loại hình cơ quan, đơn vị, tổ chức, bao gồm: các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; các công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng/ tháng cũng được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật ở 4 loại hình cơ quan, đơn vị tổ chức trên; cũng như được dùng để tính trợ cấp kể từ ngày 1/5/2009 đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 110/2007 ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước và tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung.
Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu mới đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm từ các nguồn: tiết kiệm 10% chi thường xuyên đối với từng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ. Riêng các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ. Sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương.
Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với người lao động làm việc trong các công ty do công ty bảo đảm và được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, cũng theo NĐ 34/2009 Thủ tướng vừa ký ban hành, từ ngày 1/5/2009, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng sẽ được tăng thêm 5% đối với 5 nhóm đối tượng, bao gồm:
-Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân,công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 121/2003 ngày 21/10/2003 của Chính phủ và Nghị định số 09/1998 ngày 23/1/1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.
- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
- Quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ chợ cấp hàng tháng quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
PV

nguồn : http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?p=16583#post16583