Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2009

bài lưu trữ bên blog giỡn mặt " chính quyền f 2

thí điểm thi tuyển lãnh đạo? nói chơi hay nói giỡn .


ĐẤU TRANH CHO MỘT VIỆT - NAM KHÔNG CỘNG SẢN
BAOTOQUOC.COM

-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*




những con khỉ vườn bách thú ba đình
binh lính của hồ cẩm đào , chắc cũng có vài thằng liếm gót giày MỸ.


HÌNH PHẠT CHO KẺ NÓI DỐI LÀ KHI NÓ ĐƯA TAY LÊN THỀ RẰNG :

NÓ NÓI DỐI NGƯỜI TA CŨNG KHÔNG TIN , MẶC DÙ NÓ NÓI THẬT.

CÒN TIN CỘNG SẢN LÀ TỰ SÁT .

nguoithichdua
giỡn mặt " chính quyền "

-*-*-*-*-*-*-

Tin Việt Nam
10.4.09


Đảng CSVN chuẩn bị thay máu hay chỉ là chuyển giao cho thế hệ hậu duệ?
Sẽ thí điểm thi tuyển một số chức vụ lãnh đạo
(LĐ) - Theo kế hoạch thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020, Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu, cán bộ diện Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý ở độ tuổi dưới 45 chiếm 20-25%, 30-35% có trình độ trên đại học, 100% có trình độ cao cấp, cử nhân chính trị, cán bộ nữ chiếm 25-30%.
Về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn: 55% có trình độ chuyên môn đại học; độ tuổi dưới 45 chiếm 65-70%, cán bộ nữ chiếm 30%. TP sẽ đổi mới tư duy, cách làm trong từng khâu của công tác cán bộ với 6 điểm nhấn. Trong đó, ngoài việc tập trung đổi mới công tác đánh giá cán bộ, phương pháp, cách thức kiểm điểm tự phê bình và phê bình, TP sẽ đổi mới công tác tuyển chọn, bố trí, phân công, điều động cán bộ từ những cuộc thí điểm.
TP xác định sẽ làm tốt chế độ miễn nhiệm, từ chức, cho thôi việc để thay thế kịp thời những cán bộ năng lực và phẩm chất yếu kém, vi phạm kỷ luật, không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín. Ban Tổ chức Thành uỷ sẽ khẩn trương xây dựng các quy chế về thực hiện thí điểm việc thi tuyển vào một số chức vụ lãnh đạo sở, ngành; quy chế lấy ý kiến quần chúng đánh giá cán bộ.
Ông Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành uỷ - cho biết, TP sẽ xem xét bổ nhiệm các chuyên gia đầu ngành về làm việc ở những lĩnh vực trọng yếu của TP.
T.Huyền


Kế hoạch hoãn binh để chờ chỉ thị của quan thày Trung Quốc:
Chính phủ sẽ xem lại hiệu quả kinh tế bô-xít Tây Nguyên
- Kết luận hội thảo khoa học về các dự án bô xít Tây Nguyên ngày 9/4, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo tiếp tục triển khai thí điểm dự án Tân Rai trên cơ sở tăng cường giám sát. Riêng dự án Nhân Cơ, Chính phủ phải đợi có báo cáo tác động môi trường bổ sung mới có thể xem xét triển khai tiếp. Chính phủ cũng sẽ điều chỉnh quy hoạch ngành bô xít và đánh giá lại hiệu quả kinh tế của các dự án này.
Đây cũng là kiến nghị của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật (VUSTA) cùng nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới chuyên gia độc lập có mặt tại hội thảo.

Không phát triển với bất cứ giá nào
Với 11 báo cáo khoa học và 23 ý kiến thảo luận, các đại biểu đã cùng mổ xẻ hiệu quả kinh tế, tác động môi trường – văn hóa – xã hội của các dự án bô xít Tây Nguyên.


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: "Không thể phát triển bằng mọi giá". Ảnh: Giang VT

Qua hội thảo, có thể thấy còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến chương trình bô-xít Tây Nguyên. Mặc dù việc nghiên cứu triển khai đã bắt đầu từ năm 1990 ở Tân Rai, nhưng sau mấy chục năm vẫn còn nhiều ý kiến khác biệt, liên quan đến công nghệ, hiệu quả kinh tế và thị trường, Phó Thủ tướng nhận xét.
Ông Hoàng Trung Hải khẳng định, chủ trương phát triển ngành công nghiệp khai thác bô xít, sản xuất alumina ở nước ta là đúng đắn và được thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 10. Việt Nam có nguồn tài nguyên bô xít lớn, có tiềm năng đề hình thành ngành công nghiệp khai thác, sản xuất alumina lớn.

“Tuy nhiên, không thể phát triển bằng mọi giá. Để phát triển thành công các dự án bô xít cần có giải pháp quản lý, thực hiện chặt chẽ và hiệu quả và không để tiềm năng này biến Tây Nguyên thành đói nghèo”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đánh giá lại hiệu quả kinh tế của các dự án
Nhiều đại biểu nghi ngại hiệu quả kinh tế của các dự án. Trong phần phản biện của TS. Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Dự án Nhôm của Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam chứng minh, dự án Tân Rai và Nhân Cơ sẽ không hiệu quả khi chỉ cần một trong những trường hợp sau thay đổi:
- Tăng thuế xuất alumin lên trên 5% (hiện nay theo quy định là 20%).
- Tăng phí môi trường > 15000 VNĐ (hiện nay theo quy định là 30000 VNĐ)/tấn quặng nguyên khai.
- Tăng phí hoàn nguyên phục vụ môi trường > 25000 VNĐ/tấn quặng nguyên khai (hiện nay theo quy định là 50000VNĐ/tấn quặng nguyên khai).
- Giảm giá bán alumin xuống dưới 5% so với giá dự báo của CRU (giá bán alumin bình quân giảm xuống dưới 310 USD/tấn) (giá hiện nay là 250 USD/tấn).
Phó Thủ tướng ghi nhận, hiện vẫn còn rất nhiều ý kiến tranh cãi về hiệu quả kinh tế của dự án. Ông giao Bộ Công thương phối hợp với các bộ ngành liên quan đánh giá lại trên cơ sở dự báo mới.
“Nếu lỗ thì nhất định không làm. Có người nói hiệu quả phải tính trên dài hạn, nhưng dù dài hay ngắn hạn cũng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế”, ông Hải cam kết.
Trước phản biện của các nhà khoa học về rủi ro kinh tế và tính khả thi của dự án đường sắt, Phó Thủ tướng cho rằng: Đây là vấn đề lớn cần được xem xét kỹ lưỡng. Dự án đường sắt Tây Nguyên-Bình Thuận hiện nay đang ở giai đoạn lập báo cáo đầu tư, còn nhiều vấn đề chưa rõ, cần xem xét trong cân đối chung tài chính và đầu tư quốc gia.
Nếu thực hiện đường sắt ảnh hưởng đến các tính toán kinh tế của dự án bô xít thì phải làm lại và có giải pháp xử lý.

Điều chỉnh cập nhật quy hoạch bô xít
Trước yêu cầu của các nhà khoa học phải cập nhật và thời sự hóa quy hoạch ngành bô xít trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, giá alumina trên thị trường sụt giảm mạnh, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chia sẻ: Quy hoạch bô xít được chuẩn bị trong điều kiện kinh tế thế giới, khu vực phát triển nhanh, nhu cầu nhôm tăng nhanh, do đó dự kiến sản lượng lớn quá tham vọng.
Đến nay, do khủng hoảng, các ngành đều phải xem xét, điều chỉnh lại quy hoạch theo con số dự báo mới. Việc điều chỉnh quy hoạch là cần thiết. Nếu không điều chỉnh mà vẫn tiếp tục dự án thì sẽ không hiệu quả.
Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ xin tiếp thu, và giao Bộ Công thương cập nhật lại với điều kiện hiện nay, nhất là phải có báo cáo môi trường chiến lược.


Đại diện nhà thầu Chalco (Trung Quốc) thuyết trình về công nghệ cho hai dự án. Ảnh: Giang VT
(ghi chú của Viettin: đại diện nhà thầu hay đại diện của Tình báo TQ?)

Theo ông Hải, các dự án bô xít lớn đều trong giai đoạn nghiên cứu chuẩn bị dự án. Với những dự án có sản lượng 1-2 triệu tấn alumina/ năm sẽ phải trình xin ý kiến Quốc hội.
Tuy nhiên, Dự án Alumina Tân Rai và Nhân Cơ chỉ là các dự án thí điểm để tìm hiểu công nghệ, thị trường. Dự án Tân Rai đã được nghiên cứu từ những năm 90, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi về công nghệ, môi trường v.v. Dự án Nhân Cơ cần phải lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM) điều chỉnh và trình duyệt trước khi triển khai thực hiện.
Trước băn khoăn của nhiều đại biểu về việc phát triển dự án theo tư duy ngắn hạn, nhiệm kỳ, Phó Thủ tướng khẳng định, các dự án đều có quá trình chuẩn bị dài, và triển khai trong 30-50 năm.
Ông cũng thừa nhận, không chỉ với quy hoạch bô xít, mà với nhiều ngành, quy hoạch của chúng ta chưa đáp ứng về đánh giá tác động môi trường chiến lược, do chúng ta chuyển từ phát triển không có quy hoạch sang phát triển có quy hoạch. Điều này được Phó Thủ tướng lí giải là do thiếu vốn lập quy hoạch cũng như cơ quan tư vấn để thực hiện.
“Quy hoạch vẫn đang là vấn đề bất cập của Việt Nam mà Chính phủ đang chỉ đạo chỉnh sửa. Hơn nữa, ta lại phải quy hoạch lại quy hoạch, vì nhiều quy hoạch chồng chéo, không cần thiết và dàn trải”, ông Hoàng Trung Hải cho biết.

Tăng giám sát để nói đi với làm
Trước những quan ngại của các nhà khoa học về việc mất rừng, chiếm đất và chất lượng công nghệ, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hai chỉ đạo tăng cường giám sát, phải đảm bảo hiệu quả mong muốn.
Diện tích chiếm đất của 2 dự án thí điểm không lớn (Tân Rai chỉ chiếm 0.29% diện tích của Lâm Đồng và Nhân Cơ là 1.53% diện tích của Đắk nông); số hộ phải di dân không nhiều, nhưng vấn đề tác động môi trường đối với diện tích còn lại, đất nông nghiệp và đất sinh hoạt cần tính toán kỹ, có giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện. Chủ đầu tư phải có kế hoạch lấy đất và hoàn thổ cụ thể để các cấp, các ngành thực hiện giám sát.
Nhà văn Nguyên Ngọc, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và nhiều nhà khoa học nghi ngại: các nhà đầu tư đều nói những điều hay về xử lý môi trường, công nghệ nhưng trải nghiệm thực tế của Việt Nam lại khác. Vedan khi xây nhà máy cũng có những luận điểm để thuyết phục, nhưng DN tìm lợi nhuận là chính, trong khi năng lực kiểm tra, giám sát của ta quá yếu kém.

Chia sẻ mối lo trên, Phó Thủ tướng cho rằng, vấn đề quan trọng là khả năng thu xếp tài chính, cân đối hiệu quả kinh tế của dự án, tính nghiêm túc của việc triển khai thực hiện và cần giám sát chặt chẽ.
“Hiện nay nhiều khu công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải, hoặc có mà không vận hành hoặc chỉ vận hành khi có kiểm tra. Vấn đề không nằm ở công nghệ nào, công nghệ có xử lý được hay không mà phải thực hiện giám sát để thực hiện đúng luật môi trường”.
Về vấn đề văn hóa, bản sắc dân tộc, ông Hoàng Trung Hải ghi nhận quan ngại của các nhà khoa học, nghiên cứu rằng những giải pháp đưa ra chưa thật sự an tâm. Phó Thủ tướng khẳng định, vấn đề này quan trọng hơn hiệu quả kinh tế. Cần có sự giám sát chặt chẽ trong quá trình di dân, tái định cư, đền bù đất đai, đào tạo chuyển đổi nghề, di dân theo nhóm, bản làng v.v.
Kết quả hội thảo sẽ được tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã có thư gửi hội thảo.
Phương Loan



Với "chiến lược vĩ mô" là làm giầu bằng mọi thủ đoạn. Bóp miệng, móc túi là chủ trương của Đảng và Nhà Nước CSVN:
Quảng Ninh: Dân nghèo mua điện giá cao
TP - Theo thống kê của Điện lực Quảng Ninh, không được mua điện trực tiếp từ nhiều năm nay, hơn 90.000 hộ dân trong đó phần lớn là những nông dân sống tại các xã vùng sâu vùng xa phải mua điện với giá cắt cổ nhưng chất lượng điện thì mỗi nơi mỗi kiểu…
Lưới điện thôn Hà Chanh xuống cấp, điện áp thấp, người dân mua điện giá trên trời
Có cũng như không
Từ nhiều năm nay, người dân Thôn Hà Chanh, Cộng Hòa, TX Cẩm Phả (Quảng Ninh) vẫn phải mua điện qua trung gian là HTX Dịch vụ Cộng Hòa.
Mỗi hộ dân có một đồng hồ đo điện riêng nhưng tất cả lại nằm trong một đồng hồ tổng của HTX được đấu nối với trạm biến áp xã cách thôn Hà Chanh gần năm km.
Lưới điện không đảm bảo tiêu chuẩn nên dân phải chịu cả chi phí hao tổn đường dây được tính vào giá điện vì vậy giá điện đội lên với mức khó tin.
Tại đầu nguồn, giá điện ở mức 1.300 – 1.500/kw/h. Tại xóm Cây Thang cách trạm biến áp khoảng bốn km giá điện trung bình là 2.500 đồng/kw/h. Có tháng, có hộ phải đóng 2.900 đồng/kw/h…
Anh Bàng Văn Hồng, 23 tuổi trú tại xóm Thang, Hà Chanh cho biết, nhà anh muốn nấu cơm bữa tối bằng nồi cơm điện thì phải cắm nồi từ buổi trưa vì khi đó nhiều nhà không dùng điện cơm mới chín. Chỉ bóng đèn dây tóc, anh Hồng cho hay, có buổi tối bóng đèn chỉ lập lòe.
Phải dùng đèn sợi đốt vì bóng đèn neon không thể sáng được và thường xuyên cháy vì điện quá yếu… Nhà bố đẻ anh là Bàng Văn Hòa có tủ lạnh để mốc vì không dùng được. Nếu giữ lại các bóng đèn neon cháy thì bây giờ phải có vài bó to…
Chị Liêu Thị Lan vừa được nhà nước bồi thường tiền đất xây nhà mới, mua tivi nhưng chỉ để làm cảnh vì điện yếu quá. Chị bảo không dám dùng điện vì để dành một cái bóng đèn nhỏ cho con học bài. Mặc dù hoa màu không có nước tưới nhưng mua máy bơm về vẫn bó tay.
Sẽ sớm tiếp nhận lưới điện hạ áp
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Hoàng Văn Độ, Phó Giám đốc Điện lực Quảng Ninh, cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn nhiều nơi dân vẫn chưa được mua điện trực tiếp từ ngành điện và phải chịu giá điện vô lý vì phải trả tiền hao tổn đường dây mà không biết kêu ai, trong khi đó chất lượng rất thấp.
Hiện trạng trên không chỉ có ở xã Cộng Hòa (Cẩm Phả) mà còn có tại chín xã khác trên địa bàn tỉnh… Ông Độ khẳng định, giá điện nông thôn theo quy định của UBND tỉnh Quảng Ninh đối với một số xã là 735 đồng/kw/h.
Nhiều nơi thu tiền của dân quá cao là không đúng quy định. Trong khi đó lưới điện không được thường xuyên tu sửa, xuống cấp và nhiều nơi có điện cũng như không...
Điện lực Quảng Ninh đang tiến hành chủ trương của Điện lực Việt Nam (EVN) là tiếp nhận quản lý lưới điện hạ áp nông thôn và đã tiếp nhận xong lưới điện hạ áp nông thôn của huyện Bình Liêu, Vân Đồn, Ba Chẽ.
Theo báo cáo của Sở Công Thương Quảng Ninh, thời gian gần đây, tổn thất điện năng của mạng lưới hạ áp nông thôn tăng cao do phụ tải tiêu thụ không ngừng tăng nhưng hệ thống lưới điện lại không được các HTX, các tổ chức bán điện trực tiếp cho dân đầu tư nâng cấp cải tạo. Nhiều tổ chức quản lý điện nông thôn không thực hiện đúng các quy định về quản lý giá điện mà bán điện theo giá bậc thang, bán điện qua nhiều cấp (qua công tơ cụm)… do vậy giá điện tới người tiêu thụ cao mà điện áp thấp…
Thành Duy


Giáo Dục & Đào Tạo là một Bộ vô tích sự nhất tại VN, vì được điều hành bởi những tên ngu dốt nhất. Đứng đầu của những tên ngu này là Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng, kiêm Phó Thủ Tướng. Vì ngu dốt, chúng đã nặng nề hóa, hình sự hóa, phức tạp hóa tất cả mọi chương trình Giáo Dục & Đào Tạo để đưa đến tình trạng hoảng loạn cho thế hệ thanh, thiếu niên VN vì đã "bị nhồi nhét" những kiến thức sai lạc từ sách giáo khoa, từ những gì học được ở trường. Rồi đây, những thế hệ này sẽ phải "cải tạo kiến thức" để điều chỉnh lại nhận thức cho đúng. Đây quả là một kế hoạch: "Trăm năm hại người" do HCM đề ra
Đã có tài liệu hướng dẫn giảm tải SGK tiểu học
TP - Bộ GD&ĐT vừa ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng các môn ở bậc tiểu học, thực chất là tài liệu hướng dẫn giảm tải sách giáo khoa (SGK).
Học sinh trường tiểu học Đoàn Thị Điểm / Ảnh: Quý Hiên

Về vấn đề này, ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết:
Sau khi rà soát nội dung chương trình và sách giáo khoa, lãnh đạo Bộ GD&ĐT chỉ đạo Vụ Giáo dục Tiểu học biên soạn tài liệu giảm tải. Phải làm điều này bởi chúng ta chỉ có một bộ sách giáo khoa cho học sinh tiểu học cả nước sử dụng. Trong khi đó mặt bằng trình độ giáo viên và đặc biệt là học sinh không đồng đều.
Vì thế, cũng một nội dung ấy trong sách giáo khoa đối với vùng thuận lợi là dễ, phù hợp; với vùng khó khăn thấy nặng, khó. Để cũng một bộ sách giáo khoa ấy nhưng sử dụng được với tất cả mọi đối tượng học sinh, giáo viên,
Bộ GD&ĐT cần có một hướng dẫn trong đó chỉ ra những nội dung nào trong sách giáo khoa là cơ bản, là cốt lõi để dạy cho tất cả mọi học sinh; nội dung nào là phần phát triển dành riêng cho những học sinh khá, học sinh ở nơi có điều kiện kinh tế xã hội phát triển hơn.
Cấu trúc tài liệu hướng dẫn này ra sao?Bao giờ thực hiện, thưa ông?
Chúng tôi biên soạn theo từng môn của từng lớp học. Mỗi cuốn từ 150 đến 160 trang và là của một lớp, trong đó có hướng dẫn cho tất cả các môn. Như vậy cả cấp học có năm cuốn (từ lớp 1 đến lớp 5). Đây là tài liệu dùng cho giáo viên. Các nội dung hướng dẫn được trình bày cụ thể ở từng tiết học.
Giáo viên trước khi tiến hành tiết dạy cần giở sách giáo khoa ra đối chiếu với chuẩn, từ đó xác định nội dung nào là cốt lõi, nội dung nào là phát triển thêm. Bộ GD&ĐT chỉ đặt yêu cầu: Làm sao để tất cả học sinh được học theo chuẩn. Còn phần phát triển là tùy từng địa phương, Bộ không yêu cầu.
Cuốn tài liệu này đã được NXB Giáo dục phát hành từ khoảng một tháng nay. Theo tôi biết, tài liệu đã được phổ biến tới từng giáo viên. Chúng tôi chỉ đạo, hễ lúc nào giáo viên có tài liệu là có thể thực hiện giảm tải luôn. Việc kiểm tra đánh giá từ nay tới cuối năm học sẽ căn cứ vào hướng dẫn thực hiện chuẩn.
Được biết, cách đây khoảng ba năm, bà Đặng Huỳnh Mai khi đó còn là Thứ trưởng Bộ GD&ĐT ký một văn bản chỉ đạo thực hiện giảm tải?
Hồi đó, Bộ chủ trương giảm tải nhưng chưa có quy định rõ ràng, cụ thể. Bộ chỉ đưa ra quy định khung, tùy các địa phương thực hiện. Nhưng các địa phương cho rằng Bộ chỉ đạo chung chung quá nên khó thực hiện. Tài liệu hướng dẫn này nhằm cụ thể hoá chủ trương giảm tải của Bộ.
Cảm ơn ông!
Quý Hiên
(Thực hiện)



Thành tích của những tên ngu dốt trong Bộ Giáo Dục & Đào Tạo:
Chỉ 66% trường THCS có nhà vệ sinh và nước sạch
TPO - Theo kết quả kiểm tra của Bộ GD&ĐT tại 14 tỉnh, thành, 66% trường THCS có công trình vệ sinh và nước sạch hợp vệ sinh. Tỉ lệ này ở các trường mầm non đạt 68%; tiểu học: 78% và THPT: 88%.
Nhà vệ sinh ở nhiều trường học là nỗi khiếp sợ của học sinh. Ảnh minh họa: Thanh Niên.
Kết quả kiểm tra phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại một số tỉnh thuộc bảy vùng thi đua cho thấy, rất nhiều trường ở cả bốn bậc học mầm non, tiểu học, THCS và THPT chưa có nhà vệ sinh và nước sạch.
“Công trình vệ sinh chưa đủ và việc giữ vệ sinh công cộng còn nhiều điều đáng phàn nàn…” - thông báo kết quả kiểm tra ở phần “một số điểm cần khắc phục” của Bộ GD&ĐT nêu.
Ở bậc học mầm non, trong tổng số 205 trường học của tỉnh Hòa Bình, 166 trường được đánh giá là có công trình vệ sinh và công trình nước sạch hợp vệ sinh. Phú Thọ: 124/303 trường; Thái Bình: 214/299; Thanh Hóa: 339/646; Nghệ An: 168/504 trường.
Tỉnh Bình Dương chỉ có 119/245 có công trình vệ sinh và nước sạch, trong khi con số này của Cần Thơ chỉ là 72/105.
Ở tiểu học, những tỉnh có ít trường đảm bảo công trình vệ sinh và nước sạch hợp gồm Phú Thọ với 174/303 trường; Nghệ An: 365/570 trường; Bạc Liêu: 81/154 trường.
Cũng theo thống kê này, gần 1.000 trường học THCS ở 14 tỉnh, thành chưa có công trình vệ sinh và nước sạch. Trong đó, Phú Thọ có 76/252 trường; Nghệ An: 116/445; Cà Mau: 46/107…
Xuân Mai


Ngân sách cho học sinh thì không có, nhưng ngân sách để xà xẻo thì dư thừa: Chỉ riêng một Tỉnh Thanh Hóa trong mấy ngày Tết vừa qua:
Hoàn trả 62 tỷ đồng chi sai chế độ hỗ trợ Tết
Tỉnh Thanh Hóa đã thu hồi gần 57,2 tỷ đồng và đang khẩn trương thu hồi hết số tiền chi sai chế độ chính sách trong tháng 4/2009 để hoàn trả ngân sách Trung ương.
Kết thúc kiểm tra việc chi trả kinh phí hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết tại 27/27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, Đoàn kiểm tra liên ngành Lao động - Thương binh xã hội và Tài chính tỉnh Thanh Hoá phát hiện sai phạm trên 61,961 tỷ đồng. Nhiều huyện đã chi sai chế độ chính sách đến trên dưới 4 tỷ đồng.
(Theo TTXVN)



Quê hương của Bác sao lắm tai ương?
Nghệ An: Công bố dịch tả lợn
Ông Nguyễn Thọ Cảnh, giám đốc sở NN&PTNT Nghệ An cho biết, chiều 9-4 UBND tỉnh đã công bố dịch tả lợn tại địa bàn xã Nghi Kim, huyện Nghi Lộc.
Ngày 4-4 khi phát hiện 47 con lợn của nhà ông Sửu ở xóm 6, xã Nghi Kim bị ốm, Chi cục thú y tỉnh và cơ quan thú y vùng 3 đã xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, kết quả cho biết đàn lợn dương tính với dịch tả.
Tiếp đến, ngày 8-4 có thêm năm con lợn của nhà ông Dũng ở xóm 10 cũng thuộc xã này bị dịch tả. Ngay sau khi phát hiện, toàn bộ số lợn bị dịch đã được tiêu hủy. Hiện cán bộ thú y đang tiến hành tiêm 2000 liều vắc xin phòng dịch cho đàn lợn ở Nghi Kim và phun hóa chất tiêu độc, khử trùng môi trường nuôi lợn tại địa phương này.
V.TOÀN


Những gì được gọi là Báu Vật Quốc Gia, khi lọt vào tay Nhà Nước, không biết sẽ là họa hay phúc?
Phát hiện bằng chứng lịch sử chủ quyền VN tại Hoàng Sa


Chủ nhân của bức sắc chỉ.


Một sắc chỉ của triều đình Nguyễn liên quan đến việc canh giữ quần đảo Hoàng Sa được gia tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, gìn giữ suốt 174 năm qua, nay trao lại cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh.
Hậu duệ của dòng họ Đặng, ông Đặng Văn Thanh, vừa lặn lội từ đảo Lý Sơn vào đất liền, đến thành phố Quảng Ngãi để trao di vật tổ tông cho lãnh đạo tỉnh. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch Quảng Ngãi, nói: "Quá vui mừng và bất ngờ khi tôi nhận được tư liệu quý này, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền VN đối với quần đảo Hoàng Sa". Đây là sắc chỉ của vua Minh Mạng (triều Nguyễn), phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức năm Ất Mùi 1835).

Qua phiên dịch của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Phó giám đốc thư viện, Viện Nghiên cứu Hán Nôm VN, sắc chỉ ghi rõ (bằng chữ Hán):

"Giao cho ông Võ Văn Hùng ở Lý Sơn chọn những thanh niên khỏe mạnh và giỏi nghề bơi, lặn để gia nhập đội thuyền, giao Đặng Văn Siểm (dòng họ ông Đặng Lên đang giữ tài liệu) lo kham việc đà công (người dẫn đường), giao Võ Văn Công phụ trách hậu cần".


Sắc chỉ còn thể hiện cách thức tổ chức của đội Hoàng Sa, thủy quân Hoàng Sa, phiên chế, cách tuyển chọn, thời gian xuất hành mà nhiều bộ chính sử và các tư liệu lâu nay chưa đề cập rõ.

Theo tiến sĩ Vũ, đây là sắc chỉ duy nhất còn nguyên vẹn bản gốc liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Sắc chỉ này là bằng chứng lịch sử khẳng định mỗi năm vua Minh Mạng đều cho thành lập một hải đội gồm các thợ lặn thiện chiến nhất ở Lý Sơn giong buồm đến Hoàng Sa để tìm hải vật và cắm bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo này. Triều đình từ thời đó cũng đã xác định đây là công việc rất quan trọng, được phối hợp chặt chẽ từ trung ương đến địa phương trong việc lập bản đồ, cắm mốc chủ quyền, trồng cây và bảo vệ Hoàng Sa.

Từ sắc chỉ này, theo nghiên cứu của giới sử học Quảng Ngãi, công việc bảo vệ Hoàng Sa thời xưa kéo dài suốt nhiều năm và rất nhiều hải đội người Việt đã nối tiếp nhau có mặt ở quần đảo Hoàng Sa. Không chỉ tộc họ Đặng mà ở huyện đảo Lý Sơn còn có các tộc họ Võ, Phạm, Nguyễn... cũng liên tiếp nhau đến Hoàng Sa - Trường Sa theo lệnh của triều đình. Tiến sĩ Diện cũng khẳng định sắc chỉ là một tờ lệnh rất quý giá, có niên đại vào năm Minh Mạng thứ 15. Các dấu ấn đóng trên văn bản cho thấy giá trị xác thực và tin cậy của tờ lệnh.


Ấn của vua được đóng trên sắc chỉ.


Ông Đặng Lên, chủ gia đình đang lưu giữ tờ lệnh của tổ tiên, kể, sắc chỉ đã truyền trong dòng họ từ nhiều đời nay và được 6 thế hệ lần lượt cất kỹ trong một hộp kín, hiếm khi được mở ra nên không biết nội dung nói gì. Chỉ đến dịp giỗ tộc Tết vừa rồi, cả dòng họ thống nhất photo tờ sắc chỉ gửi đến Sở Văn hóa nhờ dịch, mới biết tổ tiên từng tham gia bảo vệ chủ quyền đất nước ở Hoàng Sa. "Tộc họ chúng tôi rất tự hào về truyền thống tổ tiên giong buồm đến Hoàng Sa theo lệnh triều đình nên nay quyết định hiến tờ sắc chỉ cho quốc gia", ông Lên xúc động nói.
Theo ông, mới đây có người giả danh là cán bộ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi tìm đến gia đình ông để xin nhận tờ sắc chỉ. Tuy nhiên, khi liên lạc với Sở có xác nhận là không cử người đến nhà, gia đình ông Lên kiên quyết từ chối trao tư liệu này cho kẻ mạo danh.
Trao đổi với VnExpress.net ngày 9/4, ông Võ Xuân Huyện, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết, chính quyền địa phương đang chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường bảo vệ gia đình ông Lên cùng với bức sắc chỉ được xem là cứ liệu lịch sử quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Sáng cùng ngày, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã tiếp quản và bảo lưu tài liệu này. Sở cũng làm một phiên bản của sắc chỉ có chiều dài 1,5 mét, rộng 0,6 mét trong khung kính để ở nhà thờ họ Đặng tại Lý Sơn, đồng thời tặng giấy khen cho ông Đặng Lên.

Mấy ngày qua, câu chuyện về những người lính giong buồm đến Hoàng Sa được người dân Lý Sơn kể cho nhau nghe như những bản anh hùng ca. Theo lời kể của những người già trên đảo Lý Sơn, họ từng được nghe cha ông truyền miệng nhau về những chuyến giong buồm vượt biển đến Hoàng Sa gần 200 năm trước.
Theo ông Lên, trước khi giong buồm vượt biển Đông, các thành viên của hải đội Hoàng Sa được gia đình, họ tộc làm lễ "tế sống", gọi là Lễ khao lề tế (thế) lính Hoàng Sa. Lễ này thường diễn ra vào tháng 2 và 3 hằng năm ở đảo Lý Sơn. Mỗi người lính được tạc một hình nhân để thế mạng và chôn vào các ngôi mộ gió, bởi chuyến đi của họ giống như cuộc ra đi của tráng sĩ Kinh Kha - khó có ngày về.

Nội dung của sắc chỉ.

Ở Lý Sơn ngày nay, hầu như đi đến đâu cũng bắt gặp vô vàn những ngôi mộ gió này. Các hải đội Hoàng Sa ở Lý Sơn nối tiếp nhau đến Hoàng Sa - Trường Sa trên những chiếc ghe bầu được đóng bằng gỗ chò mà người xưa hay gọi là tiểu điếu thuyền. Ghe chỉ rộng khoảng 3m, dài hơn 10m, chở được 10 người. Nương theo chiều gió, ghe căng ba cánh buồm cùng với sức chèo đi khoảng ba ngày ba đêm thì đến đảo Hoàng Sa. Ngoài lương thực, nước uống được mang theo tạm đủ dùng trong 6 tháng, những người lính còn bắt cá, chim làm lương thực trong suốt chiều dài hải phận. Trước khi ra đi, các thành viên không quên mang theo bên mình một thẻ bài ghi rõ danh tính, quê quán, phiên hiệu hải đội. Mỗi người còn chuẩn bị một chiếc chiếu, dây mây, nẹp tre để lo hậu sự cho chính mình nếu không thể trở về đất liền.
Nhắc đến Hải đội Hoàng Sa, người Lý Sơn luôn khắc cốt ghi tâm những người anh hùng bất chấp hiểm nguy để cắm mốc, dựng bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, trồng cây cối, thu lượm hải vật ở quần đảo Hoàng Sa, trong đó có những người của tộc họ Phạm là Phạm Quang Ảnh và Phạm Hữu Nhật.
Theo gia phả lưu giữ tại gia tộc Phạm, vào triều Nguyễn, Phạm Quang Ảnh được phong làm cai đội Hoàng Sa. Ông lãnh quân ra đi rồi mãi mãi không về. Con cháu đắp nấm mộ chiêu hồn tập thể cho ông cùng 10 người lính của mình. Đến nay, ngôi mộ gió này vẫn còn được thờ tự ở thôn Đông, xã An Vĩnh.
Còn ông Phạm Hữu Nhật được phong làm Chánh đội trưởng suất đội, đã dẫn đầu một nhóm thuyền chở khoảng 50 người mang theo lương thực đủ ăn 6 tháng vượt biển đến Hoàng Sa. Ở từng điểm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, họ đều dừng lại cắm mốc, dựng bia chủ quyền ở đảo đó và đo đạc thủy trình, trồng thêm cây cối, thu lượm hải vật, rồi mới về tấu trình hoàn thành nhiệm vụ.
Không ai rõ Phạm Hữu Nhật đã đi bao nhiêu chuyến, nhưng có một điều chắc chắn rằng lần cuối cùng ông đi mãi không về. Gia đình, họ tộc đã phải an táng ông bằng nấm mộ chiêu hồn không có hài cốt. Tổ quốc cũng khắc ghi công ơn của ông bằng việc đặt tên Hữu Nhật cho một hòn đảo lớn nằm ở phía nam quần đảo Hoàng Sa. Một hòn đảo lớn trong nhóm đảo Lưỡi Liềm ở Hoàng Sa cũng được đặt tên Quang Ảnh để ghi nhớ công lao của Phạm Quang Ảnh- người đã từng đặt chân lên đảo này để khẳng định chủ quyền.
Giới nghiên cứu sử học tại Quảng Ngãi cũng xác nhận những thông tin này là thật.
Bài và ảnh: Phạm Khang



Trở về cố quốc sau hơn 900 năm
TP - Chiều 8/4, tại Hà Nội, lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tiếp đón đoàn đại biểu của dòng họ Lý tại Hàn Quốc, hậu duệ đời thứ 35 của vua Lý ly hương sau 900 năm.
Phát biểu tại cuộc gặp gỡ, ông Lý Man Su xúc động nói: “Chúng tôi là hậu duệ của vị vua thứ ba của dòng họ Lý. Từ rất lâu rồi, tổ tiên luôn luôn dặn dò rằng tổ quốc của các con là Việt Nam. Vậy mà mấy trăm năm nay, bây giờ lần đầu tiên chúng tôi mới thực hiện được ước nguyện đó”.
Các hậu duệ của họ Lý đều mong muốn tìm về cội nguồn cũng như là cầu nối văn hóa, lịch sử và kinh tế với Việt Nam. Trong lần đầu tiên tìm về cội nguồn này, những người con cháu của vua Lý sẽ tới thăm Đền Đô ở Bắc Ninh, đền thờ tổ của họ Lý và gặp gỡ với Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Bắc Ninh để tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Mấy năm trước đây, con cháu của chi họ Lý Hoa Sơn đã tìm về nguồn cội và bây giờ là con cháu chi họ Lý Tinh Thiện.
Tính đến nay, chi họ Lý Tinh Thiện định cư ở Hàn Quốc hơn 900 năm và số lượng con cháu của dòng họ này đang sinh sống ở Hàn Quốc lên tới gần 4.000 người.
Lan Anh

nguồn : thegioinguoiviet.net
Thursday April 9, 2009 - 10:46pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
TT Obama và Kim Chí Phèo Hàn Cộng
TT Obama và Kim Chí Phèo Hàn Cộng magnify


-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

TT Obama và Kim Chí Phèo Hàn Cộng

* Apr. 9th, 2009 at 1:04 PM


Nếu trong tiểu thuyết VN có một du côn nhà quê tên Chí Phèo chuyên môn nằm vạ, chửi rủa thân hào trong làng để ăn vạ, kiếm chút rượu thịt. Thì ở vùng Đông Á Thái bình Dương có một trùm trưởng CS Bắc Hàn là Chủ Tịch Đảng kiêm Chủ Tịch Nhà Nước, kiêm Chủ Tịch Quân Uûy, cái gì quyền lực cao nhứt thì kiêm, là Kim Jong-il. Y nối ngôi cha, và nay vì hoang dâm, tham ăn, thích uống vô độ mới bị trụy tim và nhũng não. Y sắp phải truyền ngôi cho một trong những người con, thâm cung vì thế đang lộn xộn. Dù vậy y cũng theo mững cũ hành động như Chí Phèo đối với các siêu cường thế giới trong việc thử phóng hoả tiễn tầm xa để mong ăn vạ. Nhưng hoả tiễn đã phóng rồi, đã thất bại. Chí Phèo Hàn công không ăn vạ được với tân tổng thống Mỹ Obama. Y không ăn vạ được với TT Obama. Không phải vì cuộc phóng thất bại. Mà vì Chí Phéo gặp một tổng thống Mỹ rất "chì".

Chớ Chí Phèo Kim Jong-il đóng rất nhập vai trong vở tuồng phóng hoả tiển. Chí Phèo Hàn Cộng dùng hoả tiễn Taepodong-2 là hoả tiễn tầm xa theo lý thuyết có thể phóng đến TB Alaska của Mỹ, bay qua Nhựt, có thể mang vệ tinh hay đầu đạn nguyên tử. Y khiêu khích thế giới, coi lịnh cấm phổ biến vũ khi nguyên tư như không có. Y không cần biết hoả tiễn có đưa vệ tinh lên quĩ đạo được không. Cái y cần là tạo ra một cơn khủng hoảng cho thế giới để từ đó được tương nhượng và được viện trợ trao đổi của các siêu cường. Như khi thử nghiệm nguyên tử năm 2006, thất bại thử nghiệm nhưng thành công khi sáu nước phải o bế y, trao đổi với y để y ngưng ngưng chương trình nguyên tử, phải bồi hoàn hàng vạn tấn xăng dầu, và thực phẩm.


Hỏa Tiễn Taepodong-1


Cái y cần kế tiếp là chứng minh cho thế giới biết chế độ của y đang vững tay cai trị dù con người của y đang bịnh nặng, có thể chết bất đắc kỳ tử. Người mà y cần nằm vạ để được ăn vạ nhứt là tân tổng thống Mỹ. Y đã coi giò coi cẳng kỹ. TT Obama là người chỉ trích TT Bush tiền đã liệt chế độ Bắc Hàn CS vào trục Tam Aùc Khủng Bố cùng với Iran, Iraq. TT Obama là người muôn giơ tay ra với y để bàn bạc.

Nhưng Chí Phèo Hàn Cộng kỳ này bị hố với TT Obama. TT Obama hoà dịu với các nước nhưng cứng rắn với những lãnh tụ và chế độ côn đồ. Thêm vào đó TT Obama được nhiều chánh quyền siêu cường nhứt là Âu Châu ngưỡng mộ và cộng tác mạnh hơn với TT Bush. Cuộc thử nghiệm của Bắc Hàn CS không ăn vạ được mà tạo thêm chánh nghĩa cho TT Onama vận động một nền hoà bình thế giới không có vũ khí nguyên tử. Chí Phèo càng la ó để tạo khủng hoảng thì các nước trên thế giới cảm thấy phải xích lại gần nhau, siết tay chặt với Mỹ hơn để tài giảm, giải trừ vũ khí nguyên tử. Việc làm của Hàn Cộng giúp cho TT Obama được các siêu cường Tây Phương ủng hộ trong việc giải quyết vấn đề nguyên tử của Iran.


Hỏa Tiễn Taepodong-2


Việc phóng hoả tiển của Chí Phéo Hàn Cộng còn tạo thêm cơ hội để Mỹ thử nghiệm thái dộ của Trung Cộng và Nga. Việc phóng hoả tiễn cũa Bắc Hàn CS sẽ giúp cho Mỹ phát triển lá chắn ở Trung Âu. Điều này thấy rõ khi TT Obama công du Tiệp Khắc, ông cỗ võ cho dự án của Mỹ là tài giảm vũ khí nguyên tử và bố trí lá chăùn ở Trung Aâu và giúp cho Thổ Nhĩ kỳ gia nhập Liên Aâu. Hàng mấy chục ngàn sinh viên và người Thổ nhiệt liệt hoan hô ông.

Còn đối với Chí Phèo Hàn Cộng, thì ông cương quyết. TT Obama thừa biết Chí Phèo đâu còn sống bao lâu nữa để khuấy rối an ninh, hoà bình, và trật tư thế giới. Dù CS Bắc Hàn nói đã phóng một vật thể lên không gian, đó là vệ tinh viễn thông. Nhưng Mỹ và đồng minh thì cho đó là một vụ bắn hoả tiễn tầm xa. Dù theo tin tức từ quân đội Mỹ cũng như theo bộ Quốc Phòng Nam Hàn, thì CS Bắc Hàn đã thất bại, không thành công đặt vật thể này lên quỹ đạo. Một phần hoả tiển đã rơi xuống Biển Nhật Bản trong khi những phần còn lại của hoả tiễn cũng như vật thể nêu trên đã rớt xuống Thái Bình Dương.

Địa điểm phóng tại Musudan-RI, NORTH KOREA


Nhưng TT Obama vẫn lên án: ''Việc Bắc Triều Tiên phóng hoả tiển Taepodong 2 là một vụ vi phạm nghị quyết 1718 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc'. . Vi phạm phải bị trừng phạt. Mỹ sẽ dùng những biện pháp cụ thể vì quyền lợi một thế giới không có vũ khí nguyên tử." '. Bộ Ngoại Giao Mỹ xem vụ này là một hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng. Phát ngôn viên Fred Lash tuyên bố : " dù sao đi nữa chúng tôi vẫn coi đây là một khiêu khích khiến Hoa Kỳ phải có những biện pháp cần thiết để cho Bắc Triều Tiên biết đựoc rằng họ không thể đe dọa an ninh nước khác mà không bị trừng phạt". Do đề nghị của Mỹ Hội Đồng Bảo An LHQ đãï họp khẩn cấp. TC và Nga không đồng ý biện pháp trừng trị CS Bắc Hàn. Mỹ thấy rõ lập trường của hai thành viên CS và hậu CS này. Một nghị quyết trừng phạt Hàn Cộng khó mà hình thành, TC và Nga sẽ phủ quyết. Nhưng Mỹ không bó tay đâu. Mỹ và đồng minh như Nhựt, Nam Hàn sẽ có biện pháp trừng phạt riêng của mình cho dù hiệu qủa có ít hơn. Nhưng có điều chắc chắn, là, Chí Phèo không ăn vạ Mỹ, Nhựt Nam Hàn được nữa. TC và Nga có giúp CS Bắc Hàn cũng chỉ âm thầm, vuốt mũi cũng phải nể mặt Mỹ, Nhựt.

VI ANH
nguồn : http://vantuyen.livejournal.com/88393.html#cutid1
Thursday April 9, 2009 - 10:19pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa là gì?


-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

CÒN THỞ CÒN CHỐNG CỘNG
TẮT THỞ BẠN BÈ VIẾT SÁCH TẶNG HỒN
" MA CHỐNG CỘNG "

" cha già " cu của ba , đùn chí của trần dân tiên .


hai cha con nhà họ hứa .
" cha già " trần dân tiên đang phơi thây ở ba đình
con của trần dân tiên và nông thị xuân ,
nguyên tổng bí ba đình .
tên tục : nông đức cống .

nguoithichdua
giỡn mặt " chính quyền "

Định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa là gì?

* Apr. 9th, 2009 at 3:34 PM


Mô hình Maslow

Đã từ lâu tại Việt Nam câu hỏi đặt ra, "Định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa là gì?" Nhưng chính trị bộ của trung ương đảng lại chưa hội đủ lý luận trả lời... Vì không thấy lên tiếng... nên tôi tạm dùng phương pháp luận trong ngành học khích lệ tổ chức (organizational motivation) của Abraham Maslow để trả lời thay cho đảng ta:

Trước những biến chuyển dân chủ của thế giới, những cuộc vùng dậy của nhân dân bị trị, chống áp bức bất công đã khiến cho tập đoàn lãnh đạo cộng sản Việt Nam hoảng sợ, và cải tổ kinh tế. Giải tỏa nghèo đói bất mãn cũng đồng nghĩa là đảng muốn làm xoa dịu nhân dân để bảo toàn được quyền lực cai trị.

Người cộng sản thấy rằng nguyên lý độc tài áp bức không mang lại thịnh vượng quốc gia và hòa bình thế giới. Ngoài ra, độc tài áp bức làm xói mòn niềm tin quần chúng. Ðộc tài áp bức còn cản trở phát huy sáng tạo, khuyếch trương năng lực sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Nhất là vào thời đương đại, sự phát triển kinh tế xã hội lại đòi hỏi nhiều tính năng động sáng tạo và uyển chuyển của toàn dân.

Chế độ độc tài kinh tế lại trở thành phương tiện khủng bố đàn áp của nhà cầm quyền. Thành qủa phát triển kinh tế trong xã hội cộng sản không nhất thiết nhân dân được hưởng, vì bất cứ lúc nào nhà nước cũng có thể tước đoạt, thâu dụng toàn bộ tài sản của dân. Theo lý thuyết kinh tế, một cơ sở độc quyền có khả năng thâu dụng toàn bộ gía trị thặng dư. Một chế độ độc quyền cũng có khả năng đó. Bởi thế, phát triển kinh tế như tại Việt Nam hiện nay chưa phải là yếu tố bảo đảm cho người dân được hạnh phúc, cho nhân quyền được tôn trọng, và dân quyền được thực thi.

1. Ðịnh hướng xã hội chủ nghĩa là gì?


Có thể đảng cộng sản Việt Nam nghiên cứu phương pháp luận của Abraham Maslow (1908-1970), một ngành học khích lệ tổ chức (organizational motivation) phân loại nhu cầu con người (hierarchy of needs) trên 5 bậc thang thứ tự ưu tiên. Từ đó, ban chấp hành trung ương đảng mang ra áp dụng vào đường lối cai trị bằng những chính sách độc tài kìm kẹp nhân dân theo mô hình Maslow.

a. Mô hình Maslow là gì?

Người cộng sản lý luận rằng khi muốn cai trị được nhân dân, thì trước tiên cần sử dụng một chế độ mệnh danh là xiết hầu bao. Nhắm cái bao tử của dân mà chỉ huy lãnh đạo. Ðó là định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cũng theo lý thuyết kinh tế, cái bụng bảo cái chân cái tay. Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?

Căn cứ theo phân loại nhu cầu con người, Maslow đã giúp chúng ta giải thích kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên 5 nấc thang của ông. Bậc thang thấp nhất mà cũng là ưu tiên cao nhất của con người, đó là nhu cầu thể xác (physiological needs) gồm có đồ ăn, thức uống, áo quần, sinh lý cho đến không khí mà con người phải thở, hay sợ hãi khi bị đau đớn. Ưu tiên hai là nhu cầu cảm nhận an toàn (safety and security needs). Ưu tiên ba là nhu cầu được thương yêu và kết tình bạn hữu (love and belonging needs). Ưu tiên bốn là nhu cầu tôn trọng nhân phẩm (esteem needs), tức được tôn trọng từ chính bản thân và nhân quần xã hội. Ưu tiên năm là ưu tiên thấp nhất, tức nhu cầu tự thực hiện (self actualization needs).

b. Mô hình Maslow được đảng cộng sản Việt Nam áp dụng như thế nào?


Nhu cầu con người có thể nhận diện, có thể định nghĩa là ước muốn trở thành chính mình, và trở thành tất cả những gì mình muốn trở thành. Nhưng yếu tố cần thiết để đạt trình độ tự thực hiện, là con người cần làm chủ với đời sống của mình trong xã hội, và cũng làm chủ lấy cấu trúc chính trị chi phối đời sống của mình, tức đời sống dân chủ.

Học thuyết Maslow bao gồm hai hệ luận nhằm giải thích, tiên đoán hành vi của con người. Một là, con người cố gắng vượt qua những thứ tự ưu tiên để đạt đến mức độ cao, đó là có thể thực hiện. Hai là, trong trường hợp phải chọn lựa giữa nhiều nhu cầu, thường thường, nhu cầu thuộc ưu tiên cao thì được chọn trước.

Ví dụ, người thường dân thì phải lo ăn, lo uống, lo cho sự an toàn bản thân mình, trước khi nghĩ tới nhu cầu tự thực hiện.

Chính cái điểm trọng yếu trên đây trở quy luật làm khuôn vàng thước ngọc giúp cộng sản điều nghiên đưa vào đường hướng cai trị căn cứ theo nhu cầu thể xác, để có thể kìm kẹp nhân dân nằm trong nấc thang thấp nhất, và dễ thực hiện thành công nhất. Ðảng chỉ việc dùng kinh tế làm phương tiện đàn áp nhân dân, tức kinh tế chỉ huy chính trị. Từ đó đảng kìm hãm nhân dân trong những nhu cầu thể chất như cái ăn, cái mặc, cái ngủ… và những vấn đề sinh lý thường xuyên đòi hỏi của mọi con người. Vậy thì, còn hơi sức đâu, thời gian đâu mà nhân dân đứng lên đấu tranh dành lại nhân quyền tự do dân chủ, như bảng thang 5 gọi là nhu cầu thực hiện? Chế độ hộ khẩu là một ví dụ điển hình cho bảng thang một, mô hình Maslow.

Từ mô hình Maslow, đảng cộng sản Việt Nam đã nắm trọn hầu bao của toàn dân, thì kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ tiến nhanh tiến mạnh và tiến vững chắc lên thang hai. Thay vì nâng cao dân trí, thay vì giáo dục đào tạo, thay vì nâng cao đời sống dân nước, thì ngược lại, đảng dồn tài nguyên quốc gia vào việc củng cố quân sự quốc phòng, mua vũ khí.

Cũng theo bảng thang hai Maslow, người cộng sản Việt Nam tin tưởng rằng dân nghèo nước mạnh, và đảng phải có nhiệm vụ tạo ra sức mạnh bằng những dự án mua vũ khí, súng đạn hiện đại của Nga tới hàng tỷ Mỹ kim hàng năm. Theo tờ báo kinh tế The Economist, trong năm 2006, Hoa Kỳ có tổng thu nhập quốc dân (Gross National Product) là 13,18 ngàn tỷ US dollars, và chi tiêu 5.5% cho ngân sách quốc phòng, đang khi, Việt Nam chỉ có 57 tỷ USD GNP mà chi tới 10.6%. Lại có nguồn tin trong nước cho biết Việt Nam đã chi dùng gấp đôi cho ngân sách quốc phòng tức 20%, chớ không như con số báo cáo đưa ra.

Căn cứ bảng thang Maslow và qua bản tin Việt Nam mua vũ khí của Nga, chúng ta thừa nhận rằng đảng cộng sản có công dẫn dắt dân tộc đi lên từ thang một, nhu cầu thể xác, mà tiến tới thang hai là nhu cầu an toàn. Ðây cũng là thành quả to lớn mà toàn đảng, toàn quân, và toàn dân đã liên hoan ăn mừng trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Ðảng cộng sản xưa nay cai trị bằng ba biện pháp hỗ tương. Một là, đảng chủ trương việc vận động tâm lý quần chúng, phát động chiến tranh nhân dân và mang đến thành qủa là cướp được chính quyền. Ngày nay, đảng vẫn chủ trương tiếp tục tác động tâm lý quần chúng nhân dân bằng khẩu hiệu, bằng hứa hẹn, và truyền bá chủ thuyết Mác Lê… Hai là, đảng phải khủng bố đe dọa quần chúng để hủy diệt những mầm mống chống đối. Ba là, đảng sẵn sàng mềm mỏng để xoa dịu những bất mãn của quần chúng. Ðảng thừa biết rằng những nhu cầu đòi hỏi của quần chúng nhân dân như tự do dân chủ nhân quyền là thang năm, nhu cầu thực hiện dân chủ của Maslow.

Vậy thì những sự rình rập của công an khu vực, hay những vụ đấu tố thanh trừng của tòa án nhân dân, dầu rằng đảng có bước qua thang hai, nhu cầu an toàn. Ðảng lại phải đương đầu với thang ba là nhu cầu yêu thương, được yêu thương và có thân nhân bạn bè thân thuộc yêu thương. Nếu như người Hồi giáo dị ứng trước những biếm họa Mohamet, thì người cộng sản lại dị ứng mỗi khi nhắc tới chữ yêu thương.

Lịch sử chứng minh rằng những chiêu bài vì dân vì nước, độc lập tự do, giải phóng dân tộc, chống Mỹ cứu nước, thống nhất lãnh thổ… chẳng qua là để thực hiện chủ nghĩa cộng sản tam vô. Ðối với những người khi có chủ trương vô gia đình thì làm gì có dân tộc, có đồng bào, mà có yêu thương… Và đã chủ trương vô tổ quốc, thì làm gì có hy sinh để mà giải phóng.

Yêu thương là một cái tát vào mặt chế độ cộng sản, là thang ba của Maslow. Nhân dân Việt Nam từ ngàn xưa đã có nếp sống với tinh thần thể hiện Ðồng Bào, đồng là cùng và bào là bọc, tức anh em bình đẳng và thân thương trong Một Bọc Trăm Con. Một là trăm và trăm là một. Mình sống vì mọi người và mọi người cũng vì mỗi người là Bọc Mẹ Trăm Con thể hiện là Con Cháu Tiên Rồng.

Nhu cầu thang ba như nói trên, thì coi như Hồ Chí Minh và Cộng Ðảng rớt đài, đã thua dân tộc Việt Nam. Bởi vì trong một xã hội chỉ xây dựng trên nguyên lý đấu tranh giai cấp, trên hận thù nghi kỵ lẫn nhau, lừa đảo nhau… Hơn nửa thế kỷ cầm quyền mà đảng chưa lên được thang ba, thì muốn tiến tới thang năm Maslow chắc chắn đảng sẽ phải mất hàng nửa thiên niên kỷ. Như không lên thang Maslow thì người cộng sản đành dùng ngón đòn tây độc Âu Dương Phong trong chuyện Kim Dung, vì tẩu hỏa nhập ma chóng mặt mà phải lộn ngược gọi là cáp mô công. Do đó mà có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ðịnh hướng xã hội chủ nghĩa lại sinh ra quái thai “thắt lưng buôc bụng (tighten one’s belt).”

2. Thắt lưng buộc bụng


Lý thuyết kinh tế nói rằng, thắt lưng buộc bụng hôm nay, để ngày mai thế hệ con em sung sướng.

Chính sách phát triển kinh tế mà người cộng sản chủ trương, tiến hành theo hai giai đoạn. Một là, đảng chú tâm phát triển ngành kỹ nghệ nặng. Hai là, đảng sau đó từ từ chuyển sang các ngành như sản xuất tiêu thụ. Ðầu tiên đảng kêu gọi nhân dân thắt lưng buộc bụng, buộc cỡ nào cũng buộc để mà sau cùng là có thể có dư dật. Nếu qủa thật chính sách kinh tế cộng sản này thành công, thì trong giai đoạn phát triển kỹ nghệ nặng, toàn dân đã biến thành vô sản chân chính, thiếu thốn đủ mọi thứ, gọi là nhu yếu phẩm. Không gạo mà dùng bo bo mì lát bắp đá. Không giầy mà đi dép râu cụ hồ. Và không còn nhu yếu phẩm đến nỗi cán bộ cộng sản cao cấp cũng phải dùng băng vệ sinh nữ giới mà thay khẩu trang, bịt miệng chống bụi trong lúc chạy Honda.

Kinh tế cộng sản, đúng lẽ ra, vẫn tiến nhờ sự gia tăng sản xuất kỹ nghệ của toàn dân. Nhưng thực tế, tài liệu Hội Ðồng Tương Trợ Kinh Tế Cộng Sản (Council for Mutual Economic Assistance) thì sản lượng thuần tịnh quốc gia (net national product) chỉ tăng 3.2% trong giai đoạn 1981-1987. Vì hầu hết các tài liệu cộng sản báo cáo bớt đi mức độ lạm phát trong việc tuyên truyền, bởi thế, sự phát triển kinh tế thấp hơn hoặc đình trệ. Kết qủa, người dân thắt lưng buộc bụng đã sống qua vài thế hệ mà vẫn chưa thấy ngày mai ăn no mặc ấm, chưa thấy làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.

Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc ước tính tổng sản lượng quốc gia chia đều theo đầu người tại Việt Nam từ năm 1989 là $175US đến năm 2005 là $475US. Thực tế, chính sách thắt lưng buộc bụng của kinh tế cộng sản được coi như không đúng.

3. Hy sinh đời bố củng cố đời con


Thi hào Nguyễn Du không biết sao lại thốt ra trong Kiều: Một liều thì ba bảy cũng liều. Ngay lập tức, người cộng sản chớp câu nói “liều” mà áp dung vào việc làm kinh tế xã hội chủ nghĩa là “hy sinh đời bố củng cố đời con.” Nhà kinh tế xã hội chủ nghĩa Mai Văn Dâu là một ví dụ điển hình. Vì mọi người thấy rằng phương pháp tổ chức kinh tế chỉ huy, và phủ nhận quyền tư hữu khó mà đạt được khả năng tối thuận (pareto efficiency). Trước sau gì định hướng kinh tế xã hội chủ nghĩa sẽ đi tới tình trạng hoang phí đình trệ. Thôi thì liều, hy sinh đời bố củng cố đời con… rồi trước sau cũng được đảng cho phép hạ cánh an toàn.

Vì phủ nhận quyền tư hữu, nên kinh tế phải song hành với chính trị. Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chính trị độc tài áp bức là một vấn đề bất khả phân. Bởi cứ hễ là người thì ai cũng có nhu cầu, có khuynh hướng tư hữu, có thành quả do chính mình sản xuất. Vì thế định hướng xã hội chủ nghĩa là nhằm tước đoạt tư hữu, kiểm soát không cho ai tư hữu để nhân dân sớm trở thành vô sản chuyên chính.

Công hữu, giờ đây lại sản sinh ra nhu cầu mới và cần có cơ năng điều hành, tức kinh tế tập trung do đảng chỉ đạo. Từ đó lại dẫn tới, bộ máy tập trung kinh tế và bộ máy lãnh đạo chính trị phải là một. Và khi có kinh tế nhiều, thì có phương tiện khủng bố đàn áp nhiều. Như lời Lenin từng nói “Tự do thì tốt nhưng độc tài tốt hơn” (Freedom is good but controll is better).

Ðiều này đã khiến cho nhiều nhà khoa bảng lầm tưởng rằng, hễ cứ phát triển kinh tế thì áp bức nhân quyền được giảm dần, có lẽ nó chỉ đúng với cái thể chế độc tài không cộng sản. Bởi kinh tế là phương tiện của nhà cầm quyền dùng trong đại cuộc thực hiện độc tài và áp bức nhân dân.

Qua những cuộc cải cách ruộng đất hay cải tạo thương nghiệp thì mục tiêu của đảng là phải phế bỏ quyền tư hữu mà dành lại khả năng quyền lực chính trị từ tay nhân dân. Từ đó, đảng có thể tập trung quyền lực chính trị trong một chế độ chuyên chính vô sản để tạo ra bạo lực. Những lớp nông dân, công nhân, hay trí thức tư sản bị mất hết của cải tài sản và quyền lực chính trị, thì dễ bị khống chế bởi các bí thư đảng ủy, trong hệ thống kiểm soát hộ khẩu và bình công chấm điểm. Toàn dân lúc này chỉ còn được ăn lưng lửng bao tử, và lúc nào hay bất cứ cái gì cũng thiếu thốn. Ðó là chế độ nắm hầu bao để chỉ huy.

Trong tay người dân giờ đây không còn có tài sản, không còn có tiền, không còn có vũ khí, cho nên họ dễ bị cô lập trong hệ thống công an. Ngược lại với chế độ dân chủ, nông dân hay công nhân dù có nghèo rớt mùng tơi thì vẫn còn chút vốn phòng thân, làm chủ bản thân. Nghĩa là họ còn có chút quyền lực chính trị, tự lực cánh sinh. Nếu ta thu góp những quyền lực chính trị nho nhỏ đó thì sẽ thành một thế lực lớn để có thể tự bênh vực cho mình. Hiểu được như thế thì mới hiểu được hậu quả của cuộc cải cách ruộng đất, hay cải tạo thương nghiệp đối với việc củng cố bộ máy đàn áp kềm kẹp của chế độ độc tài cộng sản là gì.

Tóm lại, những vấn đề bất tương xứng để phủ nhận quyền tư hữu và hiệu năng của một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã chẳng phải sự bắt đầu từ Việt Nam hôm nay, mà nó đã có từ thập niên 1920, Ludwig Von Mises và trường phái kinh tế Áo đã biện luận cho điều này. Tới thập niên 1930, Oscar Langa và Abba Lerner chứng minh rằng trên lý thuyết, một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa tản quyền vẫn có thể vận dụng được những điều kiện tối thuận của một nền kinh tế tự do. Và tiếp đến, Fredrick Hayek và Milton Friedman xác định rằng, mặc dầu trên lý thuyết, tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa tản quyền có thể đạt được hiệu năng tối thuận, nhưng trên thực tế guồng máy này không tạo được sự khích lệ (economic in centives) cần đủ để đáp ứng hữu hiệu và kịp thời đúng lúc với những biến chuyển của nền kinh tế. Vì nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã không đáp ứng được nhanh nhẹn, cho nên nó đã bị mắc nghẽn trì trệ, tạo ra hoang phí tài nguyên, và dẫn đến tình trạng phá sản hết sức nghiêm trọng như Việt Nam hôm nay.

4. Kết luận


Chúng ta đã giải thích được xã hội chậm tiến và nghèo đói trên nguyên lý định hướng xã hội chủ nghĩa hai nấc thang mô hình Maslow, và cả hai đều dẫn tới một hệ quả duy nhất là đảng cộng sản không mang lại hạnh phúc ấm no cho dân tộc. Một tập đoàn cai trị đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân thì trước sau gì cũng bị đào thải. Nhìn vào thời cận đại, nhân dân các nước cộng sản Ðông Âu đã vùng dậy làm cuộc lật đổ chế độ độc tài đảng trị, từng một thời nhân danh vô sản chuyên chính và dân chủ tập trung.

Nhân dân các nước trong khối cộng sản đã vượt thắng sự sợ hãi bị khủng bố đàn áp để mà đứng lên. Một người đứng lên, triệu người đứng lên, toàn dân đứng lên. Ðạp đổ chế độ phi nhân, để giành lại quyền sống, khôi phục nền văn minh nhân bản, và xây dựng lại đất nước.
Tags: Phạm văn bản
nguồn : baotoquoc.com / diễn đàn dân chủ .

Tags: địnhhướngxãhộichủ nghĩalàgì?
Thursday April 9, 2009 - 09:27pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Đảng Cộng sản Việt Nam liệu có vô thần?



TỔ QUỐC VIỆT - NAM MUÔN NĂM

-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*


TIẾN SĨ TRIẾT HỌC LĂNG HỒ CHÍ MINH
" ĐĨNH CAO TRÍ TUỆ " BA ĐÌNH HÀ NỘI MỚI .

Đảng Cộng sản Việt Nam liệu có vô thần?

Sét đánh hư hại mái ngói và đầu đao cửa Quảng Đức (Huế)

Có lẽ ai sinh ra trên đời trong lòng cũng đều mang một nỗi sợ hãi vô hình nào đó. Nỗi sợ hãi tồn tại từ thời nguyên thủy khi con người phải đối mặt với thiên nhiên hoang dã khắc nghiệt và hùng vĩ. Lắm lúc nỗi sợ hãi xuất hiện từ khi sinh ra cho tới khi mất đi. Bé thì sợ ma, sợ quỉ, sợ bóng đêm, sợ cô độc, lớn lên có ý thức thì chuyển sang nỗi lo sinh mệnh. Kẻ nghèo khó lo cơm áo hàng ngày, còn kẻ có quyền thế thì lại lo nhất là đánh mất quyền lực. Ấy là những nỗi sợ thường ngày. Có lúc nỗi sợ hãi cất thành lời, mà nhiều khi lại chỉ ẩn dấu trong sâu thẳm cõi lòng không bao giờ được bộc bạch.

Có nỗi sợ chỉ vì sự an nguy bản thân, có nỗi sợ về sự an nguy cho xã tắc. Nếu ai đó nói rằng không hề có nỗi sợ, thì hẳn người đó phải là một kẻ không có trái tim và là con người vô cảm.

Tại sao con người lại sợ? chẳng phải ta tin vào một điều gì đó là có thật thì mới có nỗi sợ tồn tại sao? Hay nói ngược lại không có niềm tin thì làm sao có nỗi sợ hãi. Vậy có cách nào để hóa giải hay giảm bớt sợ hãi không?

Nếu ai có dịp được vào thăm một văn phòng hay trụ sở làm việc nào đó của cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam, để ý kỹ thì tại một vài cơ quan nào đó trên nóc tủ tài liệu đã sắp sẵn bát hương được dấu khá kín đáo. Mặc dù trên thực tế nó không được phép xuất hiện tại những nơi như vậy. Vào mỗi dịp lễ tiết có thể thoảng nghe mùi hương khói quyện bay. Người ta làm điều đó để làm gì? Thành kính tổ tiên ư? không thích hợp. Cầu mong xã tắc dân an ư? Không đúng chỗ. Thích đốt lửa chăng? Không phải, vì rất nguy hiểm. Thích ngửi mùi hương chăng? Cũng không, thế thì làm gì? Thế chẳng phải tìm tới một niềm tin hư vô nào đó sao.

Lại thấy rằng, không chỉ những ngày lễ lạt cầu siêu mới thấy các xe ô tô biển xanh của cơ quan nhà nước xuất hiện tại đó. Mà thậm chí ngay cả ngày thường đâu đó cũng vẫn thấy ẩn hiện rồi biến mất một cách lặng lẽ vội vàng.

Nếu quả thật những người cộng sản là những kẻ vô thần, vô thánh thì tại sao lại thấy những nhà thờ tổ, nhà thờ họ (Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Việt Tiến….) được xây dựng bề thế, nguy nga không tiếc tiền của. Lẽ nào thành kính tổ tiên mà lại phải hoang phí cỡ vậy nếu không nói là họ có một thức tâm niệm cầu mong người quá cộ phù hộ độ trì cho họ thăng quan, tiến chức hay là vì những mục đích khác? Còn những ngôi chùa bề thế tầm cỡ gần đây được bàn tán nhiều là chùa Bái Đính và Đại Nam Quốc Tự kia có phải do nhà nước làm? Nếu không phải thì tư nhân nào đầu tư hàng ngàn tỉ đồng để thờ cả phật lẫn bác Hồ nếu không có sự ủng hộ của thế lực đứng đằng sau cả về phương diện pháp lý và tiền bạc?



Chuyện khác, người ta cũng lại thấy đập vào mắt khi đi trên đường phố Hà Nội là những xe ô tô xịn của tư bản đeo biển số xanh nhà nước với tổng số là 8 nước hoặc 9 nước gì gì đó theo quan niệm số đẹp. Không tin ư? xem cái biển số xe 80B- 1999 thì biết ai đã từng là chủ nhân của nó. Tại sao các vị phải làm thế, khi bốc thăm biển xe đơn thuần bốc phải số đó, hay chú lái xe tự làm điều đó cho bản thân? Hay do ý thích riêng của vị lãnh đạo? Có trời mới biết.

Lại nữa, khi họ xây dựng các trụ sở cơ quan hành chính nhà nước thì cái công trình nào cũng có phần nghi lễ gọi là động thổ chọn ngày đẹp để khởi công. Còn chuyện khởi công xong bỏ đó thì xin không bàn ở đây. Làm công trình nào cũng nhấn mạnh yếu tố phong thủy, đường, hướng. Nếu vô thần làm thế để làm chi cho nhọc? Lại xem cái cổng Bộ Ngoại giao tại số 1 Tôn Thất Đàm, Hà Nội. Hai năm trước họ đã làm một đài phun nước cỏn con trước cổng Bộ với lời giải thích để tăng vẻ đẹp, nhưng quan trọng hơn là họ làm thế vì tin rằng nó hợp với phong thủy, có thể tránh tà khí cho Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam vậy.

Thực ra con người ta ai sống trên đời cũng có một bản ngã. Không thể nói không tin một điều gì cả, nếu không tin người thì chí ít cũng phải tin vào bản thân mình. Còn nếu không tin vào bản thân mình, không tin vào lý tưởng nữa thì lúc đó chính là khi nảy sinh sự khủng hoảng về niềm tin, mà ở đây chính là sự khủng hoảng về lý luận của ĐCS VN đó. Photobucket


Gương mặt ưu tư kia đang ẩn chứa nỗi lòng gì
(ảnh chụp CTN Nguyễn Minh Triết tham dự lễ hội giỗ tổ Hùng Vương
10/3 âm lịch tại đền Hùng, Phú Thọ)

Liệu có mối liên hệ nào giữa các hiện tượng tự nhiên với hoạt động của con người không? Liệu có thật sự tồn tại cái gọi là tâm linh hay không? Chắc rằng mỗi người đều tự có câu trả lời cho riêng mình.

Không phải vô nghĩa khi ông cha lập nên các đàn tế Nam giao hay đàn Xã tắc. Ông cha lập nên cái đó để cầu cho quốc thái dân an, mong quốc gia thái bình thịnh trị. Vậy tại sao những người cộng sản lại nhẫn tâm phá bỏ các di tích ấy đi vì cho rằng đó là mê tín dị đoan, rồi sau này lại bỏ tiền ra phục dựng. Đó có phải là sự thành tâm thật sự, hay là sự lo lắng trong lòng không yên?.

Liên tiếp 2 năm qua, sét đánh sập cổng An Hòa khi họ tổ chức cúng lễ đàn Nam Giao, và sét cũng đã đánh sạt cửa Quảng Đức khi họ tổ chức tế lễ đàn Xã tắc. Các sự kiện tôn giáo này đã làm trời đất nổi giận, hay chỉ là sự ngẫu nhiên tình cờ? kế tiếp là sự xuất hiện những bất ổn xã hội? không ai có câu trả lời chính xác.


Cổng An Hòa bị sét đánh gây hư hại ngày 4/6/2008

Những điềm báo như vậy có phải là hiện tượng tự nhiên mang tính ngẫu nhiên hay là sự báo ứng? cũng không ai có câu trả lời cụ thể, chỉ biết rằng nếu thuận theo lẽ tự nhiên thì khi thành tâm làm những việc vì xã tắc, vì quốc dân đồng bào như vậy thì ông trời phải phù hộ mà đảm bảo cho buổi lễ được tiến hành hanh thông thuận lợi chứ. Vậy không thành tâm chăng? Hay quấy quá cho xong chuyện? Hay lại dối trên lừa dưới? Hỏi những vị ấy đi.

Và nếu như đây chỉ là hiện tượng tự nhiên đơn thuần, không liên quan gì tới vấn đề tâm linh thì chính quyền phải cho phép báo chí đăng tải sự kiện này công khai và kịp thời tới người dân để coi đó chỉ là một thông tin bình thường. Tại sao lại cấm không cho phép báo chí được đưa tin về khoảng thời gian trùng hợp xảy ra khi tổ chức sự kiện tế lễ cấp nhà nước với việc sét đánh gây hư hại như vậy. Điều này chẳng khác nào che dấu và bưng bít thông tin. Họ sợ dân tình mê tín hay chính bản thân họ mê tín. Bởi giả sử dân chúng có mê tín và suy diễn đi chăng nữa thì cũng không thể thay đổi được bản chất của hiện tượng. Vậy thì rõ ở đây ai là kẻ mê tín, ai là kẻ tin vào tâm linh rồi nhé.

Rút cuộc họ sợ cái gì? vì những nghi lễ giả tạo, không thành tâm chỉ khiến cho tim đen được phơi sáng trước bàn dân thiên hạ?

Một đất nước 4000 năm văn hiến với truyền thống văn hóa dân tộc đặc sắc, thế mà họ lại mang cái chủ thuyết ngoại lai về tẩy não nhân dân, để phá tan hoang những giá trị văn hóa phi vật thể đó. Họ thi hành chủ thuyết ngoại lai, nhưng có thật sự trong lòng họ tin rằng nó sẽ thành hiện thực? hay nó chỉ là phương tiện để giúp họ đạt được mục đích khác? Đây quả là những điều tồi tệ, tai ương cho dân tộc.


Chùa Bái Đính ở tỉnh Ninh Bình Đại Nam Quốc Tự ở tỉnh Bình Dương


Bên trong chính điện Đại Nam Quốc Tự thờ ba pho tượng thật to của ba nhân vật là:
Đức Như Lai Phật tổ, giữa là Vua Hùng và dưới là Hồ Chí Minh.
Ba bức tượng này được dát vàng 24K (hoặc đúc bằng vàng 24k?)


Bàn thờ nhà cựu TBT Lê Khả Phiêu, thờ thần phật và HCM

Họ tôn thờ chủ nghĩa vô thần, họ coi tôn giáo là thuốc phiện và hạn chế dân chúng bày tỏ quyền tự do tín ngưỡng, họ hạn chế sự phát triển tôn giáo đích thực, thay vào đó là việc lập nên thứ tôn giáo quốc doanh dưới sự lãnh đạo của đảng. Giờ đây họ bật đèn xanh cho xây chùa Bái Đính, xây Đại Nam Quốc Tự là để thờ thần, thờ phật hay thờ Hồ Chí Minh? Có thứ tôn giáo nào lại lai căng đến vậy. Họ đã có cả một cái lăng cho riêng mình, cho riêng đảng, tại sao lại ghép thêm cả hình tượng Hồ Chí Minh và tôn giáo vào cùng như vậy?

Họ xây chùa đại to, đại lớn, đại bề thế để nhằm mong chuộc tội, hay sự xám hối về tinh thần, hay là sự ăn năn hối cải, hay đơn giản chỉ vì tâm linh mách bảo? họ làm vì động cơ trong sáng hay vì cái tôi đen đúa?.

Vậy khi mà ngoài miệng họ nói không tin, nhưng trong lòng họ làm ngược lại thì liệu con đường họ chọn có thể nào thành công?

Như đã nói ở trên nếu nỗi sợ hãi xuất phát từ cái tâm vì cộng đồng, vì sự an nguy xã tắc để chỉnh sửa lại mình, chấn hưng lại vượng khí đất nước thì đó mới là nỗi sợ hãi của người trí nhân. Tiếc thay.

Để kết bài này xin được họa rằng:

Thiên thời, địa lợi, nhân hòa
Có ba thứ ấy mới là thành công
Nay trời bỗng nổi cơn dông
Sét kia giáng xuống lòng người phân ly
Địa dư còn có bao chi
Một phần đem bán một phần cho thuê
Đất đai thêm sắc hao mòn
Lòng dân oán hận đất trời nào dung
Điềm kia báo ứng hiện về
Đảng này kết cục một lời cáo chung

10/4/2009

Nguồn: DONGSONGXANH