Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2009

bài lưu trữ bên blog giỡn mặt " chính quyền f 8

LIÊN QUAN ĐẾN CHIẾN TRANH VIỆT NAM


-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

LIÊN QUAN ĐẾN CHIẾN TRANH VIỆT NAMThanh Hà
Nguồn: internet
April 4, 2009

Sau biến cố tháng tư đen năm 1975, từng đoàn người Việt phải gạt nước mắt tạm biệt quê hương thân yêu đi tìm tự do qua các ngả đường vượt biên vượt biển vì không chấp nhận sống dưới chế độ phi nhân và độc tài của Cộng sản. Casula là một trong những địa danh thuộc Hội Đồng Thành Phố Liverpool tiểu bang New South Wales Úc Châu, nơi đây một số lớn người Việt tỵ nạn CS định cư và đã nỗ lực tạo dựng cuộc sống ổn định và phát triển nhanh chóng đặc biệt là sự thành công trong các lãnh vực kinh doanh, y tế, chính trị và giáo dục, chuẩn bị sự kế thừa của những thế hệ trẻ tiếp nối đóng góp rất ý nghĩa vào nền văn hóa đa dạng của Úc Châu.

Chiều thứ Bảy ngày 4 tháng 4 năm 2009, hưởng ứng lời mời gọi của Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do tiểu bang NSW hơn 1000 đồng hương với những lá Cờ Vàng và Cờ Úc từ các nơi kéo đến tham dự cuộc biểu tình phản đối Casula Power House (CPH) tổ chức cuộc triển lãm mang tên “Nam Bang!”. Như chúng ta đã biết Nghị Quyết 36 của csVN luôn ẩn núp qua hình thức: từ thiện, văn nghệ .v.v… Lần này lợi dụng “văn hóa nghệ thuật” để tuyên truyền về chiến tranh Việt Nam.

Nội dung cuộc triển lãm “Nam Bang!” hoàn toàn bóp méo sai sự thật, thiếu hẳn sự công bằng, nhấn mạnh nhiều về hậu quả của chất độc da cam, ám chỉ Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh là phi nghĩa và độc ác! Cuộc triển lãm hoàn toàn không nhắc nhở gì tới những hình ảnh về tội ác chiến tranh điển hình như cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 1968 với những hầm hố chôn người tập thể do Việt Cộng gây ra, những trại tập trung cải tạo đã bỏ tù hàng trăm ngàn quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, chính sách “kinh tế mới” xua đuổi người dân đến những vùng rừng thiêng nước độc.v.v... Họ cố tình quên đi hình ảnh những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa can trường và những quân đội đồng minh trong đó có 507 binh sĩ Úc đã hy sinh cho mục đích cao cả bảo vệ nền Công Lý Hòa Bình và Tự Do cho miền Nam Việt Nam. Tệ hại hơn nữa, cuộc triển lãm này còn trưng bày một số hình ảnh đề cao Hồ Chí Minh, hắn là một tên tội đồ đã gây biết bao nhiêu tang thương cho Dân Tộc Việt.

Biểu ngữ lớn với hàng chữ:

“Nam Bang” and Vietnam War Exhibition in Casula Power House are Biased and Inaccurate

cùng với hàng trăm những biểu ngữ cầm tay “The Vietnamese Australians demand Balance & Fairness in Art Exhibition”, “Vietnam War Truth: War of Defence by South VN and its allies, not War of VC vs American”, “Vietnam today: bauxite, destruction, exploitation in Asia Pacific”, “Liverpool Council must be fair” do các đồng hương giương cao trước lối vào cổng chính của Trung Tâm Văn Hóa Nghệ Thuật Casula.

Chương trình khai mạc vào lúc 4:30 chiều do LS Nguyễn văn Thân điều hợp. Sau nghi thức chào cờ Úc - Việt và phút mặc niệm, Luật sư Võ Trí Dũng Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tiểu bang NSW ngỏ lời chào mừng các đồng hương, ông đã trình bày rõ những dữ kiện chính của cuộc biểu tình ôn hòa:

• Phản đối Ban Quản Trị Casula Power House và Hội Đồng Thành Phố Liverpool có thái độ coi thường Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu.

• Xuyên tạc cuộc chiến Việt Nam như một cuộc chiến giữa Cộng Sản Bắc Việt và Hoa Kỳ, hoàn toàn không nhắc nhở gì đến Chính Phủ Quốc Gia tại miền Nam và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mà họ coi như chỉ là những người lính đánh thuê cho Mỹ

• Phản đối trưng bày một số hình ảnh đề cao Hồ Chí Minh như là một anh hùng dân tộc.

• Người Việt tỵ nạn CS là những nhân chứng sống trong cuộc chiến Việt Nam, phản đối sự thiếu công bằng của Casula Power House và vạch trần tội ác chiến tranh của Việt Cộng trước công luận Úc.

Với khí thế dâng cao liên tục hô lên “NO Nam Bang Exhibition!” được tiếp theo với những tiếng la vang dội từ các đồng hương: NO…NO…NO.

Tiếp đến Ban Tổ Chức kính mời Linh mục Chu Văn Chi, vị lãnh đạo tinh thần của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney, góp lời chia sẻ của Ngài về cuộc triển lãm, Ngài nói: “Với tâm tình là một người Việt Nam, cuộc triển lãm quả là một vết thương, một vết chém cho cá nhân tôi và cho tất cả những đồng hương của chúng ta vì họ đã không nói lên sự xác thực của chiến tranh Việt Nam. Chúng ta là những nạn nhân của chế độ CS, vì thế chúng ta phải có mặt ngày hôm nay để phản đối và nói thay cho những người còn ở trong nước…”

Sau đó, Ông Nguyễn Văn Thanh đại diện Hội Đồng Tư Vấn Giám Sát CĐNVTD/NSW cho biết: mặc dầu các vị cựu Chủ Tịch Cộng Đồng và LS Chủ Tịch đã cố gắng tiếp xúc với bà Thị Trưởng của Hội Đồng Thành Phố Liverpool để phân tích và bày tỏ quan điểm lập trường của Cộng Đồng chúng ta nhưng bà Thị Trưởng đã không quan tâm mà Bà còn cảm thấy “comfortable” tạm dịch là “không có gì sai trái” với cuộc triểm lãm này! Vì thế, Cộng Đồng chúng ta cần phải biểu dương sức mạnh của tập thể người Việt quốc gia tại Úc trước mọi sự ngoan cố và thách thức của csVN và tay sai trong cuộc chiến Văn Hoá Vận đối với Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu.

Rất nhiều lần các vị MC liên tục hô to “Shame on Casula Power House” tiếp theo với những tiếng la vang dội từ các đồng hương: Shame!…Shame!....Shame!

Bà Phạm Ánh-Linh Phó Chủ Tịch CĐNVTD/NSW đặc trách Văn Hóa Giáo Dục phát biểu:

“Cuộc triển lãm về chiến tranh VN là một chương trình kéo dài trên 10 năm nay do Casula Power House tổ chức. Theo như quảng cáo thì cuộc triển lãm lấy tên Nam Bang sẽ nói về những hậu quả của chiến tranh Việt Nam đối với những nạn nhân của cuộc chiến này.

Người Việt tỵ nạn CS là những nhân chứng sống và là nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến VN. Họ đã phải liều mạng trên biển cả, nơi rừng sâu để đánh đổi lấy tự do. CĐNVTD là một cơ cấu Tiểu Bang và Liên Bang được bầu lên và đại diện cho 200,000 người nạn nhân chính của cuộc chiến VN. Thế nhưng tập thể này đã không hề được tham khảo, không được hỏi ý kiến. Các vị chủ tịch liên tiếp trong trên 10 năm qua đã xác nhận điều này với ban tổ chức triển lãm và ban tổ chức triển lãm cũng công nhận.

Trong buổi gặp mặt với bà Thị Trưởng Thành phố Liverpool Wendy Willer, cơ quan bảo trợ trực tiếp cho cuộc triển lãm, bà Thị Trưởng luôn miệng nói: Tôi cảm thấy thoải mái với cuộc triển lãm này (I am comfortable with the exhibition). Sau khi được ban đại diện CĐ đưa ra những bằng chứng thiên lệch và che đậy cho những tội đồ của CSVN thì bà không (dám) nói là bà thoải mái với với cuộc triển lãm này nữa, nhưng lại xoay ra nói: tôi thoải mái với quá trình thực hiện cuộc triển lãm này, (I am comfortable with the process of the exhibition) vì đã có tham khảo. Ban đại diện CĐ hỏi bà đã tham khảo với ai là người VN, thi bà tránh đi và trả lời: “Tôi không cần phải nói với quý vị đó là ai” (I don’t have to tell you who were consulted). Vậy thì đó là ai? Chắc chắn phải là những các cá nhân, không có tính cách đại diện và biết đâu bà đã tham khảo với đại diện VC trong tòa lãnh sự ở Sydney hay không chừng tòa đại sứ ở Canberra không chừng !

Tổng Thống Putin đã tuyên bố « CS không bao giờ thay đổi mà chỉ phải chấm dứt chúng mà thôi ».

Trong trận chiến này, CĐNVTD/NSW đã gởi thơ đến các vị Hiệu Trưởng các trường học có nhiều học sinh VN ở vùng Liverpool, Fairfield, Bankstown, Marrickville để nhắc nhở họ đừng nên đưa học sinh đến xem cuộc triển lãm này vì các em sẽ học những điều sai lệch.

Cũng vào dịp này, xin quý phụ huynh tiếp tay bằng cách nều thấy hiện tượng gì thiên công trong trường học thì hãy mau mắn nói ngay với Hiệu Trưởng và sau đó tiếp xúc với CĐ để chúng ta cùng tiếp tay nhau chống Cộng.

Bà Ánh Linh đã kêu gọi những người tổ chức và tiếp tay thực hiện cuộc triển lãm hãy mở mắt để nhìn sự thật về chiến tranh VN, mở tai để nghe tiếng nói của nạn nhân và mở lòng để biết thương cảm thực sự đến các nạn nhân cuộc chiến đang hiện diện tại Úc và đang trả thuế để họ thực hiện cuộc triển lãm nàỵ

Chỉ có khoảng 40-50 chiếc xe vào xem, vậy là khoảng 80-100 người. Với 1 sự quảng bá rộng rãi mà chỉ 100 người vào xem thì rõ ràng là nhiều người đã ý thức được đây là một cuộc triển lãm không trung thực và không đáng để được xem”.

Kế tiếp là những lời phát biểu của các vị trong Cộng Đồng: ông Nguyễn văn Bôn vị lãnh đạo tinh thần của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo VN, LS Võ Quốc Dũng, Ông Nguyễn Đình Khánh Giám Đốc Đài Phát Thanh Việt Nam Úc Châu, cô Bảo Khánh Giám Đốc Đài Phát Thanh Việt Nam Sydney Radio, cô Giáo sư Hoài Đăng.

Chương trình biểu tình kết thúc lúc 6g10 chiều cùng ngày.

Phải nói: Đây là một ngày quan trọng, vì hơn bao giờ hết trong tháng tư đen năm nay, đánh dấu 34 năm Quê Hương Việt Nam vẫn còn bị csVN tiếp tục gia tăng đàn áp thô bạo những quyền căn bản của con người thì sự kiện biểu tình bày tỏ sự phản kháng của Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Sydney đối với Ban Quản Trị CPH là sự kiện lịch sử, là hình ảnh sống động vô cùng ý nghĩa khẳng định tiếng nói của tập thể đồng lòng tẩy chay trước những nội dung đầu độc, lợi dụng “nghệ thuật” làm công cụ tuyên truyền chính trị cho CS nhằm phân hóa Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn CS tại Hải Ngoại. Tóm lại, chủ đích của cuộc triển lãm “Nam Bang!” nhắm tới việc lôi kéo thế hệ 1.5 và thế hệ thứ hai tại Hải Ngoại đi theo chủ điểm của Nghị Quyết 36. Trong những bước ban đầu, ban Quản Trị của CPH mời gọi một số các bạn trẻ yêu thích nghệ thuật đóng góp tranh ảnh triển lãm cho chương trình “Vietnam Voices” nhưng sau đó dần dần họ đã chuyển hướng hợp tác với các nhân vật thân Cộng có chủ đích làm CHÍNH TRỊ núp dưới cái dù “văn hóa nghệ thuật”.

Đứng trước sự kiện này là những người còn quan tâm đến thế hệ mai sau tại Hải Ngoại cần phải suy nghĩ và đặt vấn đề cho đúng tầm mức quan trọng của nó.

Câu hỏi đặt ra là: Chúng ta có muốn thế hệ con em của chúng ta sẽ quay lại phỉ báng thế hệ Cha Ông của chúng sau khi tiếp nhận sự giải thích sai lạc về chiến tranh Việt Nam từ những Trung Tâm Văn Hóa Nghệ Thuật ở khắp các nơi trên thế giới nơi có đông người Việt tỵ nạn CS cư ngụ tương tự như CPH?

Câu trả lời của chúng ta ắt hẳn là KHÔNG BAO GIỜ, thưa quý đọc giả.

Thanh Hà
Tường Trình từ Casula Power House - Sydney
Ngày 4 tháng Tư Đen năm 2009



April 4, 2009

nguồn : http://www.tamthucviet.com/articleview.aspx?artId=%C5%93B%18]

Tags: liênquanđếnchiếntranhviệtnam
Sunday April 5, 2009 - 04:54am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Biểu tình – Quyền của dân trong xã hội dân chủ


Cộng – sản bán đất , bán biển , bán nước , buôn dân .

Còn cộng – sản nước mất , mất cộn sản nước còn .

nguoithichdua

-*-*-*-*-*-*-*-*-*-


Biểu tình – Quyền của dân trong xã hội dân chủ
DCVOnline – Phóng sự ảnh (AP)

Có họp là có dân biểu tình phản đối, yêu sách... và quyền biểu tình của họ được bảo vệ bởi hiến pháp và các chính phủ phải tôn trọng.


HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G-20



Lãnh đạo của 20 nước hàng đầu thế giới đến họp ở Luân Đôn (London), Anh hôm tuần rồi. Hình chụp lãnh đạo G-20 đang ăn tối ở Downing Street, Luân Đôn hôm thứ Tư ngày 1 tháng Tư. Nguồn: Pool/Reuters


Trái: Một nhóm người biểu tình tụ tập ở Bank of England hôm thứ Tư trong lúc những người biểu tình kêu gọi hành động ngăn nghèo đói, có biện pháp cứu nguy khí hậu thế giới đang thay đổi và đòi hỏi công ăn việc làm cho con người. Phải: Những người biểu tình đang có một phút mật niệm ở Bank of England, nơi một người biểu tình đã chết ở đây hôm thứ Tư. Nguồn: Felipe Trueba / EPA và Dan Kitwood / Getty Images


Trái: Cảnh sát dàn trận trên những con đường gần Bank of England trong lúc những người biểu tình tổ chức đêm không ngủ gần Bank of England. Phải: Người biểu tình đang làm găng với cảnh sát khi lãnh đạo G-20 đang họp ở Luân Đôn. Nguồn: Felipe Trueba / EPA



Biểu tình thì biểu tình. Làm trò thì làm trò. Cảnh sát chỉ biết cười trừ. Nhưng bạo động là ... xin chớ. Dùi cui quất thẳng tay. Nguồn: Andy Rain/EPA



Trái: Cảnh sát đang cố gắng đầy phe biểu tình lùi xa những con đường gần Bank of England. Phải: Những người biểu tình chạm trán với cảnh sát ở đường Threadneedle, nằm ở giữa Bank of England và Royal Exchange ở Luân Đôn trong lúc cả ngàn người biểu tình dồn về thành phố để phản đối Hội nghị Thượng đỉnh G-20. Nguồn: Photo/Owen Humphreys-pa/AP


Trái: Những người biểu tình bắt đầu bạo động và dùi cui ... sẵn sàng quất! Phải: Một người biểu tình ném cái màn hình máy vi tính vào cửa kiếng của một chi nhánh ngân hàng Royal Bank of Scotland hôm thứ Tư. Nguồn: Owen Humphreys/AP và Carl De Souza/AFP - Getty Images


Máu đổ thịt rơi! Một khi bạo động đã xảy ra thì một bên u đầu, một bên sứt trán! Nguồn: Ian Langsdon/EPA và Carl De Souza/AFP-Getty Images



HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH NATO



Một công nhân đang treo bảng NATO trên cửa sổ của Palais des Congress, ở thành phố Strasbourg, phía đông nước Pháp - nơi Hội nghị Thượng đỉnh sẽ xảy ra trong hai ngày 2 và 3 tháng Tư. Nguồn: Christian Lutz / AP


Trái: Cảnh sát đang tuần hành bên ngoài Congress Center ở Strasbourg, để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh NATO. Phải: Cảnh sát chuẩn bị rào cản ở phố Baden-Baden, miền Nam nước Đức hôm thứ Năm ngày 2 tháng Tư. Hằng ngàn cảnh sát có mặt ở đây để bảo vệ an ninh cho Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và lãnh đạo 25 nước khác đánh dấu kỹ niệm 60 năm ngày thành lập khối liên minh ở thành phố Strasbourg của Pháp và thị trấn Hehl và Baden-Baden của Đức. Nguồn: Winfried Rothermel / AP và Remy De La Mauviniere / AP



Trái: Một người biểu tình ôn hòa với cây đàn guitar chống Hội nghị Thượng đỉnh của NATO ở thành phố Baden-Baden, miền Nam nước Đức hôm thứ Năm. Phải: Cảnh sát đang tấn công người biểu tình ở Strasbourg, Pháp. Nguồn: Michael Probst / AP


Cảnh người biểu tình đang "sôi máu" và một số bị "túm" bởi cảnh sát! Nguồn: Ian Langsdon/EPA và Carl De Souza/AFP-Getty Images



Cảnh sát Bỉ bắt những người đột nhập trái phép vào tổng hành dinh của NATO hôm 21 tháng Ba ở Brussels. Một nhóm người khác cố gắng đột nhập vào tổng hành dinh này lần nữa hôm kia thứ Năm để mở màn cho những cuộc biểu tình chống đối quyết liệt hơn nhân ngày NATO kỹ niệm 60 năm ngày thành lậo liên minh, theo bản tin trên mạng của nhóm này. Nguồn: DOMINIQUE FAGET / AFP/Getty Images



Và biểu tình ở Việt Nam thời Cộng sản

Blogger Điếu Cày Nguyễn Hoàng Hải biểu tình chống Trung Quốc ngang nhiên cưỡng chiếm Hoàng Trường và bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắt bỏ tù vì ... tội trốn thuế. Nguồn: CLBNBTD

Phạm Thanh Nghiên cũng bị nhà nước cộng sản Việt Nam cho đi tù vì ... biểu tình tại gia chống Trung Quốc "khạp" đất của tổ quốc Việt Nam. Nguồn: DCVOnline

Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, chưa kịp biểu tình, chỉ mới bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa cũng bị đi tù! Nguồn: DCVOnline


© DCVOnline



Tags: biểutình–quyềncủadântrongxãhộidânchủ
Saturday April 4, 2009 - 11:42pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Thế giới chất vấn VN về nhân quyền


NGƯỜI VIỆT – NAM KHÔNG CHẤP NHẬN CHÊ ĐỘ CỘNG – SẢN .



VN tham gia lần đầu tiên buổi Kiểm điểm nhân quyền toàn cầu định kỳ vào ngày 8/5
Trà Mi, phóng viên đài RFA
2009-04-04

Ngày 1/4 tại Quốc hội Mỹ đã diễn ra buổi Hội thảo bàn về thực trạng nhân quyền Việt Nam do Ủy ban của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế tổ chức.

RFA PHOTO

Nhiều ký giả, blogger, nhà tranh đấu... tiếp tục gặp khó khăn với chính quyền. RFA PHOTO

Mục đích cuộc hội thảo là bàn bạc, thu thập ý kiến của các tổ chức hoạt động nhân quyền khắp nơi để chuẩn bị cho buổi Kiểm điểm nhân quyền toàn cầu định kỳ mà Việt Nam sẽ tham gia lần đầu tiên vào ngày 8/5 tới đây tại Geneva.

Tiến sĩ Scott Flipse, chuyên gia cao cấp về phân tích chính sách, kiêm giám đốc các chương trình Đông Á của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, đã dành cho Trà Mi cuộc phỏng vấn liên quan đề tài này. (Phần chuyển ngữ do Nguyễn Khanh trình bày).

Về kết quả buổi Hội thảo hôm 1/4 ở Quốc hội Mỹ, ông Flipse cho biết:
Thế giới chất vấn VN về nhân quyền

Tiến sĩ Flipse: Buổi hội thảo diễn ra rất tốt đẹp. Đây là một cuộc vận động, một buổi gặp để bàn bạc kế hoạch chuẩn bị cho buổi Kiểm điểm nhân quyền toàn cầu định kỳ.

Không chỉ có Mỹ mà tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến tình hình vi phạm nhân quyền của Hà Nội, vì nhân quyền là vấn đề mang tính toàn cầu, không thể nào làm ngơ.

TS Scott Flipse

Kiểm điểm định kỳ toàn cầu tại Liên Hiệp Quốc là sự kiện được tổ chức 4 năm một lần. Tại lần tham gia đầu tiên vào ngày 8/5 tới đây, Việt Nam sẽ phải đối đầu với những chất vấn do các quốc gia trên thế giới đặt ra. Rất cần thiết để quốc tế hóa những mối quan tâm về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam. Không chỉ có Mỹ mà tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến tình hình vi phạm nhân quyền của Hà Nội, vì nhân quyền là vấn đề mang tính toàn cầu, không thể nào làm ngơ.

Trà Mi: Những điểm chính nào đã được đúc kết từ cuộc hội thảo? Sau sự kiện này, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế sẽ mang đến buổi Kiểm điểm nhân quyền của Việt Nam vào ngày 8/5 tới đây tại Geneva những gì, thưa ông?

Tiến sĩ Flipse: Chúng tôi muốn các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc nêu lên những câu hỏi chất vấn Việt Nam trong các lĩnh vực như tự do ngôn luận, tự do internet, tự do tôn giáo, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do nghiệp đoàn, và quyền công dân được tự do phê bình chính phủ một cách ôn hòa. Đây là những điều được bảo vệ trong tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, nhưng lại là những vấn đề khó khăn tại Việt Nam.

Trà Mi: Theo ông, Kiểm điểm nhân quyền định kỳ toàn cầu có tầm ảnh hưởng tới đâu, tác động như thế nào đối với các nước vi phạm nhân quyền?

Tiến sĩ Flipse: Không ai biết chắc được, nhưng chúng tôi hy vọng đây là dịp quốc tế hóa các mối quan tâm về nhân quyền và quan trọng là sự lưu tâm trực tiếp của Liên Hiệp Quốc vào các vấn đề vốn trước đây chỉ là mối quan tâm trong bang giao song phương Mỹ-Việt. Khi Việt Nam tham gia vào “Kiểm điểm nhân quyền định kỳ toàn cầu”, chúng ta có thể đánh động sự chú ý của cả thế giới về vấn đề nhân quyền của Việt Nam giữa lúc Hà Nội đang tìm kiếm chỗ đứng trong cộng đồng thế giới. Chúng ta không thể chỉ chấp nhận Việt Nam là một thành viên của cộng đồng thế giới bằng danh hiệu hội viên WTO không thôi, mà bên cạnh đó còn có những cam kết quốc tế về nhân quyền đi kèm với việc trở thành hội viên của cộng đồng thế giới.

Đây là những điều được bảo vệ trong tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, nhưng lại là những vấn đề khó khăn tại Việt Nam.

TS Scott Flipse

Trà Mi: Mọi người hiểu rằng hình thức Kiểm điểm nhân quyền quốc tế định kỳ không phải để tố cáo các vi phạm nhân quyền, mà là để phát huy nhân quyền. Thế nhưng làm thế nào có thể thực hiện mục tiêu đó, khi mà các quốc gia vi phạm vẫn cứ phủ nhận những cáo buộc do các tổ chức bảo vệ như Ủy ban Tôn giáo Quốc tế đưa ra?

Tiến sĩ Flipse: Vấn đề ở đây là buổi Kiểm điểm nhân quyền quốc tế định kỳ là dịp cho các nước đặt các câu hỏi chất vấn mà Việt Nam phải giải đáp. Và khi vấn đề nhân quyền của Việt Nam được nêu ra trước quốc tế, khi thế giới bày tỏ những quan ngại chung về tình trạng của Việt Nam thì Hà Nội phải nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc. Họ có hành động đáp ứng tức thì hay không là điều khó nói, nhưng quan trọng là chúng ta chất vấn họ công khai trước thế giới để nhận câu trả lời công khai của họ.

Trà Mi: Nhưng làm thế nào để dịp này không trở thành một buổi tranh cãi giữa bên tố cáo và phía bị cáo buộc, mà là cơ hội để các vi phạm được nêu lên và được giải quyết với tinh thần trách nhiệm và sự cam kết, thưa ông?

Tiến sĩ Flipse: Vấn đề nhân quyền của Việt Nam được đặt ra trong các mối quan hệ song phương giữa Mỹ, Úc, Liên hiệp Châu Âu, Thụy Sĩ, Na-uy với Việt Nam. Tất cả đều có các cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam. Kiểm điểm nhân quyền quốc tế định kỳ chỉ là một bước giúp đảm bảo các cuộc đối thoại nhân quyền song phương ấy trong tương lai sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn và đó là yếu tố quan trọng. Đây chỉ là một trong hàng loạt các phương thức để tiếp tục bày tỏ sự quan tâm của quốc tế đối với nhân quyền Việt Nam để tìm kiếm những thay đổi tích cực từ Hà Nội.

Những nước như Việt Nam, Trung Quốc, Ả Rập Saudi, Iran..v..v. luôn luôn phủ nhận những lên án của quốc tế về thực trạng nhân quyền của họ. Tuy nhiên, tất cả chúng ta cần phải liên tục nêu vấn đề với họ qua các phương thức như Kiểm điểm định kỳ toàn cầu này. Và để nâng cao tính hiệu quả của nó, chúng ta cần phải đưa ra những câu hỏi xác đáng.

Mong rằng họ sẽ không phớt lờ những câu hỏi nghiêm túc, và hiểu rõ rằng nếu như muốn trở thành hội viên quốc tế thì tiêu chuẩn gia nhập không chỉ là WTO mà còn là những cam kết về nhân quyền với thế giới mà họ đã đồng ý ký kết.

TS Scott Flipse

Thông điệp của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế

Trà Mi: Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế có thông điệp gì muốn gửi đến giới hữu trách Việt Nam trước thềm cuộc gặp ở Geneva vào ngày 8 tháng 5 tới đây?

Tiến sĩ Flipse: Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ có thái độ nghiêm túc về tiến trình này và sẽ đáp ứng các mối quan tâm của quốc tế một cách thích hợp. Mong rằng họ sẽ không phớt lờ những câu hỏi nghiêm túc, và hiểu rõ rằng nếu như muốn trở thành hội viên quốc tế thì tiêu chuẩn gia nhập không chỉ là WTO mà còn là những cam kết về nhân quyền với thế giới mà họ đã đồng ý ký kết.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Flipse đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.

Tiến sĩ Scott Flipse là chuyên gia cao cấp về phân tích chính sách, kiêm giám đốc các chương trình Đông Á của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, tổ chức phi lợi nhuận chuyên bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại thủ đô Washington DC.

nguồn : http://anhduong.info/joomla/index
Tags: thế giớichấtvấnvnvềnhânquyền
Saturday April 4, 2009 - 09:26pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
bằng chứng hoàng sa trường sa là của việt - nam


VIỆT - NAM MUÔN NĂM


ĐẢ ĐẢO BỌN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH

-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*


Sang xứ bò tót tìm dấu tích Hoàng Sa -
Trường Sa



03/04/2009 09:05 (GMT + 7)

(TuanVietNam)- Tại Lưu trữ hải quân Hoàng Gia Tây Ban Nha, hiện đang lưu giữ bản đồ hàng hải Biển Đông do các nhà hàng hải và truyền đạo phương Tây vẽ từ thế kỷ XVI. Trong đó, Hoàng Sa và Trường Sa giống như các bản đồ cổ dưới dạng một dãy đảo chạy dài hình lá cờ đuôi nheo ngoài khơi miền Trung Việt Nam, các đảo xung quanh được chú thích “Isle Pracel” và “Costa de Pracel” cho bờ biển đối diện.

Tiến sĩ Luật học Nguyễn Hồng Thao là tác giả các cuốn sách:


- Những điều cần biết về Luật Biển


- Công ước Luật 1982 và chiến lược Việt Nam 2008.


- Toà án công lý quốc tế


- Toà án Luật Biển quốc tế


Tháng 12/2004 trong một lần du lịch Tây Ban Nha tình cờ chúng tôi được gặp một người bạn cũ của Việt Nam- GS sử học Enrique Alvarez Cabal.

Ông là người đã từng xuống đường ở Madrit ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ của Việt Nam, giúp đỡ Chính phủ và sứ quán ta rất nhiều trong làm cầu nối giữa các doanh nghiệp Tây Ban Nha và Việt Nam. Ở tuổi 70 ông đứng ra thành lập một công ty riêng lấy tên là Việt Nam để giúp các doanh nghiệp và công dân Tây Ban Nha muốn liên hệ hay tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Trong một quán bar mờ ảo giữa thủ đô Madrit đầy tuyết, chúng tôi vừa thưởng thức rượu vang đỏ Tây Ban Nha, các màn trình diễn đấu bò tót ly kỳ vừa hồi tưởng lại mối quan hệ lịch sử giữa hai dân tộc Tây Ban Nha và Việt Nam cách xa nửa vòng trái đất. Chợt ông reo lên phấn khởi: Tôi hay nghiên cứu lịch sử hàng hải của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tới các nước hải ngoại, tôi biết có nơi lưu trữ một tấm bản đồ giá trị về Hoàng Sa, Trường Sa của các bạn. Ngày mai chúng ta sẽ đi xem.

Nghe đến Hoàng Sa, Trường Sa nơi đất khách quê người, có người Việt nào mà không thấy bồi hồi. Mặc dù đây không phải là mục đích chuyến đi, chúng tôi chỉ mong đêm qua mau để được chứng kiến một bằng chứng mới về chủ quyền của người Việt.

Sáng hôm sau GS tự lái xe đưa chúng tôi đi tìm Lưu trữ hải quân Hoàng gia Tây Ban Nha ở ngoại ô Madrit. Đó là một khu vực không dân, được canh phòng nghiêm ngặt và nếu không có sự quan hệ rộng rãi và nổi tiếng của GS Cabal thì chắc những người ngoại quốc như chúng tôi khó có thể vào đây.

Nghe nói đến Việt Nam, Hoàng Sa, Trường Sa, các nhân viên ở đây rất nhiệt tình giúp đỡ. Họ bê ra những bản catalog dày cộp để tra cứu. Nhưng đến ngày thứ hai cũng chẳng tìm thấy đâu. Thất vọng định ra về, chợt thấy trong đống bản đồ cũ nát mang ra cuối cùng dòng chữ Cochinchina Pilot và những phác thảo trên giấy can là các đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Chúng tôi muốn reo lên mà cổ như nghẹn lại. Bản đồ Biển Đông do nhà xuất bản Luân đôn in năm 1791 – A new chart of the China Sea with its several entrances, printed for Robert Sayer, London năm 1791 (Xin xem hình kèm theo) thể hiện quần đảo Paracels nằm trong hình cờ đuôi nheo ghi rõ according to the Draft of Cochinchina Pilot 1764 (vẽ theo Dự thảo Hàng hải chỉ nam của xứ An Nam năm 1764).

Tài liệu này chứng tỏ trong khi xây dựng các tài liệu hướng dẫn hàng hải, các nhà hàng hải phương Tây đã tham khảo các hiểu biết của chính quyền An Nam và thừa nhận quần đảo này thuộc An Nam.

Lịch sử là sự thật



Ngay từ thế kỷ XVI, các bản đồ hàng hải Biển Đông do các nhà hàng hải và truyền đạo phương Tây vẽ đã thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay giống như các bản đồ cổ của An Nam dưới dạng một dãy đảo chạy dài hình lá cờ đuôi nheo ngoài khơi miền Trung Việt Nam, bên ngoài các đảo ven bờ, với chú thích “Isle Pracel” và “Costa de Pracel” cho bờ biển đối diện.

Chúng ta có thể so sánh bản đồ dạng đơn giản của Đỗ Bá (Toản tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư" - 1686), và của Lê Quý Đôn ("Phủ biên tạp lục" – 1776, Đại Nam Nhất thống toàn đồ 1838 của triều Nguyễn với Bản đồ biển Nam Trung Hoa do nhà hàng hải danh tiếng người Hà Lan Henricus Van Langren vẽ năm 1595; Và bản đồ của Công ty Đông ấn (Indiae Orientalis Nova Descriptio) vẽ 1633 hay Bản đồ An Nam đại quốc hoạ đồ của giáo sỹ Jean Louis Tabert ghi tên Paracel Seul Katvang 1838 đã được nêu trong sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam 1979 để thấy được điều đó.













BÀI LIÊN QUAN

Ứng xử biển Đông: Nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc lợi ích

Lãnh hải VN, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (kỳ 4)

Lãnh hải VN, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (kỳ 3)

Lãnh hải Việt Nam, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (kỳ 2)

Lãnh hải VN, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (kỳ 1)

Giá trị của bản đồ còn lưu giữ ở Tây Ban Nha so với các bản đồ đã biết là dòng chữ Cochinchina (Nam Kỳ) được ghi ngay dưới tên Paracels minh chứng rõ ràng mảnh đất này thuộc về An Nam từ rất sớm chứ không phải như sách báo Trung Quốc nói thuộc về họ từ thế kỷ thứ II trước CN.

Hơn nữa đây là bản đồ chuyên ngành hàng hải, đính kèm Hàng hải chỉ nam vùng biển An nam chứ không phải bản đồ địa lý thông thường. Hình vẽ các nhóm đảo paracels cũng chi tiết hơn, thể hiện sự kéo dài của quần đảo quá vị trí Hoàng Sa ngày nay, đối xứng với Cam Ranh, Sài Gòn và khoảng cách xa bờ hàng trăm hải lý nên không thể coi đó là sự thể hiện các đảo ven bờ Việt Nam như một số lập luận nguỵ biện.

Các hiểu biết này giống với các hiểu biết của người Việt xưa, những người đã khám phá và cai quản Paracels, và phù hợp với kỹ thuật hàng hải hải đồ lúc đó.

Các bản đồ Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, A rập thế kỷ XVII đều có nội dung tương tự. Chỉ từ giữa thế kỷ XIX, người ta mới phân tách Paracels thành hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này cho thấy nhiều dân tộc khác đã nhận biết về sự tồn tại của Bãi Cát vàng thuộc Việt Nam.
Đánh giá chúng thuộc về các nhà nghiên cứu. Đối với chúng tôi, đây là một trong những bản đồ đầu tiên của phương Tây ghi nhận rõ nhất

mối liên hệ giữa An Nam và Hoàng Sa từ rất sớm. Nó cũng thể hiện tấm lòng của những người bạn Tây Ban Nha, những người bạn ngoại quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Sự thật trải qua thời gian và những thăng trầm của lịch sử vẫn là sự thật..

TS Nguyễn Hồng Thao


nguồn : http://www.doi-thoai.com/baimoi0409_044.html
Tags: bằngchứnghoàngsatrườngsalàcủaviệt-nam
Saturday April 4, 2009 - 08:14am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Hành động chứ không khóc 30/4/1975 như củ nữa


04/04/2009
Tôi không khóc cho tháng Tư Đen nữa
mythanh

1975
Nguồn: coldtype.net
Tháng Tư Đen lại tới. Chúng ta đã được nghe những lời kêu gọi “Không về Việt Nam, không gửi tiền vào tháng Tư”, nghị quyết tưởng niệm Tháng Tư Đen...

Tôi thường bận rộn và tránh hồi tưởng lại những ký ức mất mát này quá sớm, nhưng dù tránh thế nào, nhất định là đến đúng ngày đó những hồi ức về sự sụp đổ, mất mát của miền Nam sẽ sống lại trong tôi, trở thành những vết cắt sắc bén nhất. Nhưng năm nay, tôi nghĩ tôi không nên “buông thả” để mặc tình cảm của mình theo dòng tự nhiên nữa.

Khoảng thời gian này, 34 năm về trước, Sài Gòn đang đã sôi động hơn nhịp điệu bình thường của nó. Tin tức từ chiến trường dồn dập những tin xấu; những từ ngữ như “triệt thoái khỏi cao nguyên, di tản, mất Ban Mê Thuật, thất thủ, rút quân, tử thủ, ect...” trở thành những ám ảnh. Nhưng trong một chiều hướng nào đó cũng vẫn có những người Sài Gòn vô tư hay ngây ngô như tôi thường lắng nghe những lời bàn lạc quan “Không lo đâu, Tết Mậu Thân ‘tụi nó’ vào đến tận Sài Gòn mà cũng đâu chiếm được...”

Cũng có một số không nhỏ dân chúng bắt đầu lo tìm đường ra khỏi nước, lo bán nhà cửa cơ ngơi, thu vén của cải, chuẩn bị cho một cuộc chạy thoát cộng sản lần thứ hai. Tôi còn nhớ những lời phát thanh từ radio, truyền hình, kêu gọi đồng bào đừng hoảng loạn. Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Người quốc gia không thấy ăn tìm đến, thấy biến tìm đi, etc... Dù còn nhỏ tôi cũng cảm thấy rất đồng tình với những lời kêu gọi này. Tôi lại nhớ được cả buổi tối xem truyền hình, Tổng thống Thiệu lên đọc bài diễn văn từ chức, đến giờ tôi nhớ rõ nhất những lời cuối của ông “nắm xương tàn của tôi sẽ nằm bên cạnh nắm xương tàn của các anh em chiến sĩ...”

Ông Thiệu đã không giữ lời, nhưng có hề chi, đã có những Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Hồ Ngọc Cẩn, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vĩ, Nguyễn Văn Long (xin lỗi các vị anh hùng tuẫn tiết, tôi đã không kể tên ra hết được ở đây) im lặng làm chuyện này. Họ đã chọn nằm lại cùng các chiến sĩ vị quốc vong thân. Đó là những anh hồn của Việt Nam Cộng hòa, những hồn thiêng sông núi chỉ chứng cho lý tưởng tự do, cho chính nghĩa của miền Nam mãi mãi trường tồn. Những người lính VNCH sẽ được ngậm cười nơi suối vàng với các vị chỉ huy của mình. Chúng tôi, những con dân của miền Nam cũng luôn được hào hãnh về cha anh của mình, dù trong bại trận và nước mắt.

Tôi nhớ đến cảnh đứng với người nhà trên lầu ba của một building trên đường Hiền Vương vào trưa ngày 30 tháng Tư, sau lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh, nhìn những đoàn xe tăng của VC chầm chậm chạy qua dưới con đường trước mặt. Cảm giác trẻ con của tôi là “chúng” mặc đồ như những “giúm mắm tôm”, không oai hùng như những “ông lính” VNCH của tôi.

Tôi nhớ trưa ngày 1 tháng 5, trở về nhà sau những ngày “chạy loạn”, thấy xác một ông lính nhảy dù ngay trước sân ngôi nhà mặt tiền đầu ngõ.

Cuộc đổi đời đã bắt đầu. Con tem đóng dấu trong trí óc chưa trưởng thành của tôi về cuộc đổi đời chính là xác người lính nhảy dù chết vô thừa nhận, được che đắp sơ sài, để lộ một chân mang chiếc giầy trận với đàn ruồi bu kín. Ngày tàn của một chính nghĩa, ngày đó dù chưa lớn đủ, tôi đã cảm được sự bàng hoàng, hụt hẫng như đứng trước một lầu đài sụp đổ. Nhưng có lẽ không ai biết rằng cơn ác mộng của dân tộc có thể kéo dài đến như vậy.

Hiện tại, 34 năm đã trôi qua. Ngày đó nếu có một nửa nước và một thiểu số nào đó của miền Nam mơ tưởng đến viễn ảnh huy hoàng của nền hoà bình trước mặt, thì đến giờ phút này hẳn họ đã sáng mắt, nếu họ đang không cố tình tự bịt mắt.

Việt Nam đã hoàn toàn rơi vào tay một băng đảng mafia. Đó là những tên ma cô, mới đây đã chính thức danh chánh ngôn thuận, lập hội Tú Ông, gả bán phụ nữ Việt Nam cho ngoại nhân. Họ cũng đường hoàng rước voi về dầy mả tổ, cho hàng ngàn quân Trung Cộng vào Trung Nguyên để khai thác Bauxite. Trong bao năm chúng vì lợi nhuận cấu kết với tư bản nước ngoài dùng đất nước làm nơi chứa chất phế thải, giết chết môi trường sống của dân mình qua việc để bao nhiêu con sông chết vì chất thải công nghiệp. Họ thậm thụt cắt đất nhượng biển cho đàn anh Trung Cộng để được bảo kê địa vị. Họ phản lại nhân dân, bịt miệng, khủng bố, giam cầm và thậm chí thủ tiêu những ngời con ưu tú lên tiếng đòi hỏi quyền lợi cho đất nước, bóp nghẹt lòng yêu nước của sinh viên. Những tội ác này nhiều có kém chi lời của bài Bình Ngô Đại Cáo năm xưa: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.”

Ôi, Việt Nam mến yêu! Việt Nam với bản tình ca tha thiết Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, lời mẹ ru những câu xa vời... với truyền thuyết con Hồng cháu Lạc, với tiếng trống Diên Hồng, với hào hãnh ba lần thắng quân Mông Cổ.



Tôi sẽ không dành tháng Tư Đen để tưởng niệm, để khóc thầm như những tháng Tư trước nữa. Không gửi tiền về Việt Nam, không về Việt Nam ư? Còn hơn thế nữa! Hãy bàn thảo, hãy trích một phần tiền đặc biệt vào tháng Tư để làm một chuyện gì cho Việt Nam. Đó là hy sinh tối thiểu của người Việt hải ngoại. Người viết xin được phép trích một đoạn của bài viết “Cái gì giúp cho CSVN vẫn tồn tại” của tác giả Chu Chỉ Nam. Sau đây là một trong những lý do ông nêu ra:

Cộng sản Việt Nam vẫn tồn tại là nhờ tiền của cộng đồng hải ngoại gửi về để tiếp máu.

Ngân sách quốc gia của Cộng sản Việt Nam khoảng 20 tỷ US ; trong khi đó người Việt ở hải ngoại gửi về Việt Nam khoảng 8 tỷ, gần nửa ngân sách quốc gia để tiếp máu cho cộng sản. Nhìn vào những cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ nhân quyền, chống lại cộng sản gần đây ở Nga Sô, Đông Âu, chúng ta thấy những nước này cũng có một cộng đồng hải ngoại rất lớn, nhưng số tiền họ gửi về tiếp máu cho cộng sản rất ít, ngược lại số tiền họ gửi về giúp những tổ chức đấu tranh chống cộng sản lại rất lớn. Hoàn toàn trái ngược với Việt Nam. Tôi không bao giờ chủ trương là không gửi tiền về, cũng như không bao giờ về Việt Nam, vì chúng ta là con người nhân bản, thương gia đình, yêu quốc gia; khi bố mẹ chúng ta bệnh hoạn, cần tiền bắt buộc chúng ta phải gửi về. Cũng như tôi hoan hô những người về Việt Nam mà tự biến mình thành một chiến sĩ đấu tranh gián tiếp hay trực tiếp, kín đáo, ầm thầm cho lý tưởng tự do, dân chủ, cho quốc gia, dân tộc. Nhưng tôi rất khinh bỉ những người về Việt Nam để tìm thú vui trên sự đau khổ của dân, ăn một bát phở mà có cả mấy em đứng chung quanh xin lại phần thừa, hay tìm thú vui nhục dục trên thân xác những chị em phụ nữ vì túng quẫn do chế độ cộng sản gây ra, phải bán thân nuôi miệng. Những kẻ này rất là đáng khinh bỉ.

Các bạn đọc thân mến, ngoài số tiền 5, 10 đồng chúng ta giúp tờ báo nhà hàng tháng, riêng tháng Tư Đen, nếu có thể xin để tang tưởng niệm cho Việt Nam một cách tích cực.


Cùng nhau Tích cực
Nguồn: centerforglobalsilence.org

Hãy trích hẳn ra một số tiền chẵn trong khả năng của các bạn để góp phần vào một công quỹ thiết thực, đang hỗ trợ cho Việt Nam thoát khỏi ách độc tài cộng sản. Gửi đến phong trào dân chủ, đến gia đình của các tù nhân lương tâm, đến những đài phát thanh tự do chuyển tải tin về Việt Nam, đến các tờ báo phát hành lén lút tại Việt Nam.

Xin các bạn liên lạc với nhau đề nghị các tổ chức khả tín mà các bạn biết để dùng đồng tiền của chúng ta một lần trong tháng Tư này, giúp thắp lửa cho quê nhà.

Bài viết này chỉ là phần mở. Tất cả các góp ý của các bạn sẽ là phần thân và phần kết.

Trân trọng.

© DCVOnline

Cập nhật ( 04/04/2009 )