Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2009

bài lưu trữ bên blog giỡn mặt " chính quyền f 14

Saddam Hussein " đồng " chí của csvn
Saddam Hussein " đồng " chí của csvn magnify

Ngày tàn của một chế độ độc tài bất nhân

*

Hình 1 và 2: Dân Iraq cố gắng dùng búa để đập phá bệ của pho tượng to lớn của Saddam Hussein tại thành Baghdad:

*

Hình 3: Dân Iraq cố gắng thòng dây thừng vào cổ pho tượng để kéo xuống (không thành công):

*

Hình 4: Dân Iraq vui mừng leo lên một pho tượng khác của Saddam Hussein khi pho tượng này bị giật xập:

*

Hình 5: Dân Iraq rút dép ra đập vào một pho tượng khác của Saddam Hussein bị kéo lăn trên đường phố:

*

Hình 6: Dân Iraq cố gắng giật xập một pho tượng khác của Saddam Hussein, leo cả lên vai:

*

Hình 7: Dân Iraq cố gắng đập nát mặt pho tượng của Saddam Hussein, sau khi nó đã bị giật xập:

*

Hình 8: Dân quân Iraq trét bùn và gạch chéo vào mặt một bức hình rất to của Saddam Hussein:

*

Hình 9: Một cậu bé hoan hỉ đứng trước bức hình Saddam Hussein bị gạch mặt

*

Hình 10: Người dân Iraq gạch chéo trên mặt bức hình khổng lồ của Saddam Hussein:

*

Hình 11: Dân Iraq cố gắng kéo xập một pho tượng khác:

*

Hình 12: Dân Iraq lấy chân đạp lên đầu và đổ rác vào pho tượng của Saddam Hussein:

*

Hình 13: Một người Iraq tức giận ném giầy về phía pho tượng Saddam Hussein lúc nó chưa bị kéo xập. (Chỗ có mũi tên là chiếc giày đang bay)

*

Hình 14: Một người Iraq đứng lên cái chân cụt còn sót lại của pho tượng Saddam Hussein để nhái cử chỉ của S.H. trong pho tượng:

*

Hình 15: Một người Kurd ôm hôn người lính Mỹ đã tới giải phóng họ khỏi bàn tay Saddam Hussein. Ông ta từng dùng vũ khí hóa học giết hàng ngàn người Kurds. Đó là một giống dân thiểu số của Iraq và sống tại miền Bắc Iraq.

*

Hình 16: Dân Baghdad hoan hỉ khi thủ đô này được giải phóng thoát khỏi chế độ độc tài của Saddam Hussein:

*

Hình 17 và 18: Người Kurds mừng rỡ khi chế độ của Saddam Hussein bị dẹp tan:

Tags: saddamhussein"đồng"chícủacsvn
Monday March 30, 2009 - 07:55am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
BÀI 14, Cái gian hùng của "hồ" đến tào tháo cũng chịu thua
BÀI 14, Cái gian hùng của "hồ" đến tào tháo cũng chịu thua magnify
Lãnh Tụ

Sơn Nghị
4/12/2003

Thời loạn ly thường sinh những anh hùng. Họ xuất hiện giữa đám đông, làm những việc không ai dám làm hoặc không có khả năng làm. May mắn cho một dân tộc khi có những anh hùng như thế vươn lên đứng sừng sững giữa thời đại nhiễu nhương. Và thật bất hạnh nếu không có họ, vì dân tộc đó sẽ mãi mãi đắm chìm trong nỗi xót xa của một kiếp người.

Cuộc sống hàng ngày cũng sản sinh nhiều anh hùng. Có người xông vào đám cháy để cứu một em bé bị kẹt bên trong. Có kẻ bênh đỡ những người thế cô bị chèn ép, ức hiếp. Họ hành động và bất chấp hiểm nguy cho chính mạng sống mình. Anh hùng thời nào cũng thế, họ xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Anh hùng xuất hiện ở một thời điểm nhất định, giải quyết xong một mâu thuẫn, rồi lặng lẽ biến trôi theo dòng đời. Hành động anh hùng vẫn được mọi người nhắc nhở nhưng anh hùng thì không màng được gọi tên. Người đời ngưỡng mộ gọi họ là anh hùng vì chứ bản thân họ không hề nghĩ đến việc được phong vương nhận tước hoặc lời khen tặng. Chính tình trạng xã hội hoặc tình huống dầu sôi lửa bỏng xảy ra vào một thời điểm nhất định đã thúc đẩy họ phải làm một cái gì để thay đổi, đem lại một cái gì mới hơn, tốt hơn. Đây chính là ý nghĩa cao cả nhất của nghĩa cử anh hùng.

Thời Bắc thuộc lần thứ nhất (111 trước TCGS - 39 sau TCGS), quan thái thú Tô Định nổi tiếng tàn ác, khiến lòng dân uất ức oán hận. Nhân vì thù chồng, Trưng Trắc và Trưng Nhị nổi dậy cầm quân đánh đuổi Tô Định quyết giành lại độc lập cho nước nhà thoát ách đô hộ của phương Bắc. Hai bà là vị nữ lưu anh hùng đầu tiên của nước Việt. Sau này vì thua quân Mã Viện nên hai bà đành phải nhảy xuống sông Hát giang trầm mình tự tận.

Khi làm xong những việc phi thường, người anh hùng âm thầm quay trở lại nếp sống bình thường nếu có cơ may còn sống sót. Nếu không, sẽ có những ngậm ngùi thương tiếc quyện với khói hương và những khuôn mặt nhạt nhòe nước mắt ẩn khuất sau tấm vải sô màu tang trắng.

Có ai xuôi vạn lý,
Nhắn đôi câu giúp nàng,
Lấy cây hương thật quý,
Thắp lên thương tiếc chàng...

Lê Thương (Hòn Vọng Phu)

Anh hùng đích thực chỉ có thế! Họ xuất hiện để kéo đám mây đen, trả lại cho nhân gian một ngày rực sáng. Hình ảnh dũng cảm của chàng trai áo vải Lam Sơn xông phá vòng vây ở rừng Chí Linh đánh dấu mười năm gian khổ, để bẻ gãy xiềng xích nô lệ của giặc Minh vẫn còn ghi đậm nét trong sử sách. Anh hùng luôn có những hành động anh hùng. Lê Lai chấp nhận hy sinh để cuộc khởi nghĩa còn có vị minh chủ chỉ huy, giữ lấy chính nghĩa. Cái chết của Lê Lai thật đơn giản; mặc áo ngự bào giả làm Lê Lợi để quân nhà Minh vây giết nhưng để lại một triều đại nhà Lê kéo dài đến 360 năm, đánh dấu một thời nước nhà độc lập. Quyết định tự vẫn để chết theo miền Nam của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam sau ngày mất nước cũng là một hành động anh hùng. Cái chết của ông luôn nằm trong tâm tưởng những người lính hy sinh một đời ôm súng bảo vệ quê hương.

Thuở xa xưa, nét phác họa của anh hùng là một chàng trai xếp bút nghiên theo việc kiếm cung, sẵn sàng lấy da ngựa bọc thây, với ý chí sắt đá xuống Đông Đông tĩnh lên Đoài Đoài tan. Chàng đứng hiên ngang, trầm mặc dưới bóng chiều tà, tay nắm chặt đốc kiếm, mắt đăm chiêu nhìn về phía chân trời, mong một ngày quê hương độc lập, hưởng thanh bình. Bóng chàng vẽ lên khung trời đỏ ối như dáng hình một phiến đá đen xám. Trông buồn nhưng thật bi tráng. Thời đại tân tiến này, ở thế kỷ 20 vừa qua và vẫn còn tiếp diễn sang thiên niên kỷ mới, lại có những lãnh tụ tự hào xưng tên nhập nhằng với hai chữ anh hùng.

Thật ra, lãnh tụ là một danh xưng thơm. Lãnh tụ là người đứng ra lãnh đạo một nhóm người, có thể vài người, có thể hàng trăm nghìn người để thực hiện một mục tiêu nào đó. Như Martin Luther King, Jr., vị mục sư da đen dùng phương pháp bất bạo động để tranh đấu quyền bình đẳng cho người da đen. Ngày 28/8/1963, hơn 250 nghìn người tụ họp tại thủ đô Washington, D.C., cùng nhau đi bộ đến điện Capitol để ủng hộ đạo luật bình đẳng (Civil Rights Act). Mục sư King bước đi lẫn trong đoàn người đông đảo, cùng nắm tay nhau, hát vang trên đường phố. Ngày hôm đó, ông bắt đầu bài diễn văn hùng hồn bằng câu: tôi có một giấc mơ. Giấc mơ bình dị của ông là muốn được mọi người bình đẳng, sống an bình trong một quốc gia phồn thịnh.

Không lãnh tụ nào mà không có ước mơ. Họ mơ ước nước nhà độc lập, có tự do và người dân hạnh phúc. Đó là giấc mơ lớn. Nhưng đôi khi lãnh tụ bắt đầu bằng một ước mơ thật bình thường.. cho riêng mình. Năm 1911, chàng trai Nguyễn Tất Thành xuống tàu Admiral Latouche-Tréville đi Tây để tìm kiếm tương lai. Vốn liếng tiếng Tây của chàng được dăm ba chữ, thế mà cũng cầy cục xin được chân làm việc dưới tàu để bôn ba sang Tây miễn phí. Tài xoay xở, khôn lanh của Nguyễn Tất Thành đã lộ ra ngay từ khi mới 19 tuổi (nếu năm sinh 1892 là đúng). Bức thư gửi cho Bộ trưởng Thuộc địa đề ngày 15/9/1911 nói rõ ước mơ của cậu con trai út của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy. Trong thư cậu nói thẳng là muốn được nhận vào trường thuộc địa để học thành tài phục vụ cho mẫu quốc. Ước mơ của Paul Thành thật đơn giản thế mà lại bị từ chối. Có thể vì lúc đó cậu vô danh tiểu tốt nên không được ai chú ý đến, trừ tên cai trên tàu Tréville nơi cậu giúp việc, hoặc ông Bộ trưởng có chuyện buồn nên chẳng hề đọc hết lá đơn, vung tay phóng bút gạch ngang một cái. Buồn cho cậu Thành lúc đó và khốn khổ cho dân tộc Việt kéo dài cả hơn nửa thế kỷ sau này. Chính vì bị từ chối nên cậu Thành dứt khoát đem hết tâm huyết học hỏi lý thuyết cộng sản, và đem du nhập vào đất nước nông nghiệp lạc hậu Việt Nam thời bấy giờ, mở đầu cho những trang sử kinh hoàng triền miên không hề thấy dấu chấm hết.

Thật không ngờ tiền đồ của dân tộc lại tùy thuộc vào một lá đơn con con gửi cho tên Bộ trưởng thực dân. Giá hôm đó ông Tây phê ngay cho tiếng “oui” thì đỡ cho hơn 80 triệu người dân biết mấy! Không chừng tiếng “oui” hôm đó lại biến một nước Việt Nam thành phú cường, thịnh vượng trong cộng đồng châu Á hôm nay; vì không bị họa cộng sản làm trì hoãn bước tiến của dân tộc. Cái vận mạng của con cháu Lạc Hồng quá xui xẻo nên ông “non, non” luôn miệng rồi xếp xó lá đơn.

Trở lại cuộc tranh đấu bình quyền của vị mục sư da đen Martin Luther King, Jr.. Khởi đầu từ cuộc đấu tranh bất bạo động, các sắc dân da màu gọi ông là lãnh tụ, và sau khi ông bị ám sát chết, người da đen gọi ông là anh hùng. Như thế có những anh hùng xứng đáng làm lãnh tụ, và ngược lại có những lãnh tụ bắt đầu sự nghiệp bằng những hành động anh hùng.

Nhưng cũng không thiếu những tay gian hùng trở thành lãnh tụ. Họ ngoi lên địa vị độc tôn bằng mưu mô quỷ quyệt; bằng máu của bạn bè đồng chí, và bằng nước mắt của rất nhiều người.

Tào Tháo là một tay gian hùng. Nghe ở đất Nhữ Nam có Hứa Thiệu nổi danh là biết người, Tháo đến hỏi vận mệnh tương lai. Thiệu trả lời:

- Thời trị, anh là bề tôi giỏi. Thời loạn, anh là kẻ gian hùng. Sau này, Tháo tiếm ngôi và trở thành “hoàng đế” nước Ngụy, mở đầu thế chân vạc chia đều nước Tàu với Lưu Bị của Thục và Tôn Quyền của Ngô. Nguyễn Tất Thành sau một thời gian bôn ba, học hỏi và say mê chủ thuyết cộng sản, trở về nước lập phong trào Việt Minh, cùng với các đảng phái khác quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp. Lúc này Nguyễn Tất Thành đã cải danh là Hồ Chí Minh sau nhiều lần thay đổi tên họ vì lý do an ninh, tránh mật thám Pháp. Có lần đi ngang đền thờ Trần Hưng Đạo (1213-1300), ông Hồ gật gù làm một bài thơ so sánh sự nghiệp đánh đuổi quân Mông Cổ của ngài và sự nghiệp chống quân Pháp của ông. Bài thơ mở đầu bằng câu: Bác anh hùng tôi cũng anh hùng..

Mặc dù ông Hồ lúc đó đã trở thành lãnh tụ nhưng không thể so sánh với sự nghiệp quân sự lẫy lừng của viên đại tướng đã từng đánh bại chúa tể miền đồng cỏ Thành Cát Tư Hãn. Trần Hưng Đạo là một vĩ nhân, ông Hồ cũng tự thấy mình xứng đáng là vĩ nhân nên gật gù vỗ vai viên đại tướng họ Trần, cảm khái bằng một bài thơ. Khẩu khí thật cao ngạo và hỗn, quá hỗn. Tôi không dám nghĩ cụ đồ nho Nguyễn Sinh Huy quên dạy cho cậu con út thế nào là Lễ trong lẽ cương thường của Nho bản nhưng tôi nghĩ đến lòng tự tôn tự đại đã bốc hào khí của ông đến tận mây xanh.

Ông Hồ lập lờ quên đi một sự kiện trong lịch sử nhân loại: gian hùng cũng trở thành lãnh tụ. Và ông đã cố tình lạm dụng từ ngữ anh hùng. Danh xưng “anh hùng” phải ở các ngôi vị khác, không thể ở ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều. Một người có thể nói: “anh là anh hùng” nhưng không thể vỗ ngực tự khoe: “tôi là anh hùng”. Khi vỗ ngực tự xưng tụng, chính người đó đã đánh mất vẻ đẹp truyền thống của “anh hùng” vì đơn giản đó phải là một danh xưng ban tặng chứ không thể là một danh xưng chọn lựa. Và không gì hợm hĩnh cho bằng tự khen chính mình.

Đành rằng làm chính trị phải mưu mô quỷ quyệt, phải lừa đảo, phải gian manh nhưng kiểu làm chính trị của ông Hồ vẫn mang một sắc thái đỏ riêng biệt. Phải nói là đỏ vì nó dính máu của rất nhiều người. Năm 1940, ông bán đứng cụ Phan Bội Châu, một nhà cách mạng, cho mật thám Pháp ở Hương Cảng để lấy mười nghìn đô-la HK. Cái chết của cụ Huỳnh Thúc Kháng (bị máy bay Pháp bỏ bom) cũng là một bí ẩn. Và còn nhiều cái chết của các đồng chí khác đảng phái nhưng cùng một chí hướng đánh đuổi thực dân Pháp giành lại độc lập cho nước nhà.

Phong trào chống Pháp bừng bừng khí thế, nhất quyết đánh đuổi thực dân ra khỏi bờ cõi. Chưa bao giờ toàn dân lại cùng chung một lý tưởng đến thế. Người ta nghĩ đến một Hội nghị Bình Than của Trần Quốc Toản, một Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, một Hịch Tướng Sĩ của Hưng Đạo Vương. Bên cạnh Việt Minh, các đảng phái khác cũng sát cánh chiến đấu bên ông, thế nhưng ông không muốn chia sẻ vinh quang của một nước Việt Nam độc lập với một người nào khác. Vai trò lãnh tụ độc tôn của ông cần được đánh bóng cấp bách hơn bao giờ vì vai trò Nhật sắp bị cáo chung ở Á Châu khi Đệ nhị Thế chiến chấm dứt. Và đúng như ông mơ ước, ngày tuyên bố độc lập mùng 2-9-1945, chỉ một mình ông đứng ở quảng trường Ba-Đình, cất giọng hỏi đồng bào bằng một câu hết sức bình thường: đồng bào nghe tôi rõ không? Tôi không tin ông tình cờ hỏi đồng bào một câu như thế nhưng tôi tin chắc ông đã chuẩn bị kỹ càng từng chữ, từng lời nói, từng hành động... nhất nhất đều nằm trong kế hoạch huyền thoại hóa con người của ông. Vì thế, sau này người ta thấy ông thường cầm khăn tay màu đỏ, và lấy khăn chậm chậm nước mắt vì ông có thể khóc bất cứ lúc nào. Những giọt nước mắt ông rơi rớt trên khuôn mặt gân guốc, khắc khổ đáng lẽ nên khóc thương cho số phận hàng trăm nghìn người chết oan trong cuộc cải cách ruộng đất thì hơn.

Ở chốn đông người, nhất là những lúc quay phim, ông thận trọng về cách ăn mặc - thường một màu chàm giản dị - ngay cả đến đôi dép râu làm bằng vỏ lốp của ông cũng không nằm ngoài kế hoạch bình dị hóa hình ảnh một vị Chủ tịch có nhiều tham vọng, đôi khi cuồng vọng. Vì thế người ta không lạ gì có thật nhiều huyền thoại thêu dệt chung quanh hình ảnh một ông già râu bạc trắng, đôi mắt sáng, trán cao, vươn mình đứng lớn hơn mọi vĩ nhân của nước Việt. Khi một nhân vật có quá nhiều huyền thoại, lẽ tất nhiên mặt trái của “vĩ nhân” rất khó bị lộ tẩy. Vậy mà mặt trái của ông Hồ vẫn bị lộ tẩy theo thời gian. Và đây là một trong những góc cạnh chân thực nhất của bản chất ông Hồ.

Hãy tưởng tượng đến một ông già ngồi ở căn nhà gọi là Phủ Chủ tịch, khoan thai đốt một điếu thuốc Dunhill, loại thượng hạng của Anh. Ngòi bút của ông phóng xuống mặt giấy, chỉ một loáng là có ngay phần phi lộ của cuốn sách nổi tiếng: “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch” như thế này; nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn, Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc đến thân thế của mình. Ông thở ra một hơi khói, đọc lại hàng chữ, mỉm cười gật gù thỏa mãn. Nhưng rồi trán ông cau lại, tỏ vẻ chưa vừa ý. Ngòi bút phóng vội xuống mặt giấy, ông có ngay một đoạn phi lộ nữa; một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn biết bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể cho tôi nghe bình sinh của người được?

Mặc dù ông già viết không muốn nhắc đến thân thế của Hồ Chí Minh, nhưng sau đó toàn bộ cuốn sách đều nói đến thân thế sự nghiệp của vị Chủ tịch qua lối phỏng vấn. Ở trang cuối của cuốn sách, ông già ký tên Trần Dân Tiên.

Và ông già ngồi viết những dòng chữ “khiêm tốn” đó không ai khác hơn là ông Hồ. Vâng, chính ông. Ông tự thuật nhưng lại ký bút hiệu nên ai cũng nghĩ cái khách quan của anh nhà báo Trần Dân Tiên. Ngay khi cuốn sách phát hành năm 1948, và nhiều lần sau này, huyền thoại lại càng có dịp vây bủa quanh hình ảnh ông như một đám mây dày đặc. Các chính khách khi về hưu thường viết hồi ký, chuyện đó hiển nhiên. Viết hồi ký chỉ nói đến cái hay của mình và phớt lờ những khuyết điểm đã vấp, điều đó cũng dễ hiểu nữa vì ít ai có can đảm soi bóng mình trong gương. Nhưng lối viết “khiêm tốn” của ông Hồ quả thật có một không hai, không một nhà lãnh tụ nào trên thế gian này có thể nghĩ đến. Tự cổ chí kim chưa có một ai, từ nay về sau có lẽ cũng không thấy một người.

Cái gian hùng của ông Hồ thật hiếm có, có lẽ Tào Tháo phải chào thua, Hitler cũng phải lắc đầu khâm phục. Và chính vì sợ cái gian hùng của ông mà cha mẹ tôi đành phải bỏ mồ mả tổ tiên di cư vào Nam năm 1954. Thế hệ chúng tôi sinh ra trong khung cảnh cha mẹ bồng bế dắt díu con cái, gạt nước mắt bước lên tàu há mồm ra đi. Chúng tôi lại lớn lên trong một cuộc chiến Nam Bắc tương tàn, và rồi sau năm 1975 cũng sợ cái gian hùng của đám lãnh tụ đàn em ông nên đành phải tha phương cầu thực ở xứ người, bỏ lại một nước Việt đầy dẫy hình ảnh ông Hồ qua những hình tượng bán thân đắp nổi, bức hoành tráng treo trong đại sảnh, chân dung lồng khung gỗ trong mọi căn nhà, tượng toàn thân dựng sừng sững ở các công viên.

Saddam Hussein rất giống ông Hồ ở điểm này. Hình ảnh của Saddam được dựng lên khắp toàn cõi nước Iraq: đúc đồng, vẽ tranh, khắc gỗ. Stalin - thần tượng của Saddam - cũng không thoát khỏi căn bệnh tự suy tôn. Một bức tượng toàn thân của Stalin dựng bên bờ sông Volga to lớn đến nỗi chỉ mỗi cái mũ nằm ngửa ông cầm trên tay đủ để lọt 3 chiếc xe hơi. Nghệ thuật đánh bóng lãnh tụ trở thành một căn bệnh liệt kháng trong các chế độ độc tài. Nếu Saddam tự xưng là “cha của dân tộc” (father of the nation) thì ông Hồ cũng tự phong cho mình cái tên tương tự: “cha già của dân tộc”. Ông khôn ngoan thêm chữ “già” vào danh xưng cho trang trọng. Một thời người miền Bắc không ai được dùng chữ “bác” để xưng hô trong sinh hoạt hàng ngày, và chữ “bác” trân quý này chỉ được dùng riêng cho ông Hồ, mặc dù lúc đó ông mới 55 tuổi. Kim Nhật Thành, một vị “cha già của dân tộc” khác của Bắc Hàn cũng mắc cùng một căn bệnh kinh niên. Ở đường phố Bắc Hàn, người ta chỉ thấy hình ảnh của vị lãnh tụ họ Kim nhan nhản khắp đường phố, in hệt như hình ảnh ông Hồ ở nước Việt Nam khốn khổ. Những bài ca suy tôn, có những lời ca tụng chói tai nghe đến xấu hổ vẫn vang vang trong khắp hang cùng ngõ hẻm. Các trẻ em thiếu dinh dưỡng mỗi ngày vẫn tập đi đứng diễu hành trước bức tượng của vị lãnh tụ họ Kim, miệng không ngớt la to những khẩu hiệu chống đế quốc tư bản. Ông Kim không hề đếm xỉa gì đến hàng triệu đồng bào ruột ruột thịt của ông xanh xao, gầy còm, hàng ngày bị cơn đói hành hạ; thậm chí có người phải ăn cỏ rồi chết, trong khi khuôn mặt của vị lãnh tụ vẫn hồng hào, mỡ chảy quyện thành nọng vấn quanh cổ...

Khuôn mặt ông Hồ cũng vậy, phương phi, hồng hào, chỉ khác với lãnh tụ Mao và Kim là không có nọng.

Bác Hồ cùng với bác Tôn,
Hai bác rất thích ôm hôn nhi đồng
Khuôn mặt hai bác thì hồng,
Khuôn mặt các cháu nhi đồng thì xanh
Giữa hai cái mặt bành bành,
Những khăn quàng đỏ bay quanh cổ cò.

Bất cứ đất nước nào có những lãnh tụ đánh bóng mình thái quá đều lạc hậu, nghèo nàn, bước chân rùa trên con đường dẫn nước nhà đến ấm no, hạnh phúc. Họ sống trong mộng tưởng chính họ là “vĩ nhân” duy nhất của đất nước và mỗi ngày đứng chiêm ngưỡng bóng mình trong gương, họ tự ban những danh hiệu không tưởng, tự phong những tước hiệu hão huyền. Từ đó sinh ra độc tôn và độc tài.

Đất nước Iraq bị họa lãnh tụ độc tôn ngay từ ngày đầu khi Saddam lên nắm chính quyền, năm 1979. Saddam xây dựng ngai vàng bằng cách khủng bố, ám sát theo đúng chính sách của các lãnh tụ cộng sản. Ngay chính con rể, Saddam cũng không tha. Cái giá đem vợ con đào tẩu là cái chết. Ông dứt khoát bắt đứa con gái phải chịu cảnh góa bụa, và không hiểu khi đứa cháu ngoại lớn lên nghĩ gì về ông ngoại, người đã nhẫn tâm giết bố mình? Và người ta cũng không lạ gì khi Saddam luôn gối đầu cuốn sách về những bài viết của Stalin, người đã đày ít nhất 7 triệu người Nga vào các gulags trong vùng sa mạc tuyết Siberia mênh mông, ở đó nhiệt độ luôn luôn dưới không độ. Vì thế hiếm thấy ai trở về từ vùng đất hoang vu lạnh lẽo chết người đó.

Lãnh tụ cần phải có trái tim bằng sắt. Nước mắt thật hiếm hoi rơi rớt trên những khuôn mặt lạnh lùng, không hề biết thương xót. Theo bản tin Reuters ngày 18/3/2003 của Alan Elsner và Nadim Ladki, 60% của 24 triệu dân Iraq (14.4 triệu) hiện đang sống nhờ vào lương thực tiếp tế của Liên Hiệp Quốc, hàng ngày. Con dân khổ cực đến vậy mà Saddam vẫn sống xa hoa trong chín biệt thự, nghe đâu mọi đồ vật trong nhà đều mạ vàng. Thằng con trưởng Uday cũng sống xa hoa không kém. Một mình cậu làm chủ mấy chiếc Roll-Royce, giá cỡ 250 nghìn một chiếc. Thế mà hơn một nửa dân số Iraq mỗi đêm đi ngủ với cái bụng lép kẹp, da liền lưng. Từ lãnh tụ đến con lãnh tụ đều hưởng thụ trên xương máu người dân như nhau. Cứ ngỡ chuyện xảy ra ở một thời đại tiền sử xa xăm nào đó, chứ không ngờ những chuyện đau thương như thế vẫn đang tiếp diễn xảy ra trong bối cảnh của một thế giới văn minh hiện nay.

Đêm 20/3/2003, đặc phái viên đài truyền hình ABC, phỏng vấn hai nhân vật có một thời gần gũi với Uday; một là vệ sĩ, một là hóa thân (double body) của thằng con trưởng. Cả hai hiện đang sống lưu vong ở Anh. Họ cho biết Uday có thú tiêu khiển (hobby) thật lạ lùng, đó là hiếp dâm. Bệnh hoạn hơn nữa, hắn còn quay phim cảnh hiếp dâm rồi gửi cho chồng của người đàn bà xấu số; một hình thức tỏ uy quyền tuyệt đối của thái tử Uday, người chắc chắn sẽ kế vị Saddam để cai trị xứ Ba Tư ngàn đêm lẻ.

Ở nước Việt Nam hiện nay cũng có những ông trời con hống hách như thế; không ai khác hơn là con của những lãnh tụ, một thời là đàn em ông Hồ. Những “thái tử” này vừa giàu có, vừa có uy quyền tuyệt đối, tiêu tiền không hề chép miệng. Một người bạn của tôi quê ở Long-An vừa về thăm nhà cho biết, công ruộng một ngày đáng giá 15 nghìn, nghĩa là được một đô-la. Nói rõ thêm định nghĩa của một ngày công ruộng là phải làm từ sáng đến chiều, dầm sương dãi nắng, chân lấm tay bùn, mồ hôi ướt đẫm. Trong khi các cậu ấm chỉ một đêm thôi, ngồi vung tiền ở các hộp đêm cho các em gái nhảy có thể lên đến cả nghìn đô-la; vì chỉ riêng chai rượu SOP cậu vừa uống vừa đổ đã ngốn mất 250 đô, bằng sức lao động gần cả năm của một người. Đây là sự thật đau xót xảy ra mỗi ngày ở Việt Nam. Chưa bao giờ trong lịch sử nước Việt cái khoảng cách giữa các lãnh tụ và con dân lại cách biệt đến thế. Nó còn biểu hiện cái khoảng cách của tình người, của lương tâm và tri thức.

Số tiền mà những “khúc ruột ngàn dậm” gửi về hàng năm lên đến cả tỷ bạc. Theo báo cáo của Bộ Tài chánh Hoa Kỳ, năm 2002 Việt kiều đã gửi về 2 tỷ 4, năm trước là 2 tỷ 2. Đây là số tiền chính quyền kiểm soát được, còn nếu kể những đồng bạc xanh gói kỹ giấu trong ruột tượng, hoặc gửi lén lút thì số tiền đổ về nước phải gấp rưỡi mới đúng. Làm một con toán nhỏ, cứ tính khoảng 70%-80% tổng số tiền lọt vào tay các lãnh tụ thì con số đã ngót nghét 2 tỷ. Thảo nào các công tử Bạc Liêu tân thời cứ việc vung tiền tiêu pha cho thỏa thích.

Để biết thêm gia tài các cậu ấm hiện nay ra sao, xin trích dẫn tin tức của một tờ báo (tôi quên mất tên):

- Cậu ấm Võ Nam, con trai riêng của ông Kiệt với bà Hồ Thị Minh làm áp phe cho các công ty xây dựng nước ngoài, kiếm trên 30 triệu USD.

- Cậu ấm Phương, con rể ông Đỗ Mười, hiện nay là tay mánh mung nổi tiếng nhất nước, gia tài cậu có lẽ chỉ kém bà Phan Lương Cầm, vợ ông Võ Văn Kiệt.

- Cậu ấm Hoàn Ty, con trai ông Phan Văn Khải, ăn chơi, đàng điếm, dính líu vào cả một vụ giết người, phá của thẳng tay, có những đêm đánh bạc thua vài chục nghìn đô, nhưng vẫn giàu sụ, làm chủ nhiều khách sạn, trong đó có hai khách sạn Hoàng Gia và Planet.

- Cậu ấm Quang, con ông phó thủ tướng Ngô Xuân Lộc, nhờ thế lực cha mấy năm nay đã khá lắm nhờ áp phe xây cất. Cậu đã có vài triệu đô, sự nghiệp chỉ mới bắt đầu.

- Cậu ấm Vịnh, ông ấm Vịnh thì đúng hơn vì đã ngoài 40, con cựu đại tướng Nguyễn Chí Thanh, hiện làm giám đốc công ty du lịch TOSECO của quân đội, chuyên môn bán súng, lấy từ kho quân đội, cho bọn mafia quốc tế. Gia tài cậu không ai biết được, nhưng vài chục triệu đô đối với Vịnh chỉ là chuyện đùa.

- Một cậu ấm khác vừa mới xuất hiện nhưng đầy hứa hẹn là cậu Diễn, con trai lớn của ông Lê Khả Phiêu, dắt mối đủ loại áp phe, mới xuất hiện trên chốn giang hồ chưa được một năm mà đã có vài triệu đô.

- Trẻ con thì như thế còn các vị lão thành thì sao? Ông Đỗ Mười vài năm trước bỗng nhiên nỗi lòng bác ái móc túi bố thí cho một công tác từ thiện một triệu đô la. Ông thản nhiên nói đó là số tiền ông lấy từ khoản tiền mà các công ty nước ngoài tặng ông.

- Ông trung tướng về hưu Phạm Hồng Sơn, bạn thân của ông Lê Khả Phiêu, từng được đề cao vì một bài tham luận đanh thép chống tham ô lãng phí, có con trai ly dị vợ, cô vợ có bồ khác. Ông bà Sơn ngứa mắt vì hai nhà lại ở kế nhau và cái nhà cô đang ở lại là nhà xây trên miếng đất ông đã cho hai vợ chồng trước đây. Ông kiện đòi đuổi cô đi nhưng thua kiện, ông bèn hối lộ 200 triệu đồng cho quan tòa và thắng kiện trở lại. Tội nghiệp mẹ con mất nhà phải bồng bế nhau đi. Chuyện này đã là đầu đề bàn tán tại Hà Nội.

Các lãnh tụ lập thành tích thi đua hút máu của dân, miệng đỏ choét nhưng bụng lại xanh lè (đôla xanh). Nhìn quả thì biết cây. Tương lai các cậu ấm lại thay thế cha làm lãnh tụ, vẫn i tờ không tri thức, cứ hống hách, cửa quyền, tham ô như bố thì thật tội cho nước Việt Nam quá, biết bao giờ mới thoát khỏi cảnh diệt vong trí tuệ và nhân phẩm đây.

Hậu quả thảm khốc hiện nay của một nước Việt Nam đều bắt nguồn từ việc ông Hồ du nhập cái lý thuyết cộng sản bệnh hoạn không hề suy nghĩ. Ông chỉ nghĩ đến ông, đánh bóng những huyền thoại để ông trở thành một nhân vật như trong chuyện cổ tích. Bởi thế nên mới có bài: đêm qua em mơ gặp bác Hồ. Ở các nước tiên tiến, con nít đi ngủ mơ thấy được quà, hoặc sung sướng hơn mơ gặp được bà tiên có đôi đũa thần như cô bé Lọ Lem thần thoại. Còn những đứa con nít Việt Nam, cả tuổi thơ chỉ thấy ông Hồ vì ông hiện diện từ trong nhà cho đến ngoài ngõ, kể cả trong lớp học. Ngay đến giấc ngủ mà ông cũng lững thững bước vào đòi ban phát “mộng lành” cho các em nữa thì quả thật tội cho các cô cậu Lọ Lem ở nước Việt Nam quá!

Và điều này giải thích tại sao phần lớn thế hệ sinh sau năm 1975 vẫn nể trọng ông Hồ, mặc dù trong số đó vẫn có người không ưa thích chế độ đương thời. Lý do là với lối giáo dục nhồi sọ trong học đường, cố bưng bít tất cả sự thật nên hình ảnh ông Hồ không lạ gì vẫn chiếm một vị trí đáng kể. Năm 1969, tình cờ tôi thấy hình bìa tờ báo Times của cậu tôi, chụp hình một chị nhà quê tay cầm nón lá khóc nức nở. Chị lả người gần như không đứng vững, nước dãi chảy thành dòng một bên mép. Tôi hình dung được nỗi đau đớn của chị qua những giọt nước mắt lăn trên gò má. Nhìn lên phía trên, tôi thấy dòng chữ: Ho Chi Minh died. Quả thật lúc đó tôi không hiểu ông Hồ chết mà có người khóc thương đến vậy sao? Tôi nghĩ thầm nếu cha tôi có chết ngay bây giờ, có lẽ tôi cũng không khóc lóc sướt mướt đến vậy. Lớn lên một chút tôi chợt hiểu ra cả một guồng máy có hệ thống bóp nặn lên hình ảnh ông Hồ tuyệt vời đến nỗi khi ông chết, cả nước phải để tang, thương khóc. Ông Hồ và đám đàn em ông rất thành công về điểm này. Ôi! Tội cho những giọt nước mắt thật xót xa rơi trên thân xác của một lãnh tụ giả.

Vì thế ông Hồ đi sầm sập vào sinh hoạt của người dân miền Bắc với vóc dáng của một vị lãnh tụ tuyệt luân, một người cha khoan dung, một người ông hiền lành mặc dù cả nước chưa hề thấy ông lấy vợ sinh con đẻ cái. Người ta vẫn tin vào hình ảnh một ông già cả đời hiến thân vì độc lập nước nhà, không màng đến hạnh phúc cho riêng mình (sic!) chứ không ngờ rằng ông vẫn có những đòi hỏi sinh lý như một người bình thường. Những tài liệu khám phá được vào khoảng đầu thập niên 90 đã thổi bay những đám mây huyền thoại của con người ông Hồ, để lộ một ông già thường thở dài nằm trằn trọc mỗi đêm, bứt rứt khó ngủ.

Tôi có người bạn Tàu, làm chung sở hơn 10 năm nay, quê cũng ở Quảng Châu. Nhân bàn về chuyện ông Hồ có vợ, anh ta xác định bà Tuyết Minh ở ngay thành phố nơi anh ta cư ngụ. Và chuyện bà lập gia đình với ông Hồ, cả thành phố ai mà không biết. Tôi nói thêm là chính quyền cộng sản Việt Nam phủ nhận sự kiện này và cấm trích dịch và lưu hành cuốn “Hồ Chí Minh với Trung Quốc” của Hoàng Tranh ở trong nước, anh ta chỉ cười cười nói: that’s the truth, man. He’s (Hồ) just an ordinary person, like you and me...

- Khi ở Hương Cảng năm 1930, ông Hồ nẩy sinh tình cảm với cô Nguyễn Thị Minh Khai, lúc đó cô mới 20 tuổi. Tên thật Minh Khai là Nguyễn Thị Vịnh, cũng gốc Nghệ An; một đồng chí, một học trò chính trị của ông Hồ. Năm 1935, lúc đến Moscow dự đại hội đảng cộng sản quốc tế, Minh Khai khai báo đã có chồng tên là Lin (bí danh của ông Hồ lúc đó). Họ đã sống chung ở nhà tập thể trong suốt thời gian đại hội.

- Sau khi ở Tàu một thời gian, ông Hồ về nước cùng với một số cán bộ đã được huấn luyện. Trong số đoàn tùy tùng có một người đàn bà tên Đỗ Thị Lạc. Về đến hang Pắc Bó, Đỗ Thị Lạc sống chung với ông Hồ một thời gian, lo dạy trẻ em và vận động vệ sinh ăn ở của dân chúng ở Khuổi Nậm, một làng gần đó. Sử gia Trần Trọng Kim cho biết Đỗ Thị Lạc có một đứa con gái với ông Hồ.

- Theo Vũ Thư Hiên, trong cuốn Đêm Giữa Ban Ngày có viết lại lời kể của bố ông là Vũ Đình Huỳnh (bí thư của ông Hồ) một chuyện thật thương tâm. Qua câu chuyện, người ta lại càng hiểu rõ thêm bộ mặt thật của lãnh tụ.

Sau ngày chia đôi đất nước, ông Hồ trở thành lãnh tụ miền Bắc. Để giữ tình trạng tâm sinh lý bình thường cho ông, ban bảo vệ sức khỏe của các nhân vật cao cấp tuyển một cô gái sắc tộc Nùng, tên Nông Thị Xuân quê ở Cao Bằng về Hà Nội để chăm lo sức khỏe của ông Hồ. Năm 1955, cô Xuân cùng với người cô em ruột tên Vàng về cư trú ở ngôi nhà số 66 phố Hàng Bông và chính thức ra vào Phủ Chủ tịch (dĩ nhiên vào ban đêm và ra về khi tờ mờ sáng và chỉ bằng xe hơi do Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn đích thân đưa đón). Lúc này ông Hồ đã 65 tuổi, cô Xuân 22 tuổi. Ông Hồ rất thích cô Xuân và có một đứa con trai với cô, sinh năm 1956 và đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Bà Xuân lúc này đòi ăn ở công khai vì đã có con, (giấy khai sinh của con phải có tên cha chứ!) nhưng ông Hồ không chịu viện lẽ phải tùy thuộc đảng nữa. Thế rồi một buổi sáng mùa xuân năm 1957, người ta thấy xác của một người đàn bà bị xe hơi đụng chết ở Cổ Ngư. Người đàn bà đó là bà Xuân. Theo hồ sơ khám nghiệm tử thi của bác sĩ tại bệnh viện Hà Nội thì bà Xuân chết vì nứt sọ; có thể bị búa đánh vào đầu. Ông Huỳnh (bố ông Hiên) còn xác nhận là tên bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn đã hãm hiếp dày vò bà Xuân chán chê rồi mới quăng xác ra ở Cổ Ngư dàn cảnh tai nạn xe hơi. Cô Vàng chứng kiến cảnh chị mình bị hãm hiếp rồi bị đem đi giết nên khoảng 9 tháng sau cũng bị giết chết tại Cao Bằng. Bé Trung về sau được Vũ Kỳ, thư ký của ông Hồ, đem về nuôi và đổi thành Vũ Trung.

Tôi bâng khuâng tự hỏi, ngay đến con ruột mà ông Hồ không hề rơi một giọt nước mắt, lại giao cho người khác nuôi. Thằng bé mới sinh chưa được 2 tháng thì mồ côi mẹ, mà cái chết của mẹ nó không hiểu có bàn tay của bố nó dính vào không? Giọt máu của chính mình, ông cũng không màng, trước sau vẫn chỉ lo đến uy tín của ông, uy tín của đảng. Rõ ràng ông chẳng thương yêu gì bé Trung. Chính con ruột của mình mà không hề yêu thương, thì nói gì đến con người khác. Qua sự kiện này, chưa bao giờ tôi lại ghê tởm những bài hát ca tụng lòng yêu thương của ông Hồ đối với các em nhi đồng đến thế!

- Trước vụ cô Xuân, ban lãnh đạo đảng Cộng sản Hà Nội đề cử cô Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Thanh Hóa, sống chung với ông Hồ. Khi gặp ông Hồ, cô Phương Mai đồng ý lấy ông nhưng với điều kiện là phải làm lễ cưới đàng hoàng. Chuyện bất thành vì đảng Cộng sản muốn huyền thoại hóa hình ảnh ông Hồ như một nhân vật hy sinh trọn đời cho sự nghiệp cách mạng. Rất may cho cô Mai, chứ nếu ăn ở trước rồi mới xin công khai hóa thì chắc chắn chốn thâm cung sẽ có thêm một xác người đàn bà nữa. Không bằng lòng cưới hỏi danh chính ngôn thuận nên cô bỏ. Sau này, cô Mai du học ở Nga và về nước làm đến chức thứ trưởng bộ Thương binh.

Như thế cuộc đời tình cảm của ông Hồ khá long đong; có tình lớn, tình nhỏ, tình si, tình lỡ, tình hờ, tình chết. Ông Hồ sẵn sàng giải quyết sinh lý ở cửa sau, nhưng không hề muốn đón nhận một người đàn bà nào bằng cửa trước. Đàn bà vẫn là một món đồ chơi để ông thỏa mãn những cơn thèm khát nhất thời như những hôn quân trong thời phong kiến.

Đàn bà là một trong những bí mật của các lãnh tụ, nhất là lãnh tụ độc tài. Nổi bật nhất trong các lãnh tụ đỏ trên thế giới là đời sống tình dục của Mao. Theo lời bác sĩ Li, người chăm sóc sức khỏe cho Mao trong suốt 22 năm, từ 1954-1976, viết trong cuốn: The Private Life of Chairman Mao tiết lộ rằng Mao hàng đêm lên giường với nhiều cô gái trẻ, có thể 2, 3, đến 5 cô cùng một lúc. Mỗi lần đi công tác ở các địa phương bằng xe lửa, Mao dành riêng một toa xe để giải trítình dục. Đến một nơi công tác, các nhân vật cao cấp địa phương đều dâng hiến cho Mao những cô gái trẻ đẹp để cung phụng. Mao có thể cả tuần không tắm, biếng đánh răng thích nằm dài trên giường để làm tình liên tiếp nhiều ngày.

Bác Mao cân một tạ hai,
Thịt đùn lên mặt những hai ba cằm
Bà con Trung Quốc thì thầm,
Nó là Đổng Trác nhưng dâm hơn nhiều.

Điểm tốt trong đời sống tình dục của ông Hồ là không mang tính chất hoang dâm thác loạn như Mao nhưng lại khẳng định rõ ràng một điểm là ông Hồ cũng có những ham muốn đòi hỏi tình dục bình thường như mọi người vậy. Điều này hoàn toàn trái ngược với hình ảnh thần thánh của ông Hồ mà đảng Cộng sản đã dày công tô vẽ. Thật ra, có một đời sống tình dục như thế là điều bình thường, không có gì sai trái cả nếu không nói là hợp lẽ tự nhiên. Trừ những vị tu hành dâng hiến đời sống mình vào những mục đích cao thượng hơn, còn hầu hết chúng ta đều có một nếp sống gia đình trong khuôn khổ của xã hội.

Ông Hồ trong lúc sinh tiền hãnh diện về con người siêu phàm của mình bằng những bài tự viết, qua sách vở và những lời lẽ ca tụng thật chướng tai của đám đàn em sẵn sàng lạm dụng chữ nghĩa để suy tôn lãnh tụ. Có thể ban đầu ông không nghĩ mình là siêu nhân nhưng khi đám lãnh tụ đàn em thúc giục cả nước hồ hởi tung hô thì một lúc nào đó ông Hồ cũng ngồi rung đùi nghĩ mình là siêu nhân thật. Nghe mãi đâm quen thành nghiện, nên ông hoàn toàn đắm chìm trong hào quang được vẽ vời một cách vụng về của tầng lớp văn nghệ sĩ nô bộc và bằng lòng với hình ảnh siêu thực đó. Nền điện ảnh Hollywood đã đẻ ra một nhân vật “Superman” trên màn bạc trong khi ở Việt Nam đảng Cộng sản đương thời lại đẻ ra một hình ảnh siêu phàm là ông Hồ, và vẫn hì hục đánh bóng hình ảnh một ông già sống mãi trong lòng dân tộc. Nếu Superman của Hollywood vẫn còn ăn khách thì hiện nay hình ảnh ông Hồ đã mất lớp sơn mỹ lệ bên ngoài, và để lộ nguyên hình một con người có đầy đủ hỉ nộ ái ưu ai ố dục, như mọi người bình thường khác trên cõi đời ô trọc này.

Ngày 24 tháng 2 năm 1956, trong Đại hội đảng Cộng sản Nga lần thứ 20, Khrushev đọc bài diễn văn trước một số đồng chí được tuyển chọn. Bài diễn văn nẩy lửa mang tên secret speech (diễn văn bí mật). Qua bài này, Khrushev đã lên tiếng tố cáo Stalin, một kẻ độc tài, tàn ác đã giết hại hàng triệu đồng chí và đưa Liên bang Sô viết đến chỗ lụn bại. Khi những lời tố cáo của Khrushev vang rền trong đại sảnh thì câu thơ “thương cha thương một thương ông (Stalin) thương mười” của Tố Hữu lại trở nên trơ trẽn và sống sượng hơn bao giờ. Cuối cùng, Khrushev cũng trả lại bản chất tầm thường cho con người Stalin.

Một ngày nào đó, lịch sử sẽ trả lại bản chất đích thực của ông Hồ. Nói cho cùng, cuộc đời của ông có cái hơn người, có cái kém người; và tựu trung ông cũng là một người bình thường như chúng ta. Và việc đầu tiên để phục hồi bản chất đích thực cho ông Hồ là nên trả lại tên Sàigòn cho Hòn ngọc Viễn đông, một danh hiệu đã đi vào lòng người và lịch sử thế giới. Ngày 10/11/1961, thành phố Stalin được hồi phục tên cũ Volgograd (thành phố bên bờ sông Volga). Năm 1991, thành phố Lênin cũng được mang lại tên cũ St. Petersburg. Chỉ còn một thành phố duy nhất trên thế giới mang tên ông Hồ, nằm chơ vơ, lạc điệu giữa những quốc gia tân tiến chung quanh.

Qua tìm tòi và hiểu biết được mặt trái cuộc đời của những lãnh tụ, chưa bao giờ thế hệ chúng tôi lại chán chường hình ảnh lãnh tụ đến thế. Nó vẽ lên một khuôn mặt sắt máu, háo thắng, tự kiêu, độc ác, có đầy đủ tham sân si, và nhiều cuồng vọng.
Hãy chấp nhận giới hạn của một con người, cho dù là vĩ nhân. Và xin đừng bao giờ lạm dụng hai chữ “lãnh tụ” để lừa bịp chúng tôi nữa.
Tags: bài14, cáigianhùngcủa"hồ"đếntàotháocũngchịuthua
Monday March 30, 2009 - 03:43am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Việt - cộng ra lệnh toàn dân yêu nước

http://i255.photobucket.com/albums/hh145/hongphuong83na/ONG-GIA.gif


Tiếng Kẻng trại tù
Nguyễn Ðạt Thịnh

Tờ Tuổi Trẻ ngày thứ Hai 23 tháng Ba đăng ý kiến của dân biểu Dương Trung Quốc cho là “phải hướng mối quan tâm và tầm nhìn của người dân ra biển Đông”. Báo điện tử Vietnamnet thuộc Bộ Thông tin trích dẫn ý kiến của một chuyên gia nói “không thể giữ chủ quyền chỉ bằng cảm tính”, và BBC đăng bài “Việt Nam 'coi trọng' thông tin lãnh hải”.

Nói cách khác Việt Cộng bật đèn xanh cho hoạt động thông tin về tranh chấp lãnh hải, vấn đề trước kia bị coi là “nhậy cảm”, không “báo đài” nào dám đụng vào.

Nhiều thân chủ cũ của trại cải tạo nghe câu chuyện Việt Cộng cho phép truyền thông loan tin về Biển Ðông ngao ngán lắc đầu, “Y như trại tù ngày xưa, mọi người làm theo hiệu lệnh của tiếng kẻng: kẻng bảo thức dậy thì thức, bảo đi ngủ thì ngủ; kẻng còn bảo đi lao động, bảo trở về, bảo ăn cơm” … Và giờ này kẻng bảo mọi người Việt Nam chống Trung Cộng, và ngay lập tức mọi người thi đua xỉ vả “Chung Cuốc”.

Trong cuộc thi đua chửi Tầu, báo điện tử Vietnamnet còn đề cập tới “cuộc chiến không cân sức giữa học giả Việt Nam và Trung Quốc” ý nói học giả Việt Nam không nhiều phương tiện tra cứu nên lép vế hơn trong quá trình tìm kiếm tài liệu để xác lập chủ quyền lãnh hải ở biển Đông.

Thật ra trong cuộc chạy đua gọi là “không cân sức” đó, chỉ có phía Trung Cộng chạy, trong lúc “cua rơ” Việt Nam bị Việt Cộng trói gô lại không cho họ tìm kiếm, viết lách sợ đụng chạm với Trung Cộng.

Giờ này, có tiếng kẻng cho phép, BBC còn phỏng vấn giáo sư Carlyle Thayer, học viện Quốc phòng Úc, và viết lên quan điểm của ông cho rằng đã đến lúc Việt Nam “cần phải thay đổi chiến lược thông tin để phù hợp với những diễn biến mới”.

Ông giáo sư người Anh, dạy đại học Úc về những vấn đề Việt Nam nhận xét, “Từ trước tới nay, Việt Nam khá thận trọng về chuyện có thể sẽ gây ra xung đột lợi ích với Trung Quốc quanh vấn đề biển Đông. Nhưng giờ vấn đề Nam Hải đã leo thang lên tầm chiến lược”.

Ý ông Thayer nói tầm chiến lược quốc tế, vì có bàn tay Hoa Kỳ nhúng vào để vẽ lại bản đồ Biển Ðông. Mỹ không chấp nhận toàn thể phần biển nằm về phía Ðông Việt Nam lại có thể là của Tầu.

Bàn tay Hoa Kỳ rất dài, nên ngoài Việt Nam, còn có Phi Luật Tân và Mã Lai cũng đòi vẽ lại phần biển mà Trung Cộng gọi là Nam Hải.

Hăng tiết vịt sau cuộc thăm viếng của Ðô Ðốc Robert Willard, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Việt Cộng ra mặt chống báng Trung Cộng; chúng thành lập Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cơ quan được giao "tham gia xây dựng chiến lược, chính sách về quốc phòng, an ninh, ngoại giao liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên biển và hải đảo".

Hôm 17/3, một hội thảo đầu tiên về tranh chấp chủ quyền trên biển Đông đã được tổ chức ở Hà Nội. Một học giả tại hội nghị này nói rằng việc nghiên cứu mà "cứ như giấu diếm, như bất hợp pháp, trong khi Trung Quốc công bố tài liệu và rao giảng khắp nơi".

Người quốc nội vui mừng vì chính sách của Việt Cộng cúi đầu bái phục thiên triều trong lúc thẳng tay đàn áp người Việt Nam có thể đã chấm dứt, nhờ những lời hứa hẹn yểm trợ của Đô đốc Williard; nhưng sau một vài tháng vui với cái thế ngửng đầu lên đối phó với tham vọng của Trung Cộng, chúng ta có khỏi chạnh lòng nhớ đến tình trạng chỉ yêu nước, chống ngoại xâm khi được phép của nhà cầm quyền không?

Quốc nội chỉ là một trại giam lớn, trong đó mọi việc đi đứng, việc được xuống đường, được viết báo cũng đều tùy thuộc vào hiệu lệnh.

Chỉ riêng việc Biển Ðông của Việt Nam hay Nam Hải của Tầu cũng đã chứng minh một sai lầm của Việt Cộng; nhưng dù sai hay đúng chúng vẫn không có quyền cấm người Việt Nam bầy tỏ lòng yêu nước trong những cuộc xuống đường trước sứ quán Trung Cộng.

Tiếng kẻng mới nhất vừa ra lệnh cho chúng ta yêu nước, chống Trung Cộng, và rất có thể sắp có một tiếng kẻng khác ra lệnh cho chúng ta ngừng yêu nước, hoan hô Trung Cộng vào Việt Nam.
Nguyễn Ðạt Thịnh.
nguồn : anhduong.info/index

Tags: việt-cộngralệnhtoàndânyêunước
Monday March 30, 2009 - 03:18am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
BÀI 13 ,Giải trừ huyền thoại: UNESCO & HỒ CHÍ MINH
Đầu năm 1987, ô. Trần Văn Ngô (Từ Nguyên) là chuyên viên theo dõi thời cuộc trong tập thể tranh đấu tại Pháp, đã triệu tập một buổi họp các nhân sĩ cùng đại diện đoàn thể ở khu vực Paris-Ile de France để báo động : đảng CSVN vận dụng UNESCO để vinh danh Hồ Chí Minh, hy vọng lấy lại hào quang ngụy tạo «anh hùng giải phóng dân tộc» cho xác ướp mà họ đã dựng thành biểu tượng của Xã hội Chủ nghĩa.

Theo tin tức nhận được, CSVN căn cứ vào tập tục UNESCO nhắc nhở ngày sinh nhật thứ 100 của các vĩ nhân trong lãnh vực cơ quan Liên Hiệp Quốc hành động, xếp đặt ghi tên Hồ Chí Minh vào danh sách sinh nhật bách niên năm 1990, rồi dự tính vận động tiếp để đến năm ấy sẽ có khoản tài trợ của UNESCO dùng tổ chức rầm rộ kỷ niệm ở trụ sở Paris ; đài thọ những buổi lễ cùng thời điểm ở VN và tại một số thủ đô, thành phố lớn khắp thế giới ; tổ chức triển lãm và ấn hành sách báo đặc biệt về sự nghiệp lừng lẫy của Hồ Chí Minh, «nhà cách mạng và nhà văn hóa trác tuyệt» ! ! !

Hội nghị đã thảo luận, phân tách hoàn cảnh cùng thời cơ thuận lợi cho CSVN :

Dư âm cuộc chiến thắng 30.4.1975 khiến Hồ Chí Minh còn lưu giữ cảm tình : trong tả phái Âu Mỹ Úc chưa đủ can đảm thừa nhận sai lầm quá khứ ; trong quần chúng Á châu, Phi châu thiếu thông tin nghị luận chính xác.

Phái đoàn đại diện CSVN, theo nguyên tắc luân phiên trong Tiểu ban Văn hóa UNESCO, đến lượt tham gia Ban Chấp hành Tiểu ban ; đề nghị của họ chắc chắn được sự chấp nhận của đa số thành viên là những nước Á Phi khi trước từng biểu lộ cảm tình thiên lệch trong cuộc chiến VN-2.

Khi Tiểu ban đã tán thành, Đại Hội Đồng thường thông qua đề nghị doTiểu ban chuyển lên, không có thảo luận gì cả.

Một yếu tố bất lợi quan trọng khác là hậu thuẫn của

Ộ M’Bow, Tổng Thư Ký kiêm Giám đốc Văn phòng trung ương UNESCO. Ông trấn nhậm hai nhiệm kỳ liền trụ sở Paris nhờ sự ủng hộ của Nga Sô cùng chư hầu CS, và các nước Á Phi chống đối Hoa Kỳ.

Theo vết thân phụ là lãnh tụ độc tài tham nhũng ở một quốc gia chậm tiến Phi châu, ông đã trắng trợn khai thác thủ lợi guồng máy quản trị cơ quan quốc tế. Thành tích nổi bật của ô. M’Bow là cài đặt rất nhiều thành viên bộ tộc (tribu) của ông – đương nhiên với lương cao bổng hậu không cần chiếu theo bằng cấp hay khả năng, thậm chí không phải làm việc, không cần có mặt ở sở - vào số viên chức thực thụ (nếu sa thải phải bồi thường rất nặng) của Văn phòng. Nhân số ăn bám cộng với chi tiêu bừa bãi – có hà lạm, nhưng về sau không ai muốn bới móc thêm ra – khiến cho ngân quỹ UNESCO liên tục thâm thủng trầm trọng. Vì thế, tại đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ phủ quyết (veto) đề nghị gia tăng ngân sách dành cho UNESCO, sau đó tạm đình chỉ sự đóng góp cho riêng cơ quan này. Anh quốc với vài nước Âu Mỹ hưởng ứng sự tẩy chay góp tiền cho cá mập. Chỉ riêng niên liễm của Hoa Kỳ đã là ngân khoản cao nhất trong thu nhập của UNESCO mỗi tài khóa. Ô. M’Bow lúc đó chuẩn bị tái ứng cử nhiệm kỳ thứ ba, vậy sẽ ra sức tán trợ đề nghị vinh danh Hồ Chí Minh để tranh thủ lá phiếu của khối CS và các nước Đệ Tam, luôn thể, để trả đũa sự phản kháng cùng hành động thắt chặt túi tiền của Hoa Kỳ.

Hội nghị cũng lượng định một cách thực tiễn trở ngại lớn lao phải đương đầu vì thiếu phương tiện tài chính và nhân sự ; vì thái độ thờ ơ bất động dễ phỏng đoán của nhiều thành viên Liên Hiệp Quốc không cộng sản gồm cựu thân hữu của VN Cộng Hòa như Nhật Bản, Đại Hàn, Phi Luật Tân ; của giới truyền thông và dư luận kể cả Hoa Kỳ ; vì địa vị cô đơn và thiểu số của tập thể tị nạn VN khó gây nên sức mạnh chuyển đổi cần thiết. Tuy nhiên, hội nghị vẫn quyết tâm đương đầu và nhất trí nỗ lực tìm phương cách giải trừ kế hoạch CSVN lợi dụng UNESCO để tuyên dương Hồ Chí Minh và chế độ tàn bạo phi nhân ông tạo lập. Một ủy ban hành động được tức thời thành lập, với ô.Nguyễn Văn Trần là tổng thư ký ; phụ tá là một số tuyển chọn trong các nhân sĩ, đại diện đoàn thể hiện diện.

Tại một buổi họp thường kỳ sau đó ở trụ sở Hội Thanh niên Tị nạn cho xử dụng, ủy ban chọn danh hiệu là Ủy ban Tố cáo Tội ác Hồ Chí Minh. Chủ đích ủy ban tự vạch là tiến tới một luận định quốc tế vô tư, đúng đắn, về các hành động của Hồ Chí Minh và CSVN vi phạm nhân phẩm nhân quyền, hủy diệt văn hóa, mâu thuẫn với mục tiêu của Liên Hiệp Quốc và UNESCO. Ủy ban cũng có ý mong công luận thế giới nhân dịp, duyệt lại những biến cố lịch sử đã bị xuyên tạc, bóp méo, bởi thành kiến với nhãn quan một chiều của phe phản chiến, đặc biệt là Tòa án Chiến tranh VN do Bertrand Russell đề xướng. Công tác khẩn yếu là thâu thập những dữ kiện đích xác về tội ác của Hồ Chí Minh và đảng CSVN, yêu cầu chứng nhân và nạn nhân tiếp tay với Ủy ban lập thành hồ sơ sẽ trình bày trong một cuốn «hắc thư» (livre noir) coi như bản cáo trạng trước thế giới. Cùng lúc, chiến dịch gửi thư phản kháng tới UNESCO được phát động.

Hầu hết các cơ quan truyền thông Việt ngữ – báo chí, chương trình phát thanh, bản tin nội bộ – ở các nước định cư đã sốt sắng phổ biến tin tức và tài liệu do Ủy ban cung cấp ; lại tự động đăng tải nhiều bài viết, nhiều thư tố cáo huyền thoại Hồ Chí Minh do ký giả, nhân sĩ, nhà văn hóa giáo dục, đại diện đoàn thể, gửi đến. Vị Giám đốc Đông Nam Á Vụ của UNESCO sau này cho Ủy ban hay đã tiếp nhận tổng cộng hơn ba-mươi ngàn thư phản kháng. Cộng đồng người Việt ở Pháp và một vài nước lân cận đã hăng hái tham dự cuộc biểu tình chống đối do Ủy ban đề xướng nhân Ngày Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc 1987 ở công trường Nhân quyền, đối diện tháp Eiffel.

Tại lãnh vực tranh đấu trực diện là UNESCO, ủy ban trù liệu tiếp xúc rộng rãi với các thành viên quốc gia không cộng sản, các thành viên là tổ chức ngoài chính quyền (Organisation Non Gouver-nementale - ONG), các nhân vật chủ chốt ở cơ quan Liên Hiệp Quốc, kể cả Tổng Thư Ký M’Bow đương nhiệm. Luận cứ đầu tiên Ủy ban trình bày là CSVN muốn UNESCO lấy ngày 19.5.1990 làm sinh nhật bách niên của Hồ Chí Minh. Nhưng theo sự kê khai của đương sự hồi sinh tiền và theo các tài liệu chính thức của đảng, Hồ Chí Minh có tới 5 ngày tháng năm sinh khác nhau. Thời điểm lễ kỷ niệm quốc tế ấn định một cách hồ đồ sẽ khiến cho uy tín của UNESCO và Liên Hiệp Quốc bị thương tổn. Bằng chứng gần cận về lề thói thay đổi dữ kiện lịch sử bởi CSVN là họ đã loan báo Hồ Chí Minh tạ thế ngày 03.9.1969, trong khi ông mất từ ngày hôm trước, 02.9.1969.

Và để tạo áp lực phía chính phủ Pháp - có ảnh hưởng đáng kể vì Paris là nơi đặt trụ sở UNESCO – Ủy ban tranh thủ được sự ủng hộ triệt để của Hội Người Pháp Đông Dương (ANAI – Association des Fran硩s d’Indochine) gồm các gia đình Pháp kiều, cựu quân nhân khi trước cư trú hay phục vụ tại ba nước Viê.t-Mên Lào. Hai bên đồng ý phối hợp chương trình và phương thức vận động.

Hội ANAI sẽ nhường cho cộng đồng VN ra mặt trước công luận, đi hàng đầu khi biểu tình, hội họp, để Hội khỏi vướng mắc lời đối phương cáo buộc có hành động trả thù sự thất trận năm 1954.

Do sự thúc đảy của Hội ANAI và lời thỉnh cầu của Ủy ban, một số dân biểu, nghị sĩ đối lập lên tiếng chất vấn trên diễn đàn quốc hội, yêu cầu chính quyền – do tả phái lãnh đạo sau khi ô.Mitterand đắc cử tổng thống năm 1981 - bác bỏ sự vinh danh Hồ Chí Minh. Thêm lời rỉ tai ở hậu trường : nếu chính phủ Pháp có thái độ tán thành, Hội ANAI, các chính đảng phái hữu, và Ủy ban hành động của người Việt, sẽ huy động cựu chiến binh gồm thương binh và gia đình tử sĩ trận chiến VN-1, cùng với thuyền nhân, người tị nạn CS mọi quốc tịch, các đoàn thể như Hội Y sĩ Thế giới, Hội Nhân quyền, v.v... xuống đường liên tiếp khắp nơi. Kết quả là chính phủ Pháp hứa đứng ngoài không bỏ phiếu nếu Đại hội đồng UNESCO thảo luận nghị quyết đề cao Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, như đã dự đoán, Tiểu ban Văn hóa với đa số thuận, đã ghi vào nghị trình Đại hội đồng UNESCO năm 1987 danh sách sẽ được tuyên dương năm 1990 gồm 7 nhân vật : Phya Anuman Rajadhon (Thái Lan), Thomas Munzer (Đông Đức), Anton Semionovitch Makarenko (Liên Sô), Hồ Chí Minh (Việt Nam), Jawaharlal Nehru (Ấn Độ), và Sinan (Thổ Nhĩ Ky쯂>). Lời tuyên dương Hồ Chí Minh dùng trọn bản văn do phái đoàn CSVN soạn cũng như lời tuyên dương các nhân vật khác do phái đoàn quốc gia liên hệ đề nghị - được Đại hội đồng thông qua không thảo luận.

Ủy ban đành chuyển qua vận động giảm thiểu tầm vóc tổ chức kỷ niệm. Hai biến cố thời sự đem lại thời cơ thuận lợi cho hành động của Ủy ban và các đồng minh.

- Ông M’Bow thất cử ;

- Ông Frederico Meillor, nhân sĩ Tây-Ban-Nha (Espagne), thay thế làm Tổng Thư Ký UNESCO.

- Rồi những chính thể cộng sản ở Đông Âu kế tiếp sụp đổ ;

- Chấn động vang dội nhất là sự phá hủy «bức tường ô nhục» ở Bá-Linh (Berlin) và

- Sự thống nhất Đức quốc sớm hơn các lời tiên đoán.

- Sự phát triển mạnh mẽ của trào lưu dân chủ có hiệu lực xóa bỏ luôn những công trình che dấu, thổi phồng, hóa trang, của guồng máy tuyên truyền cộng sản.

Bộ mặt thực của mô hình chế độ cộng sản, của các lãnh tụ tối cao Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Ceaucescu, Kim Nhật Thành, v.v... dần dần bộc lộ, làm tiêu tan những hình ảnh thần tượng tuyệt đỉnh hoàn mỹ dựng lên từ mấy chục năm.

Ủy ban được vị tân Tổng Thư Ký Frederico Meillor trấn an : không thể hủy bỏ nghị quyết 1987 (phải do một nghị quyết khác của Đại hội đồng), nhưng UNESCO sẽ không tổ chức kỷ niệm và không can dự bất cứ hành động nào để vinh danh Hồ Chí Minh tại trụ sở Paris.

Thực tế là ngân sách UNESCO do ông soạn thảo sẽ không dự trù ngân khoản cho công việc đó. Việt Nam cùng nước nào muốn cử hành lễ sinh nhật bách niên của Hồ Chí Minh là tùy ý riêng, không liên quan gì tới UNESCO cả.

Do đó, Ủy ban nhận định rằng công tác mà cộng đồng ủy nhiệm đạt kết quả tương đối thỏa mãn.

- Ủy ban quyết định chấm dứt chiến dịch thư phản kháng ;

- đình chỉ việc lập hồ sơ, ấn hành hắc thư tố cáo tội ác Hồ Chí Minh và CSVN ;

- không trù liệu tập họp, biểu tình phản đối kỷ niệm sinh nhật Hồ Chí Minh bởi UNESCO vì sự việc ấy sẽ không xảy ra\.

- Nhưng Ủy ban tiếp tục theo dõi nội vụ để phản ứng khi cần thiết.

Quả nhiên trước ngày 19.5.1990, Ủy ban được tin rằng CSVN loan báo mập mờ kỷ niệm trọng thể sinh nhật bách niên của Hồ Chí Minh tại phòng khánh tiết UNESCO.

Một số văn công nghệ sĩ từ quốc nội sang, gồm đoàn múa rối nước, sẽ trình diễn trong buổi lễ, phụ thêm triển lãm và tiếp tân.

Tổng thư ký Nguyễn Văn Trần lập tức tới gặp ông Giám đốc Đông Nam Á Vụ UNESCO để chất vấn, mang theo thiệp mời của sứ quán in hình Hồ Chí Minh với bối cảnh là trụ sở UNESCO.

Nhà chức trách đó cho hay UNESCO tiếp đơn giữ chỗ trước, đã theo qui lệ cho sứ quán mướn 2 căn phòng thường dành cho mọi sinh hoạt của thành viên mà thôi. Ông không hay biết chương trình tổ chức, và nếu có thiệp mời, chắc chắn ông Tổng Thư Ký cùng các cộng sự viên sẽ không tham dự.

Ông ghi nhận lời phản đối hợp lý của Ủy ban, bảo đảm Văn phòng sẽ đòi sứ quán hủy bỏ thiệp mời có thể gây ngộ nhận.

Hội ANAI tiếp xúc với Bộ Ngoại giao Pháp, cũng được xác nhận không có đại diện chính quyền, nhân viên chính phủ, đại diện quốc hội, đại diện Đô thành Paris, tham dự lễ kỷ niệm hay tiếp tân, triển lãm, sứ quán CSVN dự liệu.

Sau đó, sứ quán CSVN đã phải thu hồi thiệp mời in hình Hồ Chí Minh gửi cho ngoại giao đoàn, thành viên UNESCO, các nhân vật chính quyền và dân sự Pháp …ê mạt … ; thiệp chỉ xử dụng với tính cách nội bộ để mời Việt kiềụ

Một đặc phái viên của Ủy ban tới trụ sở UNESCO ngày 19.5.1990 để kiểm tra, báo cáo rằng chung cuộc, sứ quán CSVN chỉ mướn một phòng sinh hoạt nhỏ thay vì hai (gồm thêm một phòng lớn có sân khấu).

Nhân số hiện diện khoảng chừng 60, 70 tân khách ; hầu hết là hội viên Việt kiều Yêu nước. Lác đác vài khuôn mặt ngoại quốc, phỏng đoán là đảng viên cộng sản Pháp, thành viên các phái đoàn thân hữu với chế độ như Cuba, Trung quốc, Bắc Hàn, Mên, Làọ

Một cuộc biểu tình phản kháng vào đúng giờ khắc buổi kỷ niệm của sứ quán CSVN qui tụ hơn một trăm người đã diễn ra ở công trường Fontenoy gần trụ sở UNESCO.

Hành động do Ủy ban Quốc tế Trần Văn Bá, không phải là thành viên Ủy ban Tố cáo Tội ác Hồ Chí Minh (vì chưa ra đời năm 1987), đề xướng.

Hai đại diện đoàn biểu tình là ông Trần Văn Tòng và ký giả Olivier Tođ đến trụ sở UNESCO đưa lời phản kháng đã được ông Giám đốc Đông Nam Á Vụ tiếp kiến.

Khi nghe xong lời trình bày về lập trường và thái độ của cơ quan Liên Hiệp Quốc, sự can thiệp của Ủy ban Tố cáo Tội ác Hồ Chí Minh và các biện pháp đã thỏa hiệp, hai vị đại diện đồng ý là UNESCO vô can ; đoàn biểu tình sẽ chỉ tập trung hành động để đả đảo sự vinh danh Hồ Chí Minh, người có tội trước lịch sử nhân loại đã tàn hại đất nước và dân tộc Việt Nam và hai nước láng giềng Mên Làọ

Ủy ban Tố cáo Tội ác Hồ Chí Minh chính thức giải tán cuối tháng 5 dl. 1990.

Đáng tiếc là Ủy ban không chủ trương quảng bá thành quả công tác vì cho rằng đó là bổn phận, nên còn có thể có dư luận thiếu chính xác ngay tại Pháp về thủ đoạn của đảng CS mập mờ xử dụng danh nghĩa UNESCO đánh bóng hình tượng Hồ Chí Minh.

Nghiêm Văn Thạch
nguồn : http://www.vietnamconghoa.com/VC/HCM/huyenthoaiHCMi.html

Tags: bài13, giảitrừ huyềnthoại:unesco&hồchíminh
Sunday March 29, 2009 - 11:54pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
BÀI 12 .Bức thư mật liên quan cuộc đời HCM

(Nguyên văn bức thư này được giữ tại Văn Phòng Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam.)

Cao Bằng ngày 29 tháng 7 năm 1983.

Kính gởi Ông Nguyễn hữu Thọ Chủ tịch quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Tôi là một thương binh đã 25 năm nay vô cùng đau khổ, không dám hé răng với ai. Không phải chỉ vì vết thương bom đạn, chiến tranh mà là một vết thương lòng vô cùng nhức nhối. Nay tôi xắp được từ giã cái xã hội vô cùng đen tối này đi sang thế giới khác, tôi phải chạy vạy rất khó khăn mới viết được bức thư này lên Chủ tịch, hy vọng ông còn lương tri, lương tâm đem ra ánh sáng một vụ bê bối vô cùng nghiêm trọng tàn ác, mà người vợ chưa cưới của tôi là một nạn nhân. Nay tôi hy vọng những tên hung thủ được lột mặt nạ trước công chúng, không để cho chúng ngồi trên đầu trên cổ nhân dân.

Nguyên từ năm 1954 tôi có người yêu tên Nguyễn thị Vàng, 22 tuổi quê làng Hà Mạ, Xã Hồng Việt, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. Cô Vàng có người chị họ là Nguyễn thị Xuân, tên gọi trong gia đình là cô Sang tức Minh Xuân. Tôi nhập ngũ đi bộ đội cuối năm 1952. Cô Vàng và cô Xuân tình nguyện vào công tác hộ lý trong một đơn vị quân nhu. Được mấy tháng sau ông Trần Đăng Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục hậu cần mấy lần đến gặp cô Xuân. Đầu năm 1955 thì đem xe tới đón về Hà Nội, nói là để phục vụ Bác Hồ. Được mấy tháng sau thì cô Xuân cũng xin cho cô Vàng về Hà Nội, ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm với cô Xuân và cô Nguyệt con gái ông Hoàng văn Đệ cậu ruột cô Xuân.

Đã luôn 2 năm tôi chỉ được tiếp thư chứ không được gặp cô Vàng, người yêu của tôi. Nhưng khoảng tháng 10 năm 1957 tôi bị thương nhẹ được đưa về điều trị tại bệnh viện Huyện Hoà An. Chúng tôi vô cùng sung sướng lại được gặp nhau. Trong một tuần lể cô Vàng kể lại mọi nỗi đau xót cô đã gặp phải cho tôi nghe. Tôi xin ghi lại tỉ mỉ những lời cô Vàng tâm sự với tôi, mà không bao giờ tôi có thể lãng quên đi được. Vàng kể:

Đầu năm 1955 cô Xuân được về gặp Bác Hồ. Bác Hồ định lấy cô Xuân làm vợ chính thức. Mấy tháng sau chị Xuân xin cho em cùng về ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm, Hà Nội. Còn tầng dưới thì cho ông Nguyễn Quý Kiên, Chánh văn phòng Thủ tướng phủ ở. Vì các lãnh đạo không cho chị Xuân cùng ở với Bác trên nhà chủ tịch phủ, giao cho ông Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng bộ Công an trực tiếp quản lý chị Xuân, cho nên chị Xuân mới được đem về ở 66 Hàng Bông Nhuộm, nhà của Công an.

Cuối năm 1956 chị Xuân sinh được một cậu con trai. Cụ Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Em có nhiệm vụ bế cháu.

Ông Bộ trưởng Công an có nhiệm vụ quản lý chị Xuân nên thường đến luôn. Nhưng một buổi tối vào khoảng mồng 6 hay mồng 7 tháng 2 năm 1957, ông Hoàn tới, ngồi nói chuyện vu vơ một tí rô `i nắm tay chị Xuân, kéo vào một cái buồng xép, từ cầu thang đi lên, vật chị Xuân lên một cái giường nhỏ, định hãm hiếp. Chị Xuân bị nhét khăn vào miệng nhưng vẫn ú ớ la lên. Em hoảng sợ la tru tréo. Còn chị Nguyệt sợ quá, rúm người lại ngồi một góc tường. Nghe tiếng cửa sổ nhà dưới xô xầm vào tường, lão Hoàn bỏ chị Xuân ra, rút khẩu súng lục trong túi áo hoa lên nói to: "Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết" rồi hầm hầm chạy xuống thang ra ô tô chuồn.

Chị Xuân thất thểu đi ra khóc nức nở, ôm choàng lấy em. Em hỏi nó nắm tay chị, sao chị không văng vào mặt nó để nó dắt đi? Chị Xuân vừa nức nở vừa nói: Đau khổ nhục nhả lắm. Chị phải nói hết để các em tha tội cho chị. Từ hôm chị mới về nhà này, có một bà già độ 60 tuổi ở một buồn dưới nhà, vợ một cán bộ Công an đã chết, lên thân mật nói chuyện với chị rằng: Sao cô ở đây một mình? Bạn đàn bà để tôi nói thật cho cô biết. Cái lão đem cô về đây là một tên côn đồ lưu manh, dâm ô tàn ác vô kể. Tôi xin kể một vài chuyện cho cô nghe. Ông Lương Khánh Thiện, một Uỷ viên Trung ương, bị đế quốc Pháp giết có con gái tên là Bình. Chị Đường, vợ anh Thiện đem con gái gởi bác Hoàn nhờ bác tác thành cho. Lão Hoàn đã hiếp nó, nó chửa rồi chọn một tên lưu manh vào làm Công an để gả cô Bình làm vợ. Lão lại đem một cô gái có nhan sắc nhận là cháu, cũng hiếp cô gái này cho tới chửa, rồi giết chết quăng xác xuống hồ Ha Le để khỏi mang tiếng. Cán bộ Công an nhiều người biết chuyện của nó, nhưng không ai dám hở răng, vì sợ lão vu cho tội gì bắt giam rồi thủ tiêu.

Nghe chuyện đó chị cũng khủng khiếp, nhưng lại nghĩ là nó đối với mọi người khác, còn đối với mình thì nó đâu dám. Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác, chị chạy ra thì thấy nó đi lên nhếch mép cười một cách xõ lá. Nó chào chị rồi đi thẳng vào nhà, nó ôm ghì lấy chị vào lòng rồi hôn chị. Chị xô nó ra nói: "Không được hỗn, tôi là vợ ông chủ tịch nước". Nó cười một cách nhạo báng: "Tôi biết bà to lắm nhưng sinh mệnh bà nằm trong tay tôi". Rồi nó lại nói: "Sinh mệnh tất cả dân tộc Việt nam, kể cả bố mẹ anh chị nhà bà cũng nằm trong tay tôi. Tôi muốn bắt ở tù, thủ tiêu đứa nào tuỳ ý. Và tôi nói cho bà biết cụ già nhà bà cũng không ngoài tay với của tôi."

Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị. Chị ngồi xụp xuống ghế nói: "Anh cứ bắn đi". Nó cười khì khì : Tôi chưa dại gì bắn. Tôi tặng bà vật khác. Nó dắt súng vào túi quần rồi rút ra một sợi dây dù to bằng chiếc đũa, đã thắt sẳn một cái thòng lọng. Nó quàng cái tròng vào cổ chị rồi kéo chị đi lại cái giường kia, đẩy chị nằm xuống, rồi đầu sợi giây nó buộc vào chân giường. Chị khiếp sợ run như cầy sấy. Nó nói " Bây giờ bà muốn chết tôi cho bà chết ". Rồi nó lột hết quần áo chị, nó ngồi xuống nó ngắm nghía ngâm nga:

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,
đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây?
Phẩm tiên đã đến tay phàm,
thì vin cành quýt cho cam sự đời .

Rồi nó nằm đè lên hiếp chị. Chị xấu hổ lấy tay che mặt. Nó kéo tay chị nói: " Thanh niên nó phục vụ không khoái hơn ông già mà còn vờ làm gái ". Xong nó cởi thòng lọng cho chị, rồi nó ngồi bên chị tán tỉnh hàng giờ: "Anh thương em lắm. Người ta gặp hạnh phúc phải biết hưởng hạnh phúc. Nếu em thuận tình thì muốn gì cũng có. Nó đeo vào tay chị một chiếc nhẫn vàng, chị đã ném vào nhà xí. Nó lại dặn: " Việc này phải tuyệt đối bí mật, nếu hở ra thì mất mạng cả lũ và tôi nói cho cô biết ông cụ tin tôi hơn cô."

Rồi từ đó chị biến thành một thứ trò chơi của nó. Thấy bóng dáng nó chị như một con mèo nhìn thấy con cọp, hồn vía lên mây. Nó muốn làm gì thì tuỳ ý nó. Trong mấy tháng trời chị tính quẩn lo quanh, không biết tâm sự với ai mà không làm sao thoát khỏi nanh vuốt của nó. Nhớ lại lời nói của bà già, chị liền xin bác cho hai em về đây, mong tránh được mặt nó.

Nhưng những hôm Công an gọi các em đi làm hộ khẩu, đi làm chứng minh thư lâu hàng buổi là nó tới hành hạ chị. Nó bảo chị phải nói cho hai em biết. Phải biết câm cái miệng nếu bép xép thì mất mạng cả lũ. Hôm nay nó lại đây trắng trợn như vậy vì nó tưởng chị đã dặn hai em rồi. Bây giờ việc đã xẫy ra chị thấy rất nguy hiểm. Em nói: "Hay là chị em ta trốn đi?". Chị Xuân nói: "Sau ngày sinh cháu Trung, chị thưa với Bác, bây giờ đã có con trai, xin bác cho mẹ con ra công khai". Bác nói: "Cô xin như vậy là hợp tình, hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được. Do đó cô đành phải chờ một thời gian nữa". Mấy tuần trước Bác lại hỏi chị: "Các cô ở đó có nhiều người lạ tới thăm phải không?". Chị thưa: "Ba chị em không có ai quen biết ở Hà Nội. Còn bà con ở Cao Bằng không biết chị em ở đâu." Bác nói: " Không nhẽ ông Bộ Trưởng Công an nói dối."

"Chị suy nghĩ mãi mới thấy rõ, nó muốn vu cáo chị em ta liên hệ với gián điệp hoặc đặc vu gì đó để định kế thoát thân nếu việc của nó bị bại lộ Bây giờ ta trốn cũng không làm sao thoát khỏi tay nó, mà nó còn vu cáo giết hại ba chị em chúng ta". Chị Xuân lại nói: "chị bị giết cũng đáng đời, chị rất hối hận xin hai em về đây để chịu chung số phận với chị". Em thấy nguy hiểm vì tên Hoàn đã nổi tiếng ở Bộ Công an là một tên dâm bôn vô cùng tàn ác.

Đến độ một tuần sau, vào 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác, vào gặp chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đi. Sáng hôm sau, 12 tháng 2, một nhân viên Công an Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô chết rồi, hiện còn để ở nhà xác bệnh viện Phủ Doãn. Em hốt hoảng đưa cháu cho Chị Nguyệt, ra lên xe Công an vào bệnh viện. Em không được vô nhà xác, họ nói còn mổ tử thi. Lên một phòng chờ em thấy trong phòng đã khá đông người: Công an, Tòa án, Kiểm sát viên. Sau một tiếng, hai bác sĩ, một cán bộ Công an, một kiểm sát viên lên phòng chờ, đem theo một tờ biên bản đọc to lên cho mọi người nghe. Tử thi thân thể không có thương tích gì, thấy rõ không bị tai nạn ô tô và cũng không phải bị đâm chém đánh đập gì. Mổ tử thi trong cơ thể lục phủ ngũ tạng cũng không có thương tích gì. Da dầy không có thức ăn, không có thuốc độc. Tử cung không có tinh trùng biểu thị không bị hiếp dâm.

Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nức. Mổ sọ não không còn óc, mà chỉ còn nước nhờn chảy tuôn ra. Bác sĩ tuyên bố đây có thể bị chùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh vào giữa đầu. Đây là phương pháp giết người của bọn lưu manh chuyên nghiệp của nhiều nước đã xử dụng. Em vô cùng đau khổ chạy về kể chuyện lại cho chị Nguyệt nghe để hai chị em cùng khóc. Ít lâu sau một cán bộ Công an đến bế cháu Trung đi, chúng em không được biết đem đi đâu. Rồi em thì được đi học một lớp y tá của khu tự trị Việt Bắc ở Thái Nguyên. Chị Nguyệt không biết họ cho đi đâu sống chết thế nào. Học mấy tháng thì em được chuyển về bệnh viện Cao Bằng, em khóc luôn, họ cho là em bị thần kinh nên cho về đây điều trị. May lại được gặp anh kể hết mọi chuyện cho anh nghe. Em nghĩ anh chỉ bị thương nhẹ, anh còn sống được lâu anh sẽ nói rõ cho toàn dân biết được vụ bê bối này. Còn em thì chắc chắn sẽ bị chúng giết vì em đã nói vụ này cho nhiều chị em bà con biết. Bọn hung thủ còn theo dõi em. Ở Cao Bằng có hôm em thấy thằng Ninh xồm tới gặp ông bác sĩ bệnh viện trưởng, được ít hôm họ tuyên bố em bị thần kinh được chuyển về điều trị tại Hoà An.

Tôi chỉ được gặp Vàng em tôi có một tháng, đến ngày mồng 2 tháng 11 năm 1957 cô Vàng đi về thăm ông cậu Hoàng văn Đệ. Hung thủ đi theo rồi giết chết em tôi quăng xác xuống sông Bằng Giang đến ngày mồng 5 tháng 11 mới nổi lên ở cầu Hoàng Bồ. Tôi được tin sửng sốt chạy về cầu Hoàng Bồ thì thi hài đã được kiểm nghiệm và chôn cất rồi. Nghe dư luận xôn xao bị đánh vở sọ, đồng hồ vẫn còn nguyên và người nhà đã nhận về chôn cất. Tôi đâm bổ về Hà Nội liên lạc được với một cậu bạn cùng học làm việc ở Toà án Hà Nội. Tôi kể vụ án em tôi bị giết thì bạn tôi sao cho tôi một bản Công Văn Viện Kiểm sát hỏi toà án về vụ em tôi và cô Xuân bị giết. Tôi xin sao bản văn đó trình ông để tiện việc điều tra. Vụ này nhiều người bị giết. Cô Xuân, vợ cụ Hồ Chí Min h, cô Vàng, vợ chưa cưới của tôi, cô Nguyệt, còn nhiều người ở Trường y tá Thái Nguyên nghe chuyện Vàng kể đi nói chuyện lại cũng bị giết lây.

Mấy chục năm nay tôi tim gan thắt ruột, nghĩ cách trả thù cho em tôi nhưng sức yếu thế cơ đành ngậm hờn chờ chết. Theo Vàng dặn lại, tôi liên hệ với một sốcán bộ về hưu Công an, kiểm sát họ cho tôi biết cậu Trung ngày đó đã được đưa về cụ Bằng nuôi. Độ 4, 5 tuổi thì gửi cho Chu Văn Tấn, đến năm 13 tuổi là năm 1969 ngày Bác Hồ mất thì giao cho ông Vũ Kỳ, nguyên Thư Ký của Bác, nay là Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ chí Minh làm con nuôi. Vũ Kỳ có 2 con đẻ là Vũ Vinh và Vũ Quang, còn Vũ Trung là con nuôi ; là con chị Xuân với Bác Hồ. Tôi một thương binh sắp đi qua thế giới khác, máu hoà nước mắt viết thư này nhờ một người bạn chí tình, thành tâm bảo vệ lẽ phải, đánh máy bức thư gởi tới trình ông. Mong ông lưu ý xét cho mấy việc:

1- Các ông sẵn lòng bảo vệ chân lý điều tra cho ra những đứa thủ mưu, thủ ác, chứ không truy xét những người có lương tâm phát hiện lũ tàn ác.

2- Ở xã Hồng Việt bà con bạn hữu chị Xuân vào trạc tuổi 45 trở lên còn khá nhiều đều biết rõ ràng cô Vàng, cô Xuân, cô Nguyệt và chắc gia đình của cô Xuân còn khá nhiều di vật của cô Xuân. Nhưng tất cả mọi người đều khiếp sợ, không dám hé răng. Mong ông cho điều tra thận trọng, bí mật, vì việc điều tra này bị lộ thì cả lô bà con này bị thủ tiêu.

3- Cậu Nguyễn Tất Trung còn sống khoẻ mạnh nhưng việc điều tra lộ ra thì cậu cũng dễ dàng bị thủ tiêu. Tên hung thủ lái xe đón bà Xuân đi giết là Tạ Quang Chiến hiên nay là Tổng cục Phó Tổng cục Thể dục Thể thao. Còn tên Ninh xồm thì chúng tôi không hiểu đã leo lên chức vụ nào rồi.

Từ thế giới khác kính chúc Ngài nhiều hạnh phúc.

Vợ chồng Nguyễn thị Vàng
nguồn : http://www.vietnamconghoa.com/VC/HCM/HoChiMinh-BucThuMat.htm