Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2009

Ai giàu , ai nghèo trong chế độ cộng sản ?


-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG TỪNG CƯU MANG
VIỆT - CỘNG NẰM VÙNG GIỜ SỐNG RA SAO ?
CHÚNG CON LUÔN KÍNH TRỌNG MẸ , DÙ MẸ NUỘI
LÍNH CỘNG HÒA HAY VIỆT - CỘNG , HÃY ỦNG HỘ
CHÚNG CON LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ PHI NHÂN NÀY .


TRONG CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN HIỆN TẠI
AI GIÀU VÀ AI NGHÈO ???

NGƯỜI CÔNG CHÍNH LUÔN NÓI SỰ THẬT VÀ CHỈ CÓ SỰ THẬT .
KẺ TIỂU NHÂN LUÔN LẨN TRÁNH NGUỒN GỐC SỰ THẬT VÀ
THƯỜNG LẤY TỘI ÁC LẤP LIẾM TỘI ÁC , DÙNG BẠO LỰC ĐÀN
ÁP BỊT MIỆNG , BỎ TÙ NHỮNG AI DÁM VẠCH MẶT CHỈ TÊN
PHƯỜNG GIÁ ÁO TÚI CƠM , LŨ BUÔN DÂN BÁN NƯỚC BÓC
LỘT DÂN NGHÈO , XÃ HỘI NGÀY NAY KHÔNG CẦN NÓI CŨNG
THẤY RÕ , RẤT RÕ NHỮNG NGƯỜI GIÀU CÓ ĐA PHẦN ĐỀU LÀ
QUAN CHỨC CÁN BỘ . VẬY TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI IM LẶNG
ĐỂ CHÚNG ĐÈ ĐẦU CỞI CỔ MÃI THẾ . NGƯỜI VIỆT - NAM KHÔNG
BAO GIỜ LÀ NHỮNG KẺ HÈN NHÁT , KHIẾP NHƯỢC TRỨOC
THÙ TRONG GIẶC NGOÀI . KẺ LÀM ÁC PHẢI ĐỀN TỘI , ĐÓ
LÀ QUY LUẬT . KHÔNG MỘT THỂ CHẾ NÀO TỒN TẠI MÃI

QUAN NHẤT THỜI . DÂN VẠN ĐẠI
VIỆT - NAM MUÔN NĂM

nguoithichdua
giỡn mặt " chính quyền "

-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-

Thực trạng giàu nghèo trong xã hội Việt Nam

* Apr. 7th, 2009 at 2:54 PM



Giàu có phải là cái tội?

Cái nghèo khổ đeo bám người dân Việt Nam dai dẳng hàng chục năm qua, đặc biệt là từ khi đời ta có Bác và Đảng thì lại càng thấm thía giá trị này hơn bao giờ hết. Ngày xưa nghèo đói còn được cho là một phẩm chất quan trọng để đánh giá nhân cách của một con người. Thậm chí nếu ai đó mà giàu có thì phải xem xét lại, vì sao lại giàu có hơn người khác, tiền bạc hay của cải đó đến từ đâu ra. Cái sự giàu có được gắn liền với khái niệm không trong sáng. Bởi thế nhà nào khá giả có chút của ăn của để thì cũng cố mà dấu diếm cho kỹ kẻo người khác phát hiện ra lại khổ. Ấy là bởi cái sự giàu đã bị coi là một tội lỗi rồi.

Nếu ai sống thời trước năm 1975 tại Sài Gòn hẳn còn nhớ rõ, sau khi Sài gòn rơi vào tay lớp con cháu của Bác từ bắc vào thì cuộc sống người dân hoàn toàn thay đổi so với trước. Những gia đình khá giả có vàng, bạc, đá quí hay đô la đều bị chính quyền tịch thu, sung công và thậm chí là cưỡng chiếm không cần lý do. Những ai muốn làm ăn kinh tế cá thể đều bị lùa vào trong cái chuồng công tư hợp doanh, mà sau một thời gian tự nhiên thấy số tài sản mình đóng góp cứ không cánh mà bay. Còn ở miền bắc thì có Hợp tác xã để làm giàu theo kiểu trống rong cờ mở, sáng đánh kẻng đi làm, chiều chưa kẻng đã chẳng thấy người đâu.

Tôi nhớ lại hồi nhỏ, cách nay mấy chục năm, mỗi khi có bạn bè thân thiết của ông già tới nhà chơi, bà già tất tả đi chợ mua được con gà về làm cơm thì cũng phải lặng lẽ làm gà trong nhà, chớ để hàng xóm thấy kẻo sớm mai đụng những ánh mắt dò xét. Lần nấu nồi bánh trôi trong tiết hàn thực năm ấy. Bữa đó để ý thì thấy mấy ông bà hàng xóm cứ lượn qua lượn lại nhòm ngó một cách kín đáo xem nhà có biểu hiện gì bất bình thường hay không. Mà cái xóm ấy toàn là những bậc trí thức cán bộ nhà nước.

Lại nhớ tới cái thời ngày xưa ấy, gạo không đủ ăn, nhà có 4 người ăn, mỗi bữa chỉ dám đong miệng bơ gạo, còn lại thì phải độn thêm lon mì sợi, nguồn hàng do các nước Đông âu viện trợ. Thức ăn chỉ có đĩa rau muống và bìa đậu phụ quốc doanh. Ấy vậy là còn may lắm đấy nhé, chứ người ở nhà quê lấy đâu ra tiêu chuẩn cao cấp của dân thành phố như vậy, phải là cán bộ nhà nước mới có tiêu chuẩn đó.



Rồi cuối cùng cái cảnh sống dở chết dở ấy cũng phải qua, khi khủng hoảng kinh tế không cho phép người ta giáo điều hơn được nữa. Đảng cộng sản bắt buộc chấp nhận mở cửa kinh tế, thi hành chính sách kinh tế thị trường “định hướng XHCN” để tự cứu lấy bản thân mình. Bỗng chốc dân tình từ cảnh thoi thóp nằm chờ chết chuyển sang trạng thái chết đuối vớ phải cọc. Và thế là người người lo làm giàu, nhà nhà lo làm giàu, họ làm giàu bằng mọi cách và bằng mọi giá. Nghĩ cũng phải thôi, bấy lâu nay bụng đói, mắt hoa, quần chùng, áo rách, nếu không lo bươn chải làm ăn thì lấy gì đổ vào miệng, lấy gì nuôi con cái, lấy gì mà sinh tồn.

Thời thế thay đổi thì quan niệm cũng theo đó mà thay đổi. Giờ đây giàu không phải là cái tội nữa. Giàu có là thước đo đánh giá sự thành công của một con người, là thước đo đánh giá địa vị xã hội của bản thân. Tiếc thay người ta làm giàu lại không trên qui định của luật pháp mà thay vào đó là khả năng “lách luật” giỏi cỡ nào. Nếu nói dân mong muốn làm giàu thì đó là điều chính đáng, nhưng quan cũng thích làm giàu, mà là phải cực giàu cơ. Tiền kiếm được không giống ngày xưa phải cho vào tủ cất kỹ, thì nay các vị cứ phải mang ra xây nhà to, mua xe đẹp để cho dân tình lác mắt thán phục.



Vị cựu Chủ tịch UBND Tp. HN Hoàng Văn Nghiên trước đây còn giữ riêng cho mình chiếc xe Lexus trị giá tới 3000 con trâu để cưỡi đi làm hàng ngày nhằm phô trương với thiên hạ. Được biết, chiếc xe xa xỉ này mua phục vụ cho hoạt động đối ngoại. Không biết giá trị con người thực của vị đó đáng mấy đồng và những lợi ích vị đó mang lại được cho xã hội bao nhiêu mà nỡ lòng nào hưởng sang tới vậy. Chỉ biết rằng Hà Nội trong thời gian dưới tay vị ấy cai quản ngày càng bát nháo hơn và tỉ lệ hộ nghèo đói thì vẫn cứ tăng đều đều.



Cao cấp hơn chút nữa thì lên tới các vị lãnh đạo nhà nước. Chẳng phải nhìn đâu xa, cứ xem cái nhà thờ họ ở Kiên Giang của đương kim thủ tướng Dũng thôi thì cũng thấy trị giá hàng chục tỉ đồng. Nếu chỉ căn cứ đơn thuần vào mức lương hệ số 10 theo qui định và nhân với 540.000 đồng thì hàng tháng ông cũng chỉ nhận được có 5,4 triệu đồng, và nếu có tính thêm cái tiền ăn trưa ở cơ quan cho ông khoảng 500 ngàn thì cũng chỉ suýt soát 6 triệu đồng mà thôi. (mới đây có thông tin từ 1/5/’09 lương tối thiểu tăng lên 650.000 đồng). Vậy thì nguồn tài chính cho cái nhà thờ họ của ông, cơ ngơi ông, con cái ông du học bên Mỹ lấy ở đâu ra. Ông Dũng, người được Đảng giao làm trưởng ban chỉ đạo chống tham nhũng TW đã thế, các ông khác nào có kém gì. Nếu ta cứ cố công vắt óc tìm hiểu, không khéo lại điên cái đầu mất.



Chỉ biết rằng nếu tính theo chuẩn nghèo mới của LHQ đưa ra là thu nhập dưới 2 đô Mỹ/ngày thì tỉ lệ xóa đói giảm nghèo của VN thậm chí còn tụt hạng nhiều so với trước đây. Và thậm chí không chỉ dân nghèo ở quê mới bị liệt vào hạng này mà giới công chức ăn lương của nhà nước cũng khối anh có tình cảnh chẳng khác nào nông dân nghèo vượt khó.

Nhưng thôi, mặc ai nghèo thì cứ nghèo, ai kiếm được thì cứ cố mà kiếm, kiếm được bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Ai biết được ngày mai còn kiếm được không. Chẳng phải vậy mà chúng ta hay được nghe câu nói “hy sinh đời bố, củng cố đời con” trong cuộc sống hàng ngày đó sao.

Quan mắc bệnh khoe của còn dân cũng thích phô trương. Đi cái xe thì phải thật đẹp, bất luận cái xe đó cao gấp mấy lần giá trị thực. Chẳng thế mà theo thống kê thì năm vừa ra cả nước Việt Nam nhập khẩu tới mười mấy cái xe Rolls Royce, trong khi đó thì Thái lan nhập có 2 chiếc. Chả nhẽ ở Việt Nam này lại nhiều tỷ phú hơn Thái lan? Biết đâu đấy. Tiền kiếm được bằng cách gì không rõ, nhưng thỉnh thoảng lại thấy lên ti vi đấu giá cái này, mua đắt cái kia để ủng hộ từ thiện chi đó, vừa được tiếng lại vừa được quảng cáo vinh danh. Sướng quá còn gì.

Giàu, có tiền chơi nổi thì cũng ra một lẽ, đàng này nghèo cũng muốn đú đởn thì quả là đáng thương. Được biết có nhà chị kia nhà cửa không lấy gì làm dư dả, thấy chiếc xe máy người ta đi ngoài đường thời trang và đẹp quá khiến đêm về nằm mất ngủ. Thích thì thích vậy, nhưng khổ nỗi không có tiền. Suy đi tính lại chị quyết định bán nhà để rước cái xe đó về làm le với thiên hạ. Xe có rồi thì nhà lại mất, thế là cả gia đình lại lếch thếch dắt nhau đi mướn nhà trọ để ở. Cám cảnh.

Đói khổ bao nhiêu năm, giờ mở cửa thì đua nhau sống như thể sống gấp, sống không biết tới ngày mai. Giàu vì bạn, sang vì vợ nên ai cũng thích giàu, ai cũng thích sang cả, bởi thế chả từ thủ đoạn nào để làm tiền. Quan chức sử dụng địa vị, ảnh hưởng, quyền lực để bắt doanh nghiệp cống nạp, dân doanh cấu kết với cán bộ nhà nước để kiếm hợp đồng, móc ngoặc, trốn thuế, mánh mung, tham ô, hối lộ…thôi thì đủ cả. Cứ xem bảng xếp hạng của tổ chức minh bạch thế giới thì đủ thấy Việt Nam ta đứng ở hạng nào rồi.

Muốn có tiền bằng mọi giá làm cho con người ta hoa mắt, u mê, mụ mẫm. Tình cảm cha con, anh em, vợ chồng, láng giềng chòm xóm trở nên xa cách và mong manh. Người ta sẵn sàng vác dao đâm chém nhau chỉ vì tranh giành mấy chục cm2 đất nhà liền kề. Người ta vì tiền sẵn sàng bán rẻ bạn bè một thời ấu thơ, người ta vì tình mà sẵn sàng đánh đổi người bạn đời cho dù có đầu gối tay ấp bấy lâu. Thời buổi này nói tới thứ tình bạn trong sáng, không vụ lợi, không nhờ vả thì quả là hiếm như sao mai buổi sớm.

Một xã hội đang từ đói khát cùng cực chuyển sang mở cửa thì cũng có lắm kẻ nhanh nhạy nắm bắt thời cơ, biết “tranh thủ”, “tận dụng” những “ưu thế” để tạo thanh thế và quyền lực…ngược lại không ít người tử tế nhưng khù khờ, chậm chạp không nắm được những lợi thế, “quan hệ” hoặc từ chối cho lòng thanh thản thì đành chấp nhận những thiệt thòi, bất bình đẳng do cơ chế mang lại. Điều đó cũng khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng, gây bất ổn định xã hội . Thế nên mới có nơi kẻ ăn không hết thì cũng có nơi kẻ lần không ra.

Ai đó nói rằng “Giàu đi xe hơi uống bia ôm, nghèo đi xe ôm uống bia hơi” quả cũng không sai. Thói thường người đời kiếm tiền ra để hưởng thụ, còn nghèo thì đành chấp nhận vậy, cơ mà có tiền rồi thì cũng lại lao vào cảnh ăn chơi, hưởng lạc cho tàn đời. Ai biết được. Thôi thì đành lấy câu “ai giàu ba họ, ai khó ba đời” làm sự an ủi, tự động viên mình. Lại nghĩ biết trông vào ai bây giờ.

Bố mẹ đẻ con ra phó thác gần như hoàn toàn cho nhà trường và xã hội, bản thân mải mê làm giàu. Con cái được nuông chiều hưởng thụ đâm sinh tính lười nhác và coi thường người khác. Tiền của do bố mẹ lao động bằng mồ hôi, nước mắt và thậm chí là mánh mung, tham nhũng mang về rồi lại bị đám con cái tiêu pha vôi lối, của cải chẳng mấy chốc lại ra đi. Âu cũng là cái sự giàu sổi, giàu nhanh thì nó phải trả giá như vậy một khi cái gốc của con người đã bị đánh mất. Bởi vậy cũng không quá lời khi nói ở Việt Nam “giàu không quá hai đời”.

Đồng tiền làm ra bằng mồ hôi, nước mắt quả là đáng quí, đáng trân trọng. Những đồng tiền kiếm được bằng cách bất chính không sớm thì muộn cũng lại của thiên trả địa và trôi cùng theo đó là nhân cách con người.

Xét cho cùng nghèo không phải là cái tội và càng đúng hơn khi nói giàu cũng phải là cái tội. Cái tội ấy nó chỉ nằm ở chỗ giàu có từ sự bất chính, bất minh, bất nhân và bất nghĩa. Đồng tiền kiếm được dựa trên sức lao động thật sự thì khi tiêu dùng con người ta cũng trân trọng nó hơn. Người ta sẽ không ném tiền một cách lãng phí xa hoa vào những trò tiêu khiển rẻ tiền, những thú vui vô bổ, và như vậy xã hội cũng sẽ ít tệ nạn hơn so với hiện nay.

Không một quốc gia nào có thể giàu có trên cơ sở người dân nghèo đói, dân có giàu thì nước mới mạnh. Chúng ta mong ước một đời sống ấm no, thịnh vượng, người dân cống hiến sức lao động cho xã hội và đổi lại có một cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ. Cái xã hội mong ước đó nhất định phải được xây dựng trên nền tảng một nhà nước pháp quyền, dân chủ. Khi ấy mọi sức lao động, đóng góp được phát huy một cách tích cực, chủ động và tự giác. Người ta sẽ không phải làm giàu bất chính nữa, người dân sẽ không phải quỵ lụy cửa quan, con người sẽ không phải sống giả dối để lừa lọc lẫn nhau. Thay vào đó là một xã hội có luật pháp minh bạch, người dân được toàn quyền phát huy trí tuệ, sức sáng tạo để xây dựng cho bản thân mình và cũng là cho xã hội cộng đồng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

8/4/2009
Dongsongxanh
Nguồn: Dongsongxanh

Một số hình ảnh Hà Nội thời bao cấp













TÁC GIẢ : DÒNG SÔNG XANH
NGUỒN : BAOTOQUOC.COM

Tags: aigiàu, ainghèotrongchế độcộngsản?
Tuesday April 7, 2009 - 10:03pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
TỪ VIỆT - NAM TỚI CUBA


-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

NGUYỄN TẤN DŨNG KHÔNG PHẢI LÀ CON DÂN NƯỚC VIỆT.

DẸP NỔI SỢ , TIẾN THẲNG VỀ BA ĐÌNH ĐÒI CHO BẰNG ĐƯỢC

HÒA BÌNH CÔNG LÝ SỰ THẬT . KHÔNG AI ĐƠN ĐỘC TRONG

CUỘC CHIẾN DÀNH QUYỀN LÀM NGƯỜI , TÔI NGÃ XUỐNG

CÓ BẠN , BẠN NGÃ XUỐNG SẼ CÓ TRIỆU NGƯỜI THẲNG TIẾN

LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ CSVN ĐỘC TÀI TÀN ÁC , PHẢN BỘI DÂN TỘC .


giỡn mặt " chính quyền "
nguoithichdua.

-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

Từ Việt Nam tới Cuba

* Apr. 7th, 2009 at 9:14 PM

Một phái đoàn quốc hội Hoa Kỳ vừa tới Cuba vào hôm Thứ Sáu để gỡ bớt các căng thẳng ngoại giao giữa hai nước. Tuy điều này có vẻ như thuần túy kinh tế, nhưng chắc chắn cũng là một chính sách đã tính từ lâu, và là diễn biến đã thực hiện từ lâu tại nhiều nơi, trong đó có Việt Nam. Không hoàn toàn đem lại tự do dân chủ, nhưng sẽ thúc đẩy cởi mở hơn, và cũng sẽ cứu được nền kinh tế các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản, dù thực hay giả.

Một viễn ảnh thấy rõ cho Cuba, đó là một quá trình cởi mở tương tự như Việt Nam, tuy rằng một số quyền căn bản vẫn bị xiết chặt, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận - và đây là điểm nhạy cảm sinh tử của chế độ, và là ước mơ lớn nhất mà các nghệ sĩ thời nào, và nơi nào cũng cần y hệt như hơi thở.

Dân Biểu liên bang Barbara Lee, thuộc Đảng Dân Chủ (California), nói rằng chuyến đi là để cho dân Cuba biết rằng dân Mỹ mong muốn thiết lập quan hệ mới với họ. Bà Lee là chủ tịch của nhóm các dân biểu da đen có tên là Congressional Black Caucus. Thực tế, các chuyến đi của các dân cử Mỹ nhiều khi không thể hiện chính sách của Bạch Ốc, bởi vì rất nhiều vị dân cử luôn ưa thích làm điều trái nghịch với Tổng Thống. Nhưng hòa dịu với Cuba vẫn là ý định của Barack Obama từ nhiều năm trước.

Chúng ta nếu nhớ lại chuyện 5 năm trước, ngày Tổng Thống Bush tới Miami, tới thăm ngay khu phố thủ đô của người Cuba lưu vong, đã tuyên bố rằng chính phủ Fidel Castro sẽ sập tiệm trước khi ông hết nhiệm kỳ. Tuyên bố như thế, TT Bush hốt được vô số phiếu của người chống Castro. Đầu năm nay, năm 2009, TT Bush bàn giao quyền lực cho Tổng Thống tân nhiệm Barack Obama. Đúng rằng, Fidel Castro lui vào hậu trường, nhưng Bush vẫn sai, bởi vì chế độ lèo lái Cuba vẫn là một vương quyền kiểu mới, vì ông anh chỉ nhường ghế cho ông em, một Castro khác.

Như thế, cường lực phong tỏa như Bush bị dội lui, không xài được, thì tới bây giờ nhu quyền Obama cận chiến áp tới. Dù vậy, có vẻ như vùng Miami, nơi cực Đông nước Mỹ và là nơi đa số có cư dân gốc Cuba, vì quá sợ cái tinh ma quỷ quyệt của dòng họ Castro, nên lần này tránh né, chỉ để cho Dân Biểu Lee từ Calfiornia, nơi cực Tây Hoa Kỳ, dẫn phái đoàn sang làm thân với Cuba. Ít nhất, ván cờ dàn hòa đã thực hiện tốt đẹp tại Việt Nam, lần này sẽ làm tiếp ở Cuba. Và rồi, chúng ta có thể chờ vài năm tới, một vị đại sứ Mỹ tương lai nào đó tại Havana sẽ tuyên bố rằng Hoa Kỳ tin là trong 25 năm tới, các vị trong nội các chính phủ Cuba hầu hết là tốt nghiệp từ các đại học Hoa Kỳ ra. Ít nhất, thay đổi chế độ không xong, thì cũng cho dân chúng đỡ khổ, vì sẽ cứu được kinh tế các đất nước đầy thảm họa này. Ít nhất, trong thời binh lửa toàn cầu, lúc nào cũng cần thêm bạn bớt thù. Thậm chí, Mỹ còn sẵn sàng thương thuyết, làm hòa với Bắc Hàn, Iran… thì tại sao lại tránh né Cuba.

Ai cũng thấy rõ như thế. Mới hôm Thứ Ba tuần trước, một nhóm lưỡng đảng ở Thượng Viện Mỹ nói là sẽ ủng hộ dự luật dự kiến ngăn cản Tổng Thống không cho dân Mỹ thăm Cuba trừ trường hợp chiến tranh, nguy hiểm cho sức khỏe công cộng, hay đe dọa cụ thể tới du khách Mỹ. Dự luật tương tự ở Hạ Viện đã có bảo trợ từ 120 dân biểu liên bang. Như thế, trước sau gì cũng sẽ kết thân sớm - còn ai kia, dù họ Nông hay họ Castro, có nắm quyền kiểu độc tài là chuyện khác, bởi vì tự do dân chủ là ước mơ thật xa, còn đòi hỏi gần chỉ là các quyền tự do căn bản như về tự do tôn giáo (ưu tiên, vì các dân cử Mỹ sợ nhất là các giáo hội), tự do đi lại (thứ yếu, nhưng sẽ giúp các hội từ thiện quốc tế, và Hoa Kỳ vào diễn biến hòa bình, thay đổi suy nghĩ của người dân)… và vân vân. Nhưng quyền tự do phát biểu, tất nhiên là sau cùng, vì không chế độ độc tài nào muốn trao vũ khí thông tin cho người thân Mỹ xài.

Bản tin Reuters hôm 01/04/2009 cho biết rằng các công an văn hóa Cuba đã tố giác người viết blog có tên là Yoani Sánchez về “tội kích động chống Cách Mạng Cuba” sau khi cô và nhiều người khác phát biểu công khai về các kềm kẹp nghệ thuật trong một buổi triển lãm ở Havana.




Cô Sánchez , có trang bolg lấy tên là “Generacion Y” (Thế Hệ Y) từ lâu đã chỉ trích nhà nước Cuba, và được hải ngoại ưa chuộng theo đọc. Cô đã cầm micro hôm chủ nhật trong cuộc triển lãm nghệ thuật có tên là Havana Biennial và đọc một bản tuyên ngôn của cô, nói rằng Internet đang phá bức tường nhà tù của nhà nước Cuba dựng lên, và “Tới lúc chúng ta phải nhảy qua bức tường kiểm soát.”

Tất nhiên là ban tổ chức bực bội, sau đó ra bản văn đánh phá cô và các nghệ sĩ bạn, nói như thế là lợi dụng dân chủ và tự do, gọi cô là “kẻ bất đồng chính kiến chuyên nghiệp.” Trời ạ, thử xem có nhà thơ nào mà không phải là kẻ bất đồng chính kiến chuyên nghiệp? Điều suy nghĩ, bản văn không chỉ đích danh cô Sanchez, người được tạp chí Time Magazine chọn là một trong những người ảnh hưởng nhất thế giới năm 2008. Có thể hiểu: công an Cuba không muốn tuổi trẻ Cuba vào Internet, gõ tên cô để tìm các bài viết và thông tin về cô hay từ trang blog của nghệ sĩ này.

Họa sĩ Glexis Novoa, một người gốc Cuba tại Miami, nhận được email từ một họa sĩ bạn ở Cuba gửi ra, viết: “Hôm nay, như dường chúng tôi ở Miami, chứ không phải ở Havana.”

Người cuối cùng nơi diễn đàn mở ngỏ của cuộc triển lãm nói tự do vừa kể, là họa sĩ Bruguera, nói đơn giản, “Xin cảm ơn, dân tộc Cuba.”

Cũng hôm 01/04/2009, một buổi họp tại Hà Nội cho thấy một hình ảnh khác. Thông tấn nhà nước TTXVN, có bản tin nhan đề “Tại phiên họp thường kỳ tháng 3, Chính phủ thảo luận về năm dự án Luật” đăng trên báo Nhân Dân ngày 02/04/2009, viết, trích:

“Ngày 1-4, ngày cuối cùng của phiên họp thường kỳ tháng 3, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã nghe và cho ý kiến về năm dự án Luật…

Quản lý của nhà nước… để báo chí phát huy vai trò của mình để thật sự là công cụ của Đảng...
Nguồn: theage.com.au

…Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp đã báo cáo với Chính phủ và được phép lùi thời điểm trình Chính phủ dự án Luật Báo chí (sửa đổi) đến tháng 02/2010. Vì vậy, thời gian Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về dự án Luật sẽ phải lùi đến tháng 03/2010; tiếp đó trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến dự án Luật tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII trong tháng 05/2010 và sẽ thông qua Luật này tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII vào tháng 10/2010. Lý do mà Bộ trưởng Lê Doãn Hợp xin lùi thời điểm trình dự án này là một số nội dung của Luật cần được làm rõ như: tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động báo chí; nội dung quản lý nhà nước, nhất là công tác cán bộ báo chí, thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo báo chí; cung cấp thông tin cho báo chí; khi báo chí thông tin sai sự thật thì ngoài cải chính, bị xử lý theo pháp luật còn phải bồi thường ra sao về thiệt hại cho tổ chức, cá nhân... Về dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ban soạn thảo Luật do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phải thể hiện rõ trong Luật là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho báo chí phát huy vai trò của mình để thật sự là công cụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Thủ tướng nhấn mạnh, vấn đề đặt ra là phải sửa đổi toàn diện Luật Báo chí (sửa đổi) cho phù hợp với giai đoạn mới của cách mạng nước ta…”

(hết trích)

Đúng vậy, xin dọc kỹ: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước… để báo chí phát huy vai trò của mình để thật sự là công cụ của Đảng, Nhà nước…”


Những bức tường vẫn liên tục dựng lên, cả tại Việt Nam và Cuba. Bất kể thế giới đang trở thành một ngôi làng Internet quá gần gũi. Lời chỉ thị của ông Dũng cũng không phải là chuyện Cá Tháng Tư. Có gang, có thép thực sự. Và đã phá vỡ không chỉ là ước mơ tự do của các nghệ sĩ, mà còn đã, đang và sẽ làm tan vỡ biết bao nhiêu các mảnh đời của dân tộc.


TRẦN KHẢI .


NGUỒN : BAOTOQUOC.COM

Tags: từ việt-namtớicuba
Tuesday April 7, 2009 - 07:51pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
MỸ ĐÃ RA TAY . THÀNH LŨY CUỐI CỦA CSVN ĐÃ LUNG LAY



VIỆT - NAM MUÔN NĂM
-*-*-*-*-*-*
ĐẢ ĐẢO TRUNG - CỘNG XÂM CHIẾM ĐẤT BIỂN VIỆT - NAM

ĐẢ ĐẢO 15 TÊN TRONG BỘ CHÍNH TRỊ PHẢN QUỐC

ĐẢ ĐẢO NGUYỄN TẤN DŨNG TÊN MẠI QUỐC CẦU VINH

YÊU CẦU NGUYỄN TẤN DŨNG MINH BẠCH TÀI SẢN

VÀ BA NGƯỜI CON ĐANG DU HỌC Ở MỸ QUỐC .


-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

Người viết: Hoang Van 07/04/2009

Khi nào Trung Quốc sụp đổ ?

Hai kẻ thù trở thành bạn: Làm thay đổi cả thế giới.

Theo tờ Philadelphia Inquirer, với những lời khen tặng Margaret MacMillan là tác giả hiện đại, “Người đã mang lịch sử vào đời sống”. Tác phẩm viết về Richard Nixon và Mao Trạch Đông và những gắn bó kéo dài hơn 30 năm qua. Đan xen với nhau trong quyến rũ, hiểu thấu người Hoa và lịch sử Mỹ khẩn yếu trong giai đoạn biến cố phi thường. Đây là một tác phẩm lỗi lạc đã biến đổi một giai đoạn của thế kỷ thứ 21. Đó là tháng 2 năm 1972, Richard Nixon, tổng thống đầu tiên của Mỹ đã đến Trung Hoa gặp Mao Trạch Đông, một con người bí hiểm của độc tài CS. Hai bên cùng có người trợ lý xuất sắc là Henry Kissinger và Chu Ấn Lai. Cuộc gặp gở chỉ kéo dài hơn một giờ đồng hồ mà đã làm đảo lộn cả thế giới.

Hai bên cũng cần có nhau. Nixon nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ giúp ông ta thóat ra khỏi chiến tranh Việt Nam. Còn Mao thì cần kỹ thuật và kiến thức chuyên môn của Mỹ để sửa chữa và tu bổ lại những gì mà cuộc Cách mạng Văn hóa đã phá hủy. Đôi bạn mới bất đắc dĩ nầy cùng muốn trở thành đồng minh để chống lại sự gây hấn của Liên bang Xô.

Tuần trăng mật kéo dài hơn 20 năm.

Nhờ cả hai nước, Mỹ và Trung Quốc đều e ngại Nga-Xô nên hai nước đã bắt tay cùng nhau hưởng tuần trăng mật kéo dài hơn 20 năm. Để bắt đầu từ đây, Trung Quốc trở thành giàu, mạnh; biến thành thị trường nhập cảng của Mỹ. Và tư bản Mỹ đặt hàng cho Trung Quốc làm từ cái đinh vít (vis) cho đến máy móc gia dụng và hàng điện tử dùng trong nhà. Không những vậy cả Mỹ và châu Âu đều dùng hàng may mặc, giầy dép cho đến các đồ chơi con nít của Trung Quốc. Tạo cho người dân Trung Quốc có nhiều việc làm và thay đổi lối sống.

Đấy là đối với Mỹ và châu Âu, Trung Quốc phải sản xuất hàng theo tiêu chuẩn đã đặt; còn đối với các nước khác thì Trung Quốc tha hồ ra hàng, miển sao giá cả rẻ chứ còn chất lượng thì do Trung Quốc định đọat.

Từ đây, Trung Quốc đã có được một đội ngũ chuyên môn có kiến thức. Họ đã chịu khó học tập vừa làm vừa học và cầu tiến. Nhờ các phương tiện và các đường giao thông vận tải bằng đường bộ và bằng đường thủy.Các bến tầu và các phi trường nên đã đáp ứng được nhu cầu xuất cảng cũng như nhập cảng nên tiến độ kinh tế của Trung Quốc mỗi ngày một thăng tiến không ngừng.

Cũng nhờ vậy mà Trung Quốc sớm trở nên giàu mạnh. Cho đến gần đây những nhà nghiên cứu về Trung Quốc vẫn cho rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trở nên vô cùng bền vững. Qua việc rút kinh nghiệm và thích nghi, dường như với chủ nghĩa độc đảng, Trung Quốc là một nước vững mạnh nhất thế giới.Họ đã khéo léo và nhạy cảm về chính trị để đủ sức vượt qua những trở ngại dữ dội mà những chính thể dân chủ hay ít độc tài sẽ không đứng vững. Trong suốt gần ba thập niên, đảng CSTQ đã gặt hái được nhiều thành công đầy ấn tượng: nó đã giữ nền kinh tế nội địa phát triển ở mức chóng mặt với tỉ lệ lên đến 2 chữ số trong khi theo đuổi một chính sách đối ngoại thực dụng, tránh đối đầu với Mỹ và tiến từng bước một vững chắc, chiếm được uy thế cũng như cho đến gần đây những nhà nghiên cứu hàng đầu về Trung Quốc vẫn cho rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trở nên vô cùng bền vững. Qua việc rút kinh nghiệm và thích nghi, dường như chính thể độc đảng vững mạnh nhất thế giới này đã trở nên khéo léo và nhạy cảm về chính trị để đủ sức vượt qua những trở ngại dữ dội mà những chính thể ít độc tài hơn sẽ không đứng vững.

Xã hội Trung Quốc không có điều kiện bảo đảm đời sống.

Ở đây, chúng tôi không đề cập đến ý thức hệ. Nếu chỉ nói về cuộc sống thì ở Trung Quốc đời sống không được bảo đảm như thực phẩm, thuốc men. Những người hay hãng xuởng sản xuất thực phẩm, thuốc men không có cơ quan FDA (Food and Drug Administration) theo dõi, kiểm sóat chặt chẽ như ở Mỹ. Các nhà máy cũng không cần tiêu chuẩn vệ sinh hay ô nhiễm. Họ chỉ cần sản xuất cho nhanh, cho nhiều để bán ra.

Hai ba năm trở lại đây, lần đầu tiên các đồ chơi trẻ con sản xuất theo đơn đặt hàng của Mỹ bị trả về vì các chất hóa học như sơn sẽ gây nguy hiểm chotrẻ em. Rồi đến các quần áo cũng bị Úc,Tân Tây Lan trả về gây nên một làn sóng công phẫn ở người tiêu thụ. Nhưng giới lãnh đạo Bắc Kinh không nghĩ như vậy. Họ nghĩ rằng, Mỹ bắt đầu chơi xấu vì thấy họ mau khấm khá.

Hẳn nhiên cho chúng ta thấy, rừng nào cọp nấy.

Cuộc đụng độ giữa tàu Mỹ và tàu Trung quốc tại vùng biển Thái-Bình.

Trước tiên là sự xung đột về danh xưng. Trung quốc gọi rằng vùng biển đó là biển nam Trung Hoa (South China Sea). Việt Nam gọi là biển Đông (East sea). Và có thể Philippine gọi là biển Tây (West sea) và Malaysia gọi là biển Bắc (North sea). Như vậy rõ ràng là vùng biển này không mang ý nghĩa nó thuộc về Trung Hoa.

Yêu sách của Trung quốc đã tuyên bố nhiều lần chủ quyền của họ trên tòan vùng biển nầy như một “lưỡi bò”, kéo dài từ đảo Hải-Nam đến tận Mã-Lai. Với việc xác định như thế, tòan vùng biển Đông-Nam-Á nầy là lãnh hải của Trung Quốc, không còn phân biệt đâu là lãnh hải kể từ đường cơ sở xác định từ đất liền? Đâu là vùng kinh tế đặc quyền? Và nếu như vậy, tất nhiên là không còn hải phận quốc tế năm trên vùng biển Đông-Nam-Á nữa? Vậy thì, từ nay các nước Việt-Nam, Philippine, Malaysia hay các nước khác mỗi lần đi qua vùng biển Đông-Nam-Á đều phải đặt dười sự kiểm sóat của Trung Quốc?

Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của mình hoàn toàn đi ngược lại luật biển Quốc tế và các hành động của họ đang trở thành mối đe dọa thường xuyên cho an ninh của các nước trong vùng.

Khẩu chiến bùng nổ sau vụ đụng độ hải quân.

Hôm chủ nhật 8/3/ 2009 tàu Thăm Dò Đại Dương Impeccable của Mỹ trong lúc đi cách xa đảo Hải-Nam 120 hải lý về phía Nam thì 4 tàu Trung Quốc đã chận tàu Mỹ và định phá họai hệ thống định vị trên tàu Mỹ. Phía Mỹ phải dùng vòi rồng phun nước để đẩy tàu Trung Quốc ra xa và phát loa báo hiệu cho tàu Trung Quốc tránh đường.

Phát ngôn viên bộ Ngọai Giao Trung Quốc đã cho rằng: “tàu Mỹ đã họat động bất hợp pháp tại vùng biển của Trung Quốc”.Trái lại, Hoa Kỳ đã gửi lời phản đối đến bộ Ngọai Giao Trung Quốc, nói : “ của họ đang đi trên vùng biển quốc tế”.

Không biết có phải là ngẩu nhiên? Vụ việc xẩy ra khi TưLệnh Hạm Đội Thái Bình Dương của Hải Quân Hoa Kỳ là Đô Đốc Robert F. Willard đang ghé thăm Việt Nam để bàn về an ninh biển Đông.

Nhà báo Quentin Sommerville của BBC tại Bắc-Kinh tin rằng “họat động quân sự ngày một mạnh mẽ có tính chất không bình thường của Trung Quốc sớm muộn sẽ dẫn đến chỗ va chạm với Hoa-Kỳ là nước có hải quân thống lĩnh trênn vùng biển nầy từ lâu. Tuy vậy, báo chí Việt-Nham cũng ít đề cập đến.

Chúng tôi cho rằng Trung-Quốc muốn cảnh cáo đàn em Việt-Nam bằng cách ra oai: “Hãy xem đấy, ta đâu có ngán gì Mỹ. Chúng bay hãy lấy đó mà làm gương”.

Hai đảo Trường-Sa và Hòang-Sa trước đây là của Việt Nam, lợi dụng thời gian chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc Việt-Nam nên Trung Quốc đã chiếm lấy. Vấn đế này còn phải đưa ra Liên hiệp Quốc bàn cãi để giải quyết.

Khủng hoảng Kinh tế Mỹ: Bẫy tiền tệ của Trung Quốc.

(Hài hước hay chuyện thật : “Bợm gặp Bợm” ?)

Giáo sư Paul Krugman – người vừa đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2008 và cũng là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của nền kinh tế học đương đại sẽ đến Việt Nam vào ngày 21/05/2009 theo lời mời của Trường Doanh nhân PACE. Chúng tôi xin tóm lược những gì ông viết về kinh tế có liên quan đến Hoa-Kỳ và Trung Quốc :

“Trong các giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tài chánh, nhiều nhân vật hài hước từng nói đùa rằng thương mại giữa chúng ta và Trung Quốc sau cùng đã trở nên công bằng và cân đối: họ bán cho chúng ta các món đồ chơi nhiễm độc và hải sản ô uế, chúng ta bán cho họ chứng khoán gian lận”.



Nhưng trong hiện tại, cả hai phía của cuộc giao dịch đó đã đổ vỡ. Một mặt, sự ham chuộng của thế giới đối với hàng hóa Trung Quốc đã sụt giảm nặng nề. Xuất khẩu của Trung Quốc đã bị rơi rụng trong vài tháng gần đây và hiện đang 26% thấp hơn so với cách đây một năm. Mặt khác, người Trung Quốc rõ ràng đang trở nên hồi hộp lo ngại về các chứng khoán gian lận họ mua của chúng ta.

Nhưng cho dù vậy Trung Quốc dường như vẫn còn nhiều trông đợi không thực tế. Và đó là một vấn đề nan giải cho tất cả chúng ta.
Thay vào đó Trung Quốc giữ giá trị đồng yuan ít nhiều bị gắn chặt với đồng đô la. Để làm như vậy, họ phải mua đô la khi đồng tiền này đổ vào như cơn thác lũ. Sau nhiều năm, các thặng dư mậu dịch này tiếp tục tăng cao - và cùng với đó là số lượng tài sản ngoại quốc Trung Quốc thu gom được.

Còn câu chuyện hài hước về chứng khoán gian lận thật ra không công bằng. Ngoài việc không suy nghĩ chín chắn khi mua vào số lượng lớn tài sản địa ốc vào lúc giá đang cao chót vót, người Trung Quốc mua dự trữ phần lớn chỉ là các tài sản rất an toàn, đó là các công khố phiếu Hoa kỳ - gọi tắt là T-bills - tạo nên phần lớn tổng số tài sản. Nhưng trong khi T-bills an toàn và không bị vỡ nợ, lại cho tiền lời rất thấp.

Có chăng một chiến lược sâu xa đằng sau việc dự trữ hàng đống tài sản thiểu lợi nhuận như vậy? Có lẽ không đâu. Trung Quốc thu mua hai ngàn tỉ đô la T-bills, làm Cộng hòa Nhân dân trở thành Cộng hòa T-bills - cũng theo cách Anh quốc lập nên đế chế của họ: trong một lúc đãng trí, thiếu suy xét.

Và chỉ mới vài ngày nay, dường như lãnh đạo Trung Quốc mới tỉnh thức và nhận ra rằng họ có một vấn đề nan giải.

Để kết luận, Trung Quốc đã không thể đối mặt với các sự thay đổi khó khăn chúng ta cần đối phó trong cuộc khủng hoảng toàn cầu. Điều tương tự như vậy cũng xảy ra với người Nhật bản, Âu châu - và chính chúng ta.
Tham nhũng, chênh lệch giàu nghèo, bất công xã hội tạo thêm mâu thuẫn, chống đối.

Sách "Phân tích và dự báo tình hình xã hội Trung Quốc" do Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc công bố năm 2005 cho thấy sự kiện có tính chất đấu tranh ngày một phát sinh ở Trung Quốc từ chỗ 8.700 vụ năm 1993 đã tăng lên đến 60.000 vụ năm 2003, số người tham dự đã từ 730.000 người tăng lên 3, 07 triệu người.
Chế độ "phân thuế"

Theo bà Hà Thanh Liên, nhà kinh tế nổi tiếng, thì sở dĩ mười năm gần đây Trung Quốc bước vào thời kỳ đỉnh cao của chống đối xã hội là do: từ năm 1994, Trung Quốc cho làm thử và năm 1995 chính thức thực hiện chế độ "phân thuế".

Năm 1995, thu nhập tài chính cộng thêm thu nhập ngoài dự toán của chính phủ Trung Quốc chiếm khoảng hơn 20% GDP, mấy năm gần đây liên tục tăng trưởng, tới hơn 30 %.

70 triệu người tiêu hết 60% của 30% GDP(tức khoảng 18%), trong khi số còn lại chỉ có hơn 12% GDP, chỉ nhìn vào đó cũng biết là xã hội có công bằng hay không?

Trong khi đó con số tuyệt đối của GDP cũng càng ngày càng lớn, nên có thể nói chính phủ càng ngày càng giàu. Đã thế, số người mà chính phủ phải "nuôi" chỉ vào khoảng 70 triệu người, nhưng phần của 1,250 tỷ quốc dân mấy năm nay lại chỉ dao động quanh con số 12-14% GDP.

Có thể nói 70 triệu người tiêu hết 60% của 30% GDP(tức khoảng 18%), trong khi số còn lại chỉ có hơn 12% GDP, chỉ nhìn vào đó cũng biết là xã hội có công bằng hay không?

Do vậy việc chính quyền các cấp ngày càng hủ bại; chênh lệch giầu nghèo ngày càng lớn, thất nghiệp ngày càng tăng .. là điều không khó hiểu.

Sau khi thực hiện chế độ "phân thuế" thì nguồn thu của các địa phương chủ yếu là "tài chính nhà đất". Chính quyền địa phương "mua đất với giá rẻ" và "bán nhà với giá cao"(có người ước tính lãi tới hơn 60%) Chính vì vậy, trong các "quan tham" của Trung Quốc có tới 90% liên quan đến nhà đất.

Các địa phương đều đang xây dựng đô thị, không những thế còn xây rất đẹp, nhưng rõ ràng là những đô thị mới mọc lên đó đã làm cho nhiều nông dân mất ruộng đất, nhà cửa, vườn tược.

Từ năm 1998 đến nay sự chống đối của dân chúng chủ yếu có bốn loại:
Một: Nông Dân ở Nông thôn mất ruộng đất.

Mười mấy năm qua, ruộng đất Trung Quốc đã giảm gần 150 triệu mẫu Trung Quốc (mỗi mẫu TQ bằng 1/15ha, tức khoảng 660m2), Bộ Nông nghiệp Trung Quốc dự tính, cứ mất đi hai mẫu TQ sẽ có nghĩa là 1 nông dân TQ không có ruộng đất. Mất gần 150 triệu mẫu TQ ruộng đất có nghĩa là khoảng 80 triệu nông dân Trung Quốc không còn ruộng đất.

Năm 2005 sở dĩ tại Hán Nguyên, Tứ Xuyên xảy ra vụ 10 vạn nông dân chống đối là vì khi trưng dụng ruộng đất để làm hồ chứa nước, người ta đã lấy hết ruộng đất của nông dân ở đó, mà mỗi gia đình chỉ được bồi thường hơn 10.000NDT (1NDT bằng khoảng 2.500VNĐ).
Hai: Cư dân đô thị bị cưỡng chế di dời.

Từ năm 1995 đến nay đã xuất hiện hiện tượng mới: đấu tranh xã hội là do phản đối lại việc bị di dời nơi ở.
Ba: Do ô nhiễm môi trường dẫn tới chống đối.

Hiện nay cả nước chỗ nào cũng có ô nhiễm. Theo báo cáo của Ngân Hàng thế giới trong mười thành phố lớn ô nhiễm nhất thế giới, Trung Quốc chiếm sáu thành phố.

Theo số liệu do Ngân hàng thế giới trong một báo cáo đã cho rằng có 750.000 người Trung Quốc chết vì không khí ô nhiễm.

Ô nhiễm môi trường cũng làm cho thực phẩm của Trung Quốc không an toàn. Theo tin chính thức, cả nước hiện có 10% ruộng đất bị ô nhiễm, 150 triệu mẫu TQ ruộng đất bị ô nhiễm này, ngoài việc do bón phân hóa học ra còn do nhiễm nước ô nhiễm, và chất thải rắn ô nhiễm(như kim loại nặng ô nhiễm), qua đất, nước, các chất độc này nhiễm vào cây trồng làm cho thực phẩm, gia súc bị nhiễm độc và qua đó truyền vào con người.
Bốn: Chống đối kiểu " trút phẫn nộ.

Ví dụ như "sự kiện Ông An, Quí Châu" năm 2008, khởi nguồn là do một nữ sinh trung học bị bức hại đến chết, do nguyên nhân chết không rõ, cuối cùng dẫn tới mấy vạn dân chúng bản địa xung kích chính quyền, đốt cháy trụ sở chính quyền, náo động một vùng.

Giải thích sự kiện không bình thường này, một quan chức cho biết đó là sự bùng nổ của sự tích lũy âm ỷ từ lâu mối "thù quan", "thù cảnh sát", "thù bọn giầu phất" trong dân chúng.

"Thù quan" là thù hận chính quyền; "thù cảnh sát" vì cảnh sát là công cụ trấn áp; "thù bọn giầu phất" là vì bọn này cậy thế làm ẩu, làm càn.

Có chuyện một thanh niên Bắc Kinh tên Dương Nhai, khi đến Thượng Hải bị đối xử không công bằng, nên đã giết liền một lúc 6 cảnh sát trong đồn và được nhiều người Trung Quốc khen là anh hùng, đại hiệp, không ai đồng tình với cảnh sát cả.
Nguyên nhân nào sẽ đưa đến việc Trun Chống đối xã hội dâng cao tại TQ

Phùng Nguyễn

tóm lược

Trải qua hơn 30 năm cải cách và mở cửa, đồng thời với sự phát triển không ngừng về kinh tế, thì sự chênh lệch giàu nghèo và mâu thuẫn xã hội tại Trung Quốc đại lục cũng ngày càng gay gắt.

Từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, số lượng phong trào chống đối xã hội được nhà cầm quyền Bắc Kinh gọi là "sự kiện có tính đám đông" đã mỗi năm một tăng, mấy năm gần đây xu thế này đã tăng trưởng có tính bùng nổ.

BBCVietnamese.com xin giới thiệu với quý vị một số tóm lược tình hình Trung Quốc, được cho là có nhiều nét tương đồng với hoàn cảnh Việt Nam:

Sách xanh "Phân tích và dự báo tình hình xã hội Trung Quốc" do Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc công bố năm 2005 cho thấy, số lượng "sự kiện có tính đám đông" phát sinh ở Trung Quốc từ chỗ 8.700 vụ năm 1993 đã tăng lên đến 60.000 vụ năm 2003, số người tham dự đã từ 730.000 người tăng lên 3, 07 triệu người.

Sự kiện chống đối năm 2004 đã tăng tới hơn 740.000 vụ, số người tham dự vượt quá 3,760 triệu người. Còn năm 2005, số lượng "sự kiện có tính đám đông" đã đạt 870.000 vụ, trung bình cứ 6 phút xảy ra 1 vụ.

Năm 2006 theo số liệu của cơ quan công an, thì số lượng xử lý cái gọi là "làm loạn trật tự đơn vị", "gây rối trật tự công cộng", "cản trở việc chấp hành công vụ"... là 599.912 vụ.

Năm 2008, số lượng vụ chống đối có tính đám đông không những nhiều, qui mô lớn, mà hành vi càng thêm dữ dội (như vụ Dương Nhai, Thượng Hải do bị bức bách quá mức đã giết cảnh sát tại đồn, vụ hàng ngàn lái xe tắc xi bãi công một lúc tại Quảng Đông v.v.)
Chế độ "phân thuế"

Theo bà Hà Thanh Liên, nhà kinh tế nổi tiếng, thì sở dĩ mười năm gần đây Trung Quốc bước vào thời kỳ đỉnh cao của chống đối xã hội là do: từ năm 1994, Trung Quốc cho làm thử và năm 1995 chính thức thực hiện chế độ "phân thuế".

Năm 1995, thu nhập tài chính cộng thêm thu nhập ngoài dự toán của chính phủ Trung Quốc chiếm khoảng hơn 20% GDP, mấy năm gần đây liên tục tăng trưởng, tới hơn 30 %.

70 triệu người tiêu hết 60% của 30% GDP(tức khoảng 18%), trong khi số còn lại chỉ có hơn 12% GDP, chỉ nhìn vào đó cũng biết là xã hội có công bằng hay không?

Trong khi đó con số tuyệt đối của GDP cũng càng ngày càng lớn, nên có thể nói chính phủ càng ngày càng giàu. Đã thế, số người mà chính phủ phải "nuôi" chỉ vào khoảng 70 triệu người, nhưng phần của 1,250 tỷ quốc dân mấy năm nay lại chỉ dao động quanh con số 12-14% GDP.

Có thể nói 70 triệu người tiêu hết 60% của 30% GDP(tức khoảng 18%), trong khi số còn lại chỉ có hơn 12% GDP, chỉ nhìn vào đó cũng biết là xã hội có công bằng hay không?

Do vậy việc chính quyền các cấp ngày càng hủ bại; chênh lệch giầu nghèo ngày càng lớn, thất nghiệp ngày càng tăng .. là điều không khó hiểu.

Sau khi thực hiện chế độ "phân thuế" thì nguồn thu của các địa phương chủ yếu là "tài chính nhà đất". Chính quyền địa phương "mua đất với giá rẻ" và "bán nhà với giá cao"(có người ước tính lãi tới hơn 60%) Chính vì vậy, trong các "quan tham" của Trung Quốc có tới 90% liên quan đến nhà đất.

Các địa phương đều đang xây dựng đô thị, không những thế còn xây rất đẹp, nhưng rõ ràng là những đô thị mới mọc lên đó đã làm cho nhiều nông dân mất ruộng đất, nhà cửa, vườn tược.

Từ năm 1998 đến nay sự chống đối của dân chúng chủ yếu có bốn loại:
Thứ nhất, nông dân nông thôn do mất ruộng đất mà chống đối:

Mười mấy năm qua, ruộng đất Trung Quốc đã giảm gần 150 triệu mẫu Trung Quốc (mỗi mẫu TQ bằng 1/15ha, tức khoảng 660m2), Bộ Nông nghiệp Trung Quốc dự tính, cứ mất đi hai mẫu TQ sẽ có nghĩa là 1 nông dân TQ không có ruộng đất. Mất gần 150 triệu mẫu TQ ruộng đất có nghĩa là khoảng 80 triệu nông dân Trung Quốc không còn ruộng đất.

Mà nông dân Trung Quốc một khi không còn ruộng đất thì họ sẽ là loại người "ba không": không đất để cầy , không nghề để sống, không nơi để đi.

Năm 2005 sở dĩ tại Hán Nguyên, Tứ Xuyên xảy ra vụ 10 vạn nông dân chống đối là vì khi trưng dụng ruộng đất để làm hồ chứa nước, người ta đã lấy hết ruộng đất của nông dân ở đó, mà mỗi gia đình chỉ được bồi thường hơn 10.000NDT (1NDT bằng khoảng 2.500VNĐ).
Thứ hai, cư dân đô thị do cưỡng chế dời đi mà chống đối:

Trước năm 1995, sự chống đối xã hội xảy ra ở đô thị chủ yếu là do công nhân thất nghiệp, nhưng từ năm 1995 đến nay đã xuất hiện hiện tượng mới: đấu tranh xã hội là do phản đối lại việc bị di chuyển nơi ở.

Tính chất chống đối xã hội ngày nay trở nên khá đa dạng

Thống kê của một Trung Tâm nhà ở Thụy Sĩ cho biết ở Trung Quốc từ năm 1995 đến năm 2005 đã có 3,8 triệu hộ thành thị bị mất nhà( vào dịp Trung Quốc chuẩn bị cho Thế vận hội Bắc Kinh trung bình, mỗi tháng có hơn 13.000 người bị đuổi khỏi nhà).

Để biểu thị sự chống đối nhiều người đã dùng những hình thức phản kháng dữ dội như tự thiêu, nhấy cầu tự tử, như năm 2003 tại Nam Kinh đã có 1 vụ tự thiêu đồng thời làm chết theo 8 người nữa, gây chấn động toàn quốc
Thứ ba, do ô nhiễm môi trường mà dẫn tới chống đối để bảo vệ môi trường:

Trung Quốc nay trở thành "nhà máy của thế giới". Dựa vào điều gì mà gọi Trung Quốc như vậy? Có hai điều, một là thấu chi vào giá thành sinh mệnh của người lao động; và hai là giá thành môi trường của Trung Quốc

Hiện nay cả nước chỗ nào cũng có ô nhiễm. Theo báo cáo của Ngân Hàng thế giới trong mười thành phố lớn ô nhiễm nhất thế giới, Trung Quốc chiếm sáu thành phố.

Theo số liệu do Trung Quốc chính thức công bố, mỗi năm do không khí bị ô nhiễm mà có tới 400.000 người bị chết vì bệnh tật, còn năm 2006, Ngân hàng thế giới trong một báo cáo đã cho rằng có 750.000 người Trung Quốc chết vì không khí ô nhiễm.

Ô nhiễm môi trường cũng làm cho thực phẩm của Trung Quốc không an toàn. Theo tin chính thức, cả nước hiện có 10% ruộng đất bị ô nhiễm, 150 triệu mẫu TQ ruộng đất bị ô nhiễm này, ngoài việc do bón phân hóa học ra còn do nhiễm nước ô nhiễm, và chất thải rắn ô nhiễm(như kim loại nặng ô nhiễm), qua đất, nước, các chất độc này nhiễm vào cây trồng làm cho thực phẩm, gia súc bị nhiễm độc và qua đó truyền vào con người.

Ô nhiễm môi trường còn làm cho môi trường làm việc ở Trung Quốc không an toàn. Theo tài liệu của Bộ Y tế Trung Quốc, thì Trung Quốc là một trong mấy nước có bệnh nghề nghiệp nghiêm trọng nhất, số xí nghiệp trong cả nước liên quan tới sản phẩm độc, hại đã vượt quá 16 triệu, số người tiếp xúc với nhân tố nguy hại do bệnh nghề nghiệp đã tới hơn 200 triệu.

Đã có những thôn, xóm lao phổi, ung thư.. do ô nhiễm tạo nên, và tại Hà Bắc, Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Chiết Giang... Trung Quốc đã xuất hiện không ít những thôn trang như vậy.
Thứ tư, chống đối kiểu " trút phẫn nộ":

Ví dụ như "sự kiện Ông An, Quí Châu" năm 2008, khởi nguồn là do một nữ sinh trung học bị bức hại đến chết, do nguyên nhân chết không rõ, cuối cùng dẫn tới mấy vạn dân chúng bản địa xung kích chính quyền, đốt cháy trụ sở chính quyền, náo động một vùng.

Sự chống đối này còn có dư địa để lùi không? Không có, sự phẫn nộ của dân chúng còn chưa đến cực hạn.

Giải thích sự kiện không bình thường này, một quan chức cho biết đó là sự bùng nổ của sự tích lũy âm ỷ từ lâu mối "thù quan", "thù cảnh sát", "thù bọn giầu phất" trong dân chúng.

"Thù quan" là thù hận chính quyền; "thù cảnh sát" vì cảnh sát là công cụ trấn áp; "thù bọn giầu phất" là vì bọn này cậy thế làm ẩu, làm càn.

Nói một câu, chính sách công của xã hội Trung Quốc đã tạo nên mô thức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, mô thức tăng trưởng kinh tế này đã cướp đoạt tài nguyên sinh tồn của dân chúng, cho nên họ buộc phải chống đối. Thế thì sự chống đối này còn có dư địa để lùi không? Không có, sự phẫn nộ của dân chúng còn chưa đến cực hạn.

Có chuyện Dương Nhai là một thanh niên Bắc Kinh, khi đến Thượng Hải bị đối xử không công bằng, nên đã giết cảnh sát, giết liền một lúc 6 cảnh sát trong đồn và được nhiều người Trung Quốc khen là anh hùng, đại hiệp, không ai đồng tình với cảnh sát cả.

Vợ một cảnh sát bị giết cảm thấy oan khuất đã nói, chồng chị ta là người lương thiện, từng góp tiền giúp người nghèo. Một người biết chuyện đã viết: mọi người không hận thù cá nhân chồng chị, mà hận thù hệ thống cảnh sát do chồng chị là đại diện.

Câu nói đó phải chăng đã phản ánh đúng lòng dân?

Nguyên nhân nào sẽ làm Trung Quốc sụp đổ?

Nhìn qua lịch sử Trung Quốc từ thời 100 năm “Tam Quốc” đã có chia rẽ có tình cách địa phương tính. Rồi đến 550 năm tranh hùng tranh bá thời “Đông Chu Liệt Quốc”cũng đi vào vết xe cũ. Trung Quốc là một nước lớn nhưng vẫn bị các nước nhỏ đánh bại như thời nhà Tống năm 1279 nước Tầu bị rơi vào tay Hốt-Tất-Liệt người Mông-Cổ. Sau nhà Minh lại bị rơi vào tay người Mãn-Thanh. Đặc điểm của các triều đại phong kiến Trung Quốc thường lật đổ nhau trong bể máu.

Vào thế kỷ thứ 18, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ so với các dân tộc ở Trung Á mà họ gây chiến hàng thế kỷ, tuy nhiên lại tụt hậu hẳn so với châu Âu. Điều này đã hình thành cục diện của thế kỷ 19 trong đó Trung Quốc đứng ở thế phòng thủ trước chủ nghĩa đế quốc châu Âu trong khi đó lại thể hiện sự bành trướng đế quốc trước Trung Á. Rồi đến chiến tranh “nha phiến”, Trung Quốc lại bị đặt dưới sự kiềm tỏa cùa các nước châu Âu.

Hiện nay, tuy bảo rằng Trung Quốc đã thực sự thống nhất nhưng thực ra vẫn bị chia ba. Trung Hoa lục địa bị chia ra. Hồng Kông có tư cách pháp nhân riêng. Trong đó, Quảng-Đông ;luôn luôn từ xưa đến nay có sự bạo động chống lại chính quyền trung ương. Ngòai ra, Đài Loan là một quốc gia có thể chế riêng rẽ không như lời lẽ của Trung Quốc luôn cho rằng Đài Loan là một tỉnh của mình.

Một: Có nguy cơ, Trung Quốc có thể sụp đổ sớm khi có dã tâm ngoan cố muốn kiểm sóat tất cả vùng biển Thái Bình Dương thuộc lãnh hải quốc tế và như thế tỏ ra là không tôn trọng luật pháp quốc tế; muốn đương đầu trực tiếo với Hoa-Kỳ.

Hai:

Cho đến gần đây những nhà quan sát hàng đầu về Trung Quốc vẫn cho rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trở nên vô cùng bền vững. Qua việc rút kinh nghiệm và thích nghi, dường như chính thể độc đảng vững mạnh nhất thế giới này đã trở nên khéo léo và nhanh nhạy về chính trị để đủ sức vượt qua những trở ngại dữ dội mà những chính thể ít độc tài hơn sẽ không đứng vững. Trong suốt hai thập niên, đảng này đã gặt hái được hàng loạt thành công đầy ấn tượng: nó đã giữ nền kinh tế nội địa phát triển ở mức chóng mặt với tỉ lệ lên đến 2 chữ số trong khi theo đuổi một chính sách đối ngoại thực dụng, tránh đối đầu với Hoa Kỳ và từng bước chiếm được uy thế cũng như ảnh hưởng trên thế giới.

Nhưng Bắc Kinh đang gặp khó khăn vì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Có muôn vàn khó khăn: Tỉ ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đang đi xuống, hàng chục triệu dân lao động nhập cư đã bị mất việc, hàng triệu sinh viên vừa ra trường không có việc làm, nền công nghiệp quá tải đang đe doạ việc giảm lạm phát và thị trường bất động sản vốn từng rất nóng trước đây đã tụt dốc. Đà phát triển đang bị chững lại của đất nước đang là một thử thách lớn nhất đối với sự trường tồn của ĐCSTQ.

Thật ra, hiện tình kinh tế của Trung Quốc cũng không quá tồi tệ so với nhiều quốc gia khác. Hệ thống ngân hàng quốc gia được cách ly nên vẫn không bị ảnh hưởng. Thật vậy, tổng kết tài chính của chính quyền vẫn đủ lớn để chi dùng cho gói kích cầu trị giá 580 tỉ (mặc dù chỉ có khoảng 1/4 giá trị thực sự nằm trong ngân sách chi dùng mới). Quĩ dự trữ ngoại hối khổng lồ đến 1,9 nghìn tỉ của Trung Quốc đã tạo ra một khoản bảo hiểm an toàn trước sự rối loạn của nền tài chính thế giới, giúp quốc gia này có thể tránh được một cuộc khủng hoảng toàn bộ.

Nhưng tỉ lệ tăng trưởng hàng năm đang đi xuống -- hiện đang còn khoảng 7% so với 11% vào hai năm trước -- sẽ đem đến không ít khó khăn. Mỗi năm thị trường lao động Trung Quốc tăng hơn 10 triệu nhân công, đa số những người này đã rời bỏ vùng nông thôn lên thành phố để tìm việc làm. Mỗi phần trăm tăng trưởng của Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) tương đương với gần 1 triệu việc làm mới mỗi năm, có nghĩa là Trung Quốc phải cần tăng GDP ít nhất là 10% mỗi năm để có thể hấp thụ hết lưu lượng lao động.

Với nền khủng hoảng toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, nhiều người đang tự hỏi rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ còn đình trệ đến bao lâu và hệ quả chính trị sẽ trầm trọng như thế nào. Theo nhận định chung thì việc chậm tăng trưởng sẽ làm mờ nhạt chính danh của đảng và sẽ châm ngòi cho sự bất ổn xã hội khi những người nhập cư thất nghiệp và sinh viên ra trường muốn giải toả bất mãn của mình bằng cách biểu tình hoặc nổi loạn. Mặc dù dự đoán này không nhất thiết là sai lầm nhưng nó không hoàn toàn đầy đủ.

Hiệu năng kinh tế cao là nguyên nhân quan trọng duy nhất cho sự chính danh của ĐCSTQ, vì thế tình trạng trì trệ của kinh tế nếu kéo dài sẽ dẫn đến hiểm hoạ về việc làm tan vỡ ảo tưởng của giới trung lưu, đã có cảm tình với nền chính trị đương thời vì nền thịnh vượng của giai đoạn hậu Thiên An Môn. Và những chính sách kinh tế ưu tiên cho giới giàu có đã làm phật lòng tầng lớp công nhân và nông dân, vốn là nền tảng xã hội của đảng. Ngay cả trong những năm bùng nổ kinh tế gần đây, những rối loạn hạ tầng đang tăng mạnh, với gần 90.000 vụ nổi loạn, đình công, biểu tình và tổng biểu tình được báo cáo hàng năm. Những bất mãn này sẽ còn trầm trọng hơn trong thời buổi khó khăn.

Có lý do để cho rằng những thử thách từ sự vỡ mộng và bất bình từ tầng lớp trung lưu thành thị, giới sinh viên đã tốt nghiệp và dân nhập cư thất nghiệp sẽ là mối đe doạ chính cho quyền lực lãnh đạo của đảng. Nếu những nhóm người này thực sự hợp lực với nhau để tạo thành một liên minh mạnh mẽ thì số phận của đảng chính trị cầm quyền lâu nhất thế giới sẽ thật sự đối diện với một nguy cơ nghiêm trọng. Nhưng điều này sẽ không xảy ra. Kịch bản về một cuộc cách mạng như trên đã bỏ qua hai lực lượng quan yếu đang ngăn cản việc thay đổi chính trị ở Trung Quốc cũng như những hệ thống chính trị độc tài tương tự: khả năng đàn áp của chính quyền và sự đoàn kết của những người lãnh đạo.

Khủng hoảng kinh tế và bất an xã hội có thể làm cho việc cầm quyền của ĐCSTQ khó khăn hơn, nhưng chúng sẽ không làm cho đảng nới lỏng quyền lực đang có. Điểm qua các nước như Zimbabwe, Bắc Triều Tiên, Cuba và Miến Điện, ta thấy rằng lớp lãnh đạo đang kiểm soát quân đội và cảnh sát nếu tương đối đoàn kết sẽ có thể bám giữ được quyền lực qua việc sử dụng bạo lực, ngay cả khi phải đối diện với thất bại kinh tế trầm trọng. Trong khi ấy, việc mất đoàn kết trong giới ưu tú đang nắm quyền sẽ làm giảm thiểu khả năng áp chế và thường dẫn đến sự tận diệt của những kẻ cầm quyền.

ĐCSTQ đã chứng minh được khả năng tài tình của mình trong việc kiềm chế và đàn áp những chống đối xã hội triền miên và những phong trào phản kháng nhỏ. Chính quyền nắm trong tay nghành Công An Nhân Dân Vũ Trang, một lực lượng chống bạo động được huấn luyện đầy đủ và trang bị tận răng với quân số 250.000. Bên cạnh đó, ngành công an chìm của Trung Quốc là một trong những lực lượng có hiệu quả nhất trên thế giới, được hỗ trợ bằng một mạng lưới chỉ điểm khổng lồ. Và mặc dù mạng Internet có thể làm cho việc kiểm soát thông tin khó khăn, giới kiểm duyệt Trung Quốc vẫn phản ứng nhanh nhạy và rốt ráo để ngăn chận việc truyền tải những tin tức nguy hiểm.

Kể từ sau vụ đàn áp Thiên An Môn, chính quyền Trung Quốc đã tái chỉnh rất nhiều khả năng áp chế của mình. Việc phải đối phó với hàng chục nghìn vụ nổi loạn hàng năm đã làm ngành công an Trung Quốc trở thành một trong những lực lượng có kinh nghiệm nhất trên thế giới trong việc trấn áp và giải tán đám đông. Bộ phận an ninh quốc gia Trung Quốc đã dùng chiến thuật "triệt phá chính trị" vô cùng hiệu quả, nhanh chóng bắt giữ những người cầm đầu biểu tình và làm cho những người tham gia bị mất tổ chức, mất tinh thần và bất lực. Nếu điều kiện kinh tế xấu đi, dẫn đến tiềm năng bùng nổ chính trị, đảng sẽ tiếp tục dùng những biện pháp thử-và-áp-dụng để ngăn chặn những phong trào có tổ chức chống lại chính quyền.

Nếu bất an dân sự không phải là nguyên nhân thì điều gì sẽ là mối đe doạ thực sự cho việc tiếp tục cầm quyền của đảng? Câu trả lời rất có thể là việc mất đoàn kết trong thành phần ưu tú của quốc gia. Những người quan tâm đến nền "độc tài vững chắc" của Trung Quốc cho rằng việc đoàn kết trong giới đứng đầu là một trong những thành công lớn nhất của ĐCSTQ trong những thập niên gần đây, xem nó như là bằng chứng của ưu thế kỹ trị, không có những mâu thuẫn về tư tưởng, việc thiết lập một hệ thống đề bạt và hưu trí cho những nhân vật cao cấp, cũng như việc chuyển giao quyền hành êm ả từ Giang Trạch Dân sang Hồ Cẩm Đào.

Nhưng cũng có những lý do để hoài nghi về mối quan hệ quá hài hoà này -- những sắp xếp quyền lực được thực hiện trong giai đoạn kinh tế thịnh vượng thường bị đổ vỡ khi gặp khủng hoảng.

Tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc hiện thời là một mối quân bình mỏng manh giữa những liên minh khu vực, thành phần, và những nhóm lợi ích, và điều này sẽ dễ gây ra bất đồng. Dưới con mắt của đa số phương Tây, Trung Quốc đã may mắn có được những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, có khả năng và kiên quyết. Nhưng đối với bản thân các nhà lãnh đạo Trung Quốc thì hiện tình có vẻ không như thế. Họ có lý lịch và quá trình lãnh đạo vô cùng giống nhau. Không có cá nhân nào nổi bật so với những người khác trong việc thể hiện tài lãnh đạo, tầm nhìn hoặc khả năng làm việc -- có nghĩa là không ai vượt quá giới hạn thử thách, trong khi hậu trường chính trị được dành cho việc thi đua để chiếm thế thượng phong.

Cho đến nay, chất keo thật sự dùng để kết nối ĐCSTQ là một hệ thống ban phát khổng lồ được bảo đảm bởi một giai đoạn dài khi kinh tế phát triển. Chính quyền đã dùng nguồn tài chính của mình để cân bằng những quyền lợi trong nước, làm hài lòng những tầng lớp khác nhau và mua chuộc những thành phần ưu tú trong xã hội Trung Quốc. Nhưng hệ thống ban phát này thì quá tốn kém -- chỉ riêng chi phí hành chính cũng đã chiếm hơn 20% ngân sách của chính phủ Trung Quốc, và hơn 40% GDP của Trung Quốc có từ những đầu tư vào tài sản cố định như kho bãi và công xưởng -- một lĩnh vực chủ yếu do nhà nước quản lý và chứa đầy rẫy những ưu tiên. Nói một cách khác, thành phần lãnh đạo ưu tú thiếu lập trường tư tưởng của Trung Quốc đã gắn bó với đảng chỉ vì nó đã chịu chi trả cho họ. Nhưng khi tình hình kinh tế khó khăn làm chấm dứt việc ban phát dễ dãi này thì không thể tiếp tục ỷ lại vào sự ủng hộ và trung thành của thành phần ưu tú đối với chính quyền.

Hiện tượng bất ổn trong xã hội đang lên cao có thể chưa đủ để đánh đổ quyền lực của đảng, nhưng có thể đủ để hấp dẫn một số thành viên của tầng lớp ưu tú lợi dụng tình hình để chiếm lấy ưu thế chính trị riêng cho mình. Việc mặc cả chính trị này có thể dùng yếu tố dân tuý để làm suy yếu đối thủ của họ và trong quá trình ấy, tạo ra những chia rẽ trong mối đoàn kết của nội bộ lãnh đạo cao cấp của đảng.

Những phản đối từ thành phần ưu tú có thể dẫn đến tình trạng bối rối và suy sụp ngay bên trong bộ máy áp chế của nhà nước Trung Quốc, làm giảm thiểu khả năng quản chế bất an xã hội và từ đó tạo ra một quá trình tuần hoàn dữ dội với những sự kiện có thể dẫn đến quá trình phát triển bị tê liệt.

Điều này có nghĩa là ĐCSTQ sẽ bị diệt vong? Vẫn chưa. Chính quyền đã thành công khi trải qua những giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng, và ngay cả những căng thẳng bên trong giới lãnh đạo cao cấp cũng chỉ có thể đưa đến những hệ quả ít hơn là việc thay đổi chính quyền. Nhưng khi sự trì trệ kinh tế vẫn đang tiếp tục thì ảnh hưởng chính trị ở Trung Quốc rất có thể xảy ra -- và những thay đổi ấy đều có khuynh hướng xảy ra từ bên trên hơn là từ phía dưới.

Nguồn: www.foreignaffairs.com
Tags: mỹ đãratay.thànhlũycuốicủacsvnđãlunglay
Tuesday April 7, 2009 - 07:06pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Lập cáo trạng vi phạm nhân quyền đưa csvn ra tòa án O.T
Lập cáo trạng vi phạm nhân quyền đưa csvn ra tòa án O.T magnify
Hội thảo về Nhân Quyền VN bị vi phạm trầm trọng - Lập cáo trạng đưa ra Liên Hiệp Quốc

medium_NVHN-090405-HoiThao 1.jpg

Các thuyết trình viên trong cuộc hội thảo về sự vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Từ trái qua là Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Hùng, Luật Sư Lâm Chấn Thọ, ông Phạm Trần Anh.

medium_NVHN-090405-HoiThao 2.jpg

Bản Cáo Trạng, tiếng Việt và tiếng Anh, tố cáo Cộng Sản Việt Nam vi phạm nhân quyền có hệ thống và có tổ chức do Ủy Ban Khiếu Kiện soạn thảo.



Nguyên Huy/Người Việt

Garden Grove (NV) - Ba tổ chức gồm Cộng Ðồng Việt Nam Nam Cali (phía ông Nguyễn Tấn Lạc), Hội Cựu Tù Nhân Chính trị và Tôn Giáo Việt Nam và Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam vừa phối hợp tổ chức tại Thư Viện Việt Nam trong thành phố Garden Grove một buổi hội luận về tình trạng nhân quyền Việt Nam bị vi phạm trầm trọng, có tổ chức và hệ thống bởi nhà cầm quyền CSVN. Ðồng thời cũng phổ biến Bản Cáo Trạng tố cáo những vi phạm có hệ thống và tổ chức của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đang diễn ra trầm trọng ở trong nước.

Ðại diện của Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ và Nhân Quyền Việt Nam, cựu Thiếu Tướng Lý Tòng Bá đã giới thiệu ba thuyết trình viên trong cuộc hội thảo này. Thứ nhất là ông Phạm Trần Anh, một cựu tù nhân chính trị bị Cộng Sản giam giữ tới 27 năm hiện là thành viên của Hội Cựu Tù Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam có hoạt động ở trong nước. Thứ hai là Luật Sư Lâm Chấn Thọ, đến từ Canada, thành viên của Ủy Ban Khiếu Kiện vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Thứ ba là Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Hùng, từ Cộng Hòa Liên Bang Ðức qua.

Trong gần nửa tiếng đồng hồ, ông Phạm Trần Anh đã cụ thể nêu ra những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN, xét cả trên luật pháp CSVN và trên thực tế hiển nhiên ở trong nước. Ông Phạm Trần Anh đã phân tích những điều khoản trong luật pháp CSVN qui định những hạn chế có tổ chức và hệ thống để kết luận rằng CSVN đang vi phạm trầm trọng nhân quyền của toàn dân trong nước, bất kể đến bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc mà CSVN đã long trọng công nhận khi được nhận vào tổ chức quốc tế này. Ông Phạm trần Anh cũng đưa ra những danh sách mà ông sưu tầm được gồm 130 tù nhân chính trị bị CSVN xử tử hình, 99 tù nhân chính trị và tôn giáo đang bị CSVN giam giữ, 35 tù nhân lương tâm của khối 8406 đang bị cầm tù, không được xét xử và đang bị truy nã... Tất cả những phân tích và những danh sách trên đã được thu góp vào trong “Bản Cáo Trạng” tố cáo trước dư luận trong và ngoài nước việc đảng CSVN, nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã vi phạm nhân quyền có tổ chức và có hệ thống. Bản Cáo Trạng này đã được soạn thảo bởi Ủy Ban Khiếu Kiện.

Luật Sư Lâm Chấn Thọ trong phần thuyết trình của mình đã thông báo về Quyết Nghị số 1503 của Hội Ðồng Nhân Quyền thuộc Liên Hiệp Quốc được tu chỉnh vào năm 2007 cho phép nhóm nạn nhân được nêu lên những vi phạm nhân quyền có tính cách nhất quán, liên tục và thực tế.

Luật Sư Lâm Chấn Thọ cho biết ông đã nghiên cứu về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, về nội dung bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của LHQ và Nghị Quyết 1503 của Hội Ðồng Nhân Quyền/LHQ. Ông thấy rằng tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam đã có dư điều kiện để chúng ta có thể đưa vấn đề, sự việc ra trước LHQ. Tuy nhiên, theo Luật Sư Lâm Chấn Thọ thì bản “Cáo Trạng” này được soạn thảo với mục tiêu chính trị nên cần phải soạn thảo lại cho phù hợp với tinh thần Nghị Quyết của Hội Ðồng Nhân Quyền/LHQ. Luật Sư Lâm Chấn Thọ cũng cho biết cung cách làm việc của hội đồng này, những giai đoạn cứu xét và hiệu quả sau đó, là sự vi phạm có thể bị mang ra xét xử, bị nêu lên trước diễn đàn LHQ, hoặc bị theo dõi bởi một đặc sứ của LHQ tại quốc gia có sư vi phạm này.

Trong dịp này Luật Sư Lâm Chấn Thọ cũng tâm tình rằng ông là một thành phần sinh viên du học trước đây, không phải chịu cảnh đọa đầy của Cộng Sản như các chiến sĩ VNCH nên nay thấy phải đóng góp sức mình vào công việc chung này. Ông hứa sẽ liên lạc với các tổ chức, đoàn thể để cùng tiến hành công việc mang lại tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Hùng, một trí thức Việt Nam còn trẻ, cho biết ông đã từng về Việt Nam để mong đóng góp sức mình vào công cuộc phục hưng đất nước. Nhưng ông đã nhanh chóng nhận ra rằng nhà cầm quyền CSVN không muốn cho ông làm theo ý mình là giúp cho các sinh viên biết hãnh diện về dân tộc trong cuộc phục hưng đất nước mà ngược lại đàn áp những đòi hỏi tự do, dân chủ nhân quyền của người dân trong nước. Do đó ông đã từ chối cộng tác với nhà cầm quyền trong những buổi hội thảo quốc tế về kinh tế và đã gia nhập cuộc đấu tranh với Linh Mục Nguyễn Văn Lý.

Theo Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Hùng thì sở dĩ 5 nước sau Ðệ II Thế Chiến phục hồi nhanh chóng được như Ðức (Tây Ðức), Nhật, Ðài Loan, Nam Hàn, Do Thái, đó là vì cái tinh thần dân tộc chứ không là gì khác. Nên Việt Nam, muốn nhanh chóng phục hồi được đất nước, tuổi trẻ Việt Nam phải biết kiêu hãnh về dân tộc mình, phải tạo được uy tín dân tộc trước thế giới như Nhật Bản. Trước tình trạng dân chúng nhiều nơi trong nước đã mạnh mẽ phản ứng với nhà cầm quyền, không còn sợ hãi như trước thì hải ngoại chúng ta phải chứng tỏ cho trong nước biết chúng ta là hậu phương vững chắc cho mọi cuộc đấu tranh ở trong nước. Mặt khác chúng ta ở hải ngoại có đủ phương tiện và cơ hội nói lên với thế giới tình trạng nhân quyền Việt Nam bị vi phạm trầm trọng, chúng ta không thể ngồi yên nữa. Bởi chính chúng ta là những người có đủ uy tín nhất nói lên tình trạng này.

Vẫn theo Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Hùng thì ông kêu gọi đồng bào hải ngoại hãy:

- Ðưa các bản cáo trạng bằng tiếng Anh này đến các vị dân cử của mình.

- Thông tin về quốc nội những nỗ lực tranh đấu của cộng đồng người Việt hải ngoại, tạo cho họ niềm tin được hỗ trợ.

- Thăm hỏi, giúp đỡ các nạn nhân, các chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ ở trong nước.

- Sưu tầm và đóng góp những trường hợp vi phạm nhân quyền ở trong nước gửi về cho Ủy Ban Khiếu Kiện (địa chỉ xin xem ở cuối bài).

- Tổ chức ra một Trung Tâm Sưu Tầm, bước đầu cuộc tranh đấu pháp lý và cụ thể.

Buổi hội luận sau đó đã được hai cựu luật sư Trần Sơn Hà và Ðoàn Thanh Liêm điều hợp để lắng nghe mọi ý kiến đóng góp vào công cuộc tranh đấu này. (N.H.)

nguồn : anhduong.info/index

Tags: lậpcáotrạngviphạmnhânquyềnđưacsvnratòaáno.t
Tuesday April 7, 2009 - 06:11pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Thư gởi bạn tù cũ


-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*










Thân tặng pilotnguyen , trùm sò đại đế ,

gió…win ,không phải nhà báo văn hải ,

trongbienbui cùng các ban ngu công…

Thư gởi: BẠN NTN , thằng tù cai lậy đồng tháp .

Khóa học làm người 1980.


34 năm mang thân làm nô lệ

Tưởng nệ lệ ai , lại nô lệ thằng tàu

ngở thằng tàu ở xa, nó ở cạnh nhà tao

sáng nào cũng nghe nó nói

“ tiểu lụ mụ “

hoàng trường sa là của thằng cha nó.

tức ói máu nhưng tao không xin xỏ

đất nước của ông bà phải trả lại dân tao

Còn cái lũ bán nước theo tàu

Để đó tao sẽ tính sau

Khi đất nước không còn bóng giặc

Mày ở xứ người no cơm ấm cật

Có biết nước mình dân khổ lắm không ?

Viết cho mày viết mãi chẳng xong

Cái thằng “ chó “ ra đi là mất biệt

Sao chẳng gởi cho tao “ đồ chơi “ thứ thiệt

Vài trăm đô làm gì ? nhậu nhẹt cho vui ?

Mày dám nhậu không ? khi vận nước tối thui.

Dám dắt gái lên giường khi mẹ già không tiền mua thuốc uống ?

Văn hoa con mẹ gì , để đi cua gái

Dắt đĩ về nhà bàn chuyện nước non !?

Thôi ! chổ bạn bè tao lạy mày ba lạy

Mày cứ giàu ăn cơm rồi uống rượu

Còn tao nghèo đóng cửa ngủ trừ cơm .

Giỡn mặt “ chính quyền “

Nguoithichdua.